Thực trạng tổ chức thực hiện vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 80 - 99)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thủy

4.2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh

lĩnh vực thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc

Sau khi có kế hoạch phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp được duyệt và việc phân bổ vốn được thực hiện, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức quản lý, triển khai

thực hiện kế hoạch và việc phân bổ vốn qua các năm. Ban quản lý đầu tư ở các Sở thực hiện việc giám sát việc sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh trong lĩnh vực thủy lợi, bao gồm Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính.

4.2.3.1. Tại Nghị quyết số 29/NQ-HĐND tỉnh về chương trình kiên cố hóa kênh mương và bê tông hóa mặt bờ kênh loại I, II

a. Kết quả thực hiện

Ngày 23 tháng 9 năm 2015, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đã có Báo cáo tổng kết số 170/BC-SNN&PTNT về việc thực hiện Nghị quyết số 29/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của HĐND tỉnh về chương trình kiên cố hóa kênh mương và bê tông hóa mặt bờ kênh loại I, II giai đoạn 2012 – 2015.

Để triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu UBND tỉnh tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành liên quan, xây dựng các chương trình, đề án, ban hành nhiều văn bản nhằm cụ thể hóa cách thức tổ chức, triển khai thực hiện, bao gồm:

- Chương trình số 38/Ctr-UBND của UBND tỉnh ngày 19/4/2007 về chương trình kiên cố hóa kênh mương giai đoạn 2007 – 2010 và đến 2012;

- Quyết định số 60/2007/QĐ-UBND ngày 4/12/2007 của UBND tỉnh quy định thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương giai đoạn 2007 – 2010;

- Quyết định số 2682/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2012 phê duyệt danh mục công trình kiên cố hóa kênh mương và bê tông hóa mặt bờ kênh loại I, II giai đoạn 2013 – 2015.

Sau 4 năm thực hiện 2012 – 2015, kết quả thực hiện được tổng hợp tại bảng 4.4 sau.

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện Nghị quyết số 29 của HĐND tỉnh về chương trình kiên cố hóa kênh mương và bê tông hóa mặt bờ kênh loại I, II giai

đoạn 2012 – 2015 ĐVT: Km Diễn giải Kế hoạch Tiến độ thực hiện đến thời điểm 31/8/2015 Dự kiến đến hết 2015 So sánh (%) Thủ tục đầu tư Thi công hoàn thành

1. Chương trình kiên cố hóa kênh mương

312 98,84 129,8 41,6

- Kênh loại II 3,3 2,3 2,3 2,3 69,7

- Kênh loại III 308,7 127,5 96,54 127,5 41,3

2. Bê tông hóa mặt bờ kênh

- Loại I 74,7 4,24 4,24 4,24 5,6

- Loại II 97,2 0 0 0 0

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc (2015)

Tiến độ thực hiện chương trình tính đến thời điểm 31/8/2015, với chương trình kiên cố hóa kênh mương loại II còn 1 km kiên cố số 2 hồ Đại Lải chưa tiến hành thi công được, nguyên nhân là do nhà thầu; với chương trình kiên cố hóa kênh mương loại III có 127,5 km đã có quyết định phê duyệt và phân bổ vốn, đạt 41,3%, thực tế thi công hoàn thành mới được 96,54 km đạt 75,7% so với kế hoạch đã được phê duyệt và phân bổ vốn, trong đó có 36,85 km đã được quyết toán; chương trình bê tông hóa mặt bờ kênh loại II hiện đến thời điểm này vẫn chưa có quyết định phê duyệt.

Nhận xét:

- Tổng số km kênh mương các loại theo Nghị quyết đã hoàn thành tính đến ngày 31/8/2015 là 98,84 km (2,3 km kênh loại II và 96,54 km kênh loại III) trên tổng số 312 km (3,3 km kênh loại II và 308,7 km kênh loại III), đạt 31,7%; dự kiến đến hết năm 2015 hoàn thành 129,8 km, đạt 41,6% theo mục tiêu Nghị quyết.

- Số lượng các công trình kiên cố kênh mương là 54 công trình thuộc 54 xã do 4 Công ty TNHH MTV Thủy lợi làm chủ đầu tư, tỉnh phê duyệt là 54 công

trình. Hiện nay có 52 công trình đã triển khai thi công, 30 công trình đã hoành thành bàn giao đưa vào sử dụng, 17 công trình đã có quyết toán (đạt 56,7%) và 24 công trình đang thi công dở dang.

b. Thực tế cấp phát vốn qua các năm

Tổng kinh phí đầu tư theo Nghị quyết dự kiến là 435 tỷ đồng (theo thời giá năm 2011), trong đó: chương trình kiên cố hóa kênh mương thực hiện trong 2 năm 2012 – 2013 là 255 tỷ đồng, mỗi năm đầu tư 127,5 tỷ đồng; chương trình bê tông hóa mặt bờ kênh loại I, II kinh phí thực hiện trong 4 năm (2012 – 2015) là 180 tỷ đồng, mỗi năm đầu tư 45 tỷ đồng. Như vậy, giai đoạn 2012 – 2013, mỗi năm đầu tư 172,5 tỷ đồng; giai đoạn 2014 – 2015, mỗi năm đầu tư 45 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, giá cả nguyên vật liệu tăng cao theo từng năm, giá nhân công, ca máy tăng đáng kể, chế độ chính sách Nhà nước thay đổi nên dự toán xây dựng công trình vượt so với dự kiến ban đầu khi xây dựng Nghị quyết.

Bảng 4.5. Thực tế cấp phát vốn đầu tư theo Nghị quyết số 29 của HĐND tỉnh giai đoạn 2012 – 2015 ĐVT: Tỷ đồng Diễn giải Chương trình kiên cố hóa kênh mương Chương trình bê tông hóa mặt bờ kênh loại I, II Tổng

1. Kế hoạch phân bổ nguồn vốn đầu

tư 255 180 435

2. Thực tế cấp phát nguồn vốn đầu tư (31/8/2015)

- Mức đầu tư đã duyệt 159,4 7,3 166,7

- Vốn đã được cấp 130

Năm 2013 43,97

Năm 2014 33,445

Năm 2015 52,382

3. So sánh (%)

- Chương trình kiên cố hóa kênh

mương 51

- Chương trình bê tông hóa mặt bờ

kênh loại I, II 1,94

- Về chương trình kiên cố hóa kênh mương theo chiều dài đạt 41,6% (129,8 km/312,1 km) thấp so với Nghị quyết đề ra; theo kinh phí đạt 51% (130 tỷ/255 tỷ đồng); như vậy cả 2 tiêu chí đều chưa đạt so với Nghị quyết.

Về kiên cố kênh mương mới chỉ tập trung cho các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới, còn các địa phương không đăng ký chưa có kinh phí để đầu tư, mặc dù danh mục phê duyệt theo từng năm đã có.

- Về bê tông hóa mặt bờ kênh loại I, II, theo chiều dài đạt 2,47% (4,24 km/171,9 km); theo kinh phí đạt 1,94% (3,5 tỷ/180 tỷ đồng), quá thấp so với mục tiêu Nghị quyết.

Về cấp phát vốn đã tập trung cấp phát dứt điểm cho các công trình được triển khai thi công (trung bình đạt 77,98% so với tổng mức đầu tư), công trình được thi công nhanh hoàn thành đúng tiến độ, phục vụ ngay cho sản xuất, các công trình hoàn thành đã kịp thời quyết toán.

Bảng 4.6. So sánh kế hoạch phân bổ và thực tế cấp phát vốn đầu tư theo Nghị quyết số 29 của HĐND tỉnh giai đoạn 2012 – 2015

ĐVT: Tỷ đồng

Diễn giải phân bổ vốn Kế hoạch Thực tế cấp phát vốn So sánh (%) 1. Theo năm - 2012 172,5 0 0 - 2013 172,5 43,97 25,5 - 2014 45 33,445 74,3 - 2015 45 52,382 116,4 2. Theo chương trình

- Kiên cố hóa kênh mương 255 130 51,0

- Bê tông hóa mặt bờ kênh loại I, II 180 3,5 1,9

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc

Biểu đồ 4.1. So sánh kế hoạch phân bổ và thực tế cấp phát vốn đầu tư theo Nghị quyết số 29 giai đoạn 2012 – 2015

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc

Biểu đồ 4.2. So sánh kế hoạch phân bổ và thực tế cấp phát vốn đầu tư theo Nghị quyết số 29 giai đoạn 2012 – 2015 theo từng chương trình

Bảng 4.7. Thực tế cấp phát vốn đầu tư ở các Công ty thủy lợi theo Nghị quyết số 29 của HĐND tỉnh Tên công trình Chiều dài (km) Tổng mức đầu tư cuối

cùng (tr.đ)

Vốn đã phân bổ (tr.đ) Đã thi công

đến 31/8/2015 (km) Mức độ hoàn thành (%) Tổng cộng 2013 2014 2015 Toàn tỉnh 131,8 166.723,70 129.799,50 43.972,20 33.445,20 52.382,10 100,78 76,5

I. Kiên cố kênh mương 127,5 159.402,70 126.299.5 43.972,20 33.445,20 48.882,10 96,54 75,7

1. Công ty TNHH MTV thủy lợi

Liễn Sơn 58,9 74.905,20 61.470,20 23.585,10 13.011,50 24.873,80 41,3 70,1

2. Công ty TNHH MTV Thủy lợn

Tam Đảo 30,3 38.821 28.817,10 5.217,10 14.065,90 9.534,10 20,86 68,8

3. Công ty TNHH MTV Thủy lợi

Phúc Yên 9,46 13.454,86 12.232,20 6.920 1.728 3.584,20 9,33 98,6

4. Công ty TNHH MTV Thủy lợi

Lập Thạch 28,838 32.221,60 23.780 8.250 4.640 10.890 25,05 86,9

II. Bê tông hóa mặt bờ kênh 4,235 7.321 3.500 0 0 3.500 4,24 100,1

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc, (2015)

Như vậy, qua phân tích thực tế cấp phát vốn đầu tư ở 4 Công ty TNHH một thành viên thủy lợi thuộc ngành quản lý thì, kết quả cho thấy:

- Về chiều dài km kênh mương cần phải kiên cố hóa theo kế hoạch thì Công ty TNHH MTV thủy lợi Liễn Sơn là đơn vị có số km kênh mương cần kiên cố hóa nhiều nhất: 58,9 km, chiếm tỷ lệ 46,2%; hai Công ty TNHH MTV Thủy lợn Tam Đảo và Lập Thạch có số km kênh mương cần kiên cố hóa theo kế hoạch chiếm tỷ lệ lần lượt là 23,8% và 22,6%; Công ty TNHH MTV Thủy lợi Phúc Yên có số km kênh mương cần kiên cố hóa theo kế hoạch thấp nhất: 9,46 km, chiếm tỷ lệ 7,4%.

- Về mức độ hoàn thành khối lượng công việc đến thời điểm 31/8/2015 cho thấy: Công ty TNHH MTV thủy lợi Liễn Sơn đã thi công được 41,3 km, chiếm tỷ lệ 70,1%; Công ty TNHH MTV Thủy lợn Tam Đảo đã thi công được 20,86km, chiếm tỷ lệ 68,8%; Công ty TNHH MTV Thủy lợi Phúc Yên đã thi công được 9,33 km, chiếm tỷ lệ 98,6%; và Công ty TNHH MTV Thủy lợi Lập Thạch đã thi công được 25,05km, chiếm tỷ lệ 86,9%. Như vậy, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Phúc Yên là đơn vị có tỷ lệ hoàn thành khối lượng thi công cao nhất, nguyên nhân: do đây là đơn vị có khối lượng công việc cần thi công ít nhất.

- Về công tác cấp phát vốn: việc phân bổ vốn cho các Công ty TNHH MTV thủy lợi được thực hiện liên tục qua các năm 2013, 2014 và 2015; riêng chương trình bê tông hóa mặt bờ kênh, việc phân bổ vốn thực hiện trong năm 2015 với 4,24 km mặt bờ kênh được bê tông hóa.

Số liệu các bảng 4.8 và 4.9 cho thấy kết quả đánh giá tiến độ giải ngân và thủ tục thanh quyết toán các công trình kiên cố hóa kênh mương trong Nghị quyết số 29 của HĐND Tỉnh.

Bảng 4.8. Đánh giá tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu cho các công trình kiên cố hóa kênh mương thuộc Nghị quyết số 29 của HĐND Tỉnh trong nội dung chương trình kiên cố hóa kênh mương

ĐVT: Công trình

Chỉ tiêu đánh giá

Công ty TNHH MTV thủy lợi

Tổng

Liễn Sơn Tam Đảo Phúc Yên Lập Thạch

Số

lượng Tỷ lệ (%) lượng Số Tỷ lệ (%) lượng Số Tỷ lệ (%) lượng Số Tỷ lệ (%) lượng Số Tỷ lệ (%)

Tổng số công trình 26 48,1 12 22,2 3 5,6 13 24,1 54 100

1. Tiến độ giải ngân kịp thời 21 80,8 8 66,7 2 66,7 8 61,5 39 72,2

2. Tiến độ giải ngân chậm 4 15,4 2 16,7 1 33,3 3 23,1 10 18,5

3. Tiến độ giải ngân rất chậm 1 3,8 2 16,7 0 0 2 15,4 5 9,3

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc

Bảng 4.9. Đánh giá công tác thanh quyết toán vốn các công trình trong chương trình kiên cố hóa kênh mương thuộc Nghị quyết số 29 của HĐND Tỉnh

ĐVT: Công trình

Chỉ tiêu đánh giá

Công ty TNHH MTV thủy lợi

Tổng

Liễn Sơn Tam Đảo Phúc Yên Lập Thạch

Số

lượng Tỷ lệ (%) lượng Số Tỷ lệ (%) lượng Số Tỷ lệ (%) lượng Số Tỷ lệ (%) lượng Số Tỷ lệ (%)

Tổng số công trình 26 48,1 12 22,2 3 5,6 13 24,1 54 100

1. Thủ tục rõ ràng, minh bạch 22 84,6 9 75,0 2 66,7 11 84,6 44 81,5

2. Thủ tục đơn giản 19 73,1 9 75,0 2 66,7 10 76,9 40 74,1

3. Thanh toán kịp thời theo tiến độ công

trình 21 80,8 8 66,7 2 66,7 8 61,5 39 72,2

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc

4.2.3.2. Tại Nghị quyết số 33/2010/NQ-HĐND về việc cấp bù kinh phí miễn thủy lợi phí và hỗ trợ phí dịch vụ thủy lợi nội đồng

a. Về miễn thủy lợi phí và cấp phát thủy lợi phí

- Đến nay, toàn tỉnh đã miễn hoàn toàn thủy lợi phí (kể cả phí dịch vụ thủy lợi nội đồng) cho người dân;

- Theo giá thủy lợi phí năm 2007 ngân sách tỉnh hỗ trợ thủy lợi phí khoảng 60 tỷ đồng/năm;

- Năm 2008 Nghị định 115/2008/NĐ-CP có hiệu lực, tuy nhiên đến năm 2010 HĐND ban hành Nghị quyết 33/2010/NQ-HĐND, UBND tỉnh ban hành Quyết định 35/2010/QĐ-UBND tỉnh cấp bù kinh phí miễn thủy lợi phí và hỗ trợ phí dịch vụ thủy lợi nội đồng, kinh phí cấp bù miễn thủy lợi phí khoảng 125 tỷ đồng/năm, trong đó phí dịch vụ thủy lợi nội đồng khoảng 20 tỷ đồng/năm.

- Năm 2012, Nghị định số 67/2012/NĐ-CP có hiệu lực, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 31/2013/QĐ-UBND điều chỉnh một số nội dung Quyết định 35/2010/QĐ-UBND về kinh phí cấp bù miễn thủy lợi phí khoảng 170 tỷ đồng/năm, trong đó phí dịch vụ thủy lợi nội đồng khoảng 30 tỷ đồng/năm.

Bảng 4.10. Diện tích, kinh phí cấp bù thủy lợi phí của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 đến 2014

Diễn giải ĐVT

Các năm So sánh (%)

2010 2011 2012 2013 2014 11/10 12/11 13/12 14/13 BQ

1. Tổng diện tích lúa và màu Ha 105.854 100.081 99.135 101.799 102.426 95 99 103 101 99

2. Diện tích mạ Ha 0 1.465 2.483 2.311 2.360 0 169 93 102 91

3. Diện tích lúa Ha 67.928 67.251 66.486 71.467 65.965 99 99 107 92 99

4. Diện tích màu Ha 37.926 32.651 32.468 29.649 31.683 86 99 91 107 96

5. Diện tích thủy sản nửa năm Ha 1.230 1.649 1.861 1.989 2.243 134 113 107 113 117

6. Diện tích thủy sản cả năm Ha 1.870 2.336 2.252 2.167 2.394 125 96 96 110 107

7. Kinh phí cấp bù Tr.đ 121.078 121.522 123.568 147.229 169.008 100 102 119 115 109

Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc (2015)

b. Về hỗ trợ các dự án và đầu tư xây dựng các công trình tưới tại các vùng khó khăn về nguồn nước

- Đối với diện tích 300 ha không thể bố trí được công trình tưới, hiện nay một số diện tích đã được chuyển đổi sang mục đích khác, một số diện tích đang chuyển mục đích để xây dựng các khu sản xuất chăn nuôi tập trung theo Nghị quyết của HĐND tỉnh, phần diện tích còn lại các công ty thủy lợi khắc phục bằng các biện pháp tưới như bơm truyền nhiều cấp, bơm dã chiến, một phần diện tích vẫn phải nhờ nước trời.

- Đối với diện tích đã có công trình thủy lợi nhưng chưa ổn định về nguồn nước tưới (3.500 ha) và diện tích chưa có công trình tưới (1.500 ha): trong những năm qua tỉnh đã từng bước đầu tư để cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công trình tưới; đến nay, có hơn 4.500 ha/5.000 ha đã ổn định về nguồn nước đạt 90% so với mục tiêu Nghị quyết.

- Tổng số dự án đã được UBND tỉnh và UBND huyện phê duyệt gồm 272 công trình. Trong đó:

+ Từ năm 2007 – 2009, do quy định phân cấp quyết định đầu tư chưa cụ thể nên nhiều công trình do UBND cấp xã quản lý đã được UBND cấp huyện phê duyệt để đưa vào chương trình Nghị quyết (gồm 65 công trình);

+ Từ năm 2009, UBND tỉnh đã điều chỉnh phân cấp quyết định đầu tư (các công trình phục vụ Nghị quyết của HĐND do UBND tỉnh là cấp quyết định đầu tư, không phân cấp cho UBND cấp huyện phê duyệt). Đồng thời, han hành Nghị quyết số 365/QĐ-UBND ngày 11/02/2009 và số 2783/QĐ-UBND ngày 26/8/2009 xác định cụ thể danh mục các công trình cần được đầu tư gồm 242 công trình. Đến hết năm 2013, đã phê duyệt 169 dự án (còn 73 công trình chưa duyệt dự án do chồng lấn diện tích, trùng quy hoạch, hiệu quả thấp, kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 80 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)