Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ cơ sở lý luận và thực tiễn cho quá trình
nghiên cứu của đề tài
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi của các nước trong khu vực và các tỉnh thành trong nước có thể rút ra bài học để vận dụng trong quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc như sau:
- Việc tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước phải thực sự được coi là nhiệm vụ ưu tiên; do vậy, cần sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo Tỉnh. Cần thiết phải có những cuộc họp để bàn về những vướng mắc, bất cập trong quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi, nghe các địa phương, các Công ty thủy lợi báo cáo về tình hình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi… trên cơ sở đó xây dựng các văn bản, Nghị quyết… xác định các công trình thủy lợi cần đầu tư ở từng địa phương và cân đối nguồn vốn để thực hiện các công trình qua các năm.
- Trong phân cấp quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi, nếu được thực hiện tốt sẽ có tác động tích cực tới tiến độ giải ngân vốn cho các công trình thủy lợi. Công tác quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi phải gắn liền với việc quản lý các công trình, dự án đầu tư xây dựng trong lĩnh vực thủy lợi. Đây là một lĩnh vực phức tạp, nếu việc phân cấp quản lý vốn không thật sự rõ ràng, và trình độ của người quản lý còn thấp thì việc quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi khó có thể đem lại kết quả như mong muốn.
- Kế hoạch vốn đầu tư cho thủy lợi của tỉnh phải là một phần trong kế hoạch vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của các địa phương hay của ngành nông nghiệp.
- Về tổ chức thực hiện quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi cần phải có những đổi mới: chính sách, cơ chế mới nhằm tăng cường quản lý Nhà nước về vốn đầu tư, qua đó nâng cao hiệu quả vốn đầu tư trong lĩnh vực thủy lợi.
- Công tác thanh kiểm tra giám sát phải được thực hiện thường xuyên đối với nhà thầu, đơn vị tư vấn giám sát trong việc xác định tiến độ khối lượng công trình để thực hiện thanh quyết toán. Chủ đầu tư thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh và đề xuất các biện pháp giải quyết.