3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vi trí địa lý
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc
Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng thuộc trung du và miền núi phía bắc, có tọa độ: từ 21O 08’ đến 210 34`(tại xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo) vĩ độ bắc; từ 1050 09’ (xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô) đến 105o47’ (xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên) kinh độ đông (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, 2015).
Địa giới hành chính:
- Phía Bắc: Giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang; - Phía Nam: Giáp tỉnh Hà Tây (cũ);
- Phía Đông: Giáp thành phố Hà Nội; - Phía Tây: Giáp tỉnh Phú Thọ.
3.1.1.2. Địa hình
Phía Bắc Vĩnh Phúc có dãy núi Tam Đảo kéo dài từ xã Đạo Trù (Tam Đảo) – điểm cực bắc của tỉnh đến xã Ngọc Thanh (Phúc Yên) – điểm cực đông của tỉnh với chiều dài trên 30 km, phía Tây Nam được bao bọc bởi sông Hồng và sông Lô, tạo nên dạng địa hình thấp dần từ đông bắc xuống tây nam và chia tỉnh thành ba vùng có địa hình đặc trưng: đồng bằng, gò đồi, núi thấp và trung bình (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, 2015).
- Địa hình đồng bằng gồm: 76 xã, phường và thị trấn, với diện tích tự nhiên là 46.800 ha. Vùng đồng bằng bao gồm vùng phù sa cũ và phù sa mới. Đất đai vùng đồng bằng được phù sa sông Hồng bồi đắp nên rất màu mỡ, là điều kiện lý tưởng để phát triển kinh tế nông nghiệp thâm canh (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, 2015).
- Địa hình đồi: gồm 33 xã, phường và thị trấn, với diện tích tự nhiên là 24.900 ha. Đây là vùng thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và hoa màu, kết hợp với chăn nuôi gia súc, tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chăn nuôi theo hướng tăng sản xuất hàng hóa thực phẩm (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, 2015).
- Địa hình núi thấp và trung bình: có diện tích tự nhiên là 56.300 ha, chiếm 46,3% diện tích tự nhiên của tỉnh. Địa hình vùng núi phức tạp bị chia cắt, có nhiều sông suối. Đây là một trong những ưu thế của Vĩnh Phúc so với các tỉnh quanh Hà Nội, vì có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các khu công nghiệp tập trung và các khu du lịch sinh thái. Vùng núi Tam Đảo có diện tích rừng quốc gia là 15.753 ha (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, 2015).
3.1.1.3. Khí hậu
Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đặc điểm khí hậu của vùng trung du miền núi phía Bắc.
- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm là 23,5 – 25 0C, nhiệt độ cao nhất là 38,5 0C, thấp nhất là 2 0C. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên có sự chênh lệch khá lớn về nhiệt độ giữa vùng núi và đồng bằng. Vùng Tam Đảo, có độ cao 1.000 m so với mực nước biển, nhiệt độ trung bình năm là 18,4 0C (Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Vĩnh Phúc, 2015).
- Lượng mưa: lượng mưa trung bình năm đạt 1.400 - 1.600 mm, trong đó, lượng mưa bình quân cả năm của vùng đồng bằng và trung du đo được tại trạm Vĩnh Yên là 1.323,8 mm, vùng núi tại trạm Tam Đảo là 2.140 mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô (từ tháng 11 năm nay đến tháng 4 năm sau) chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm (Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Vĩnh Phúc, 2015).
3.1.1.4. Thủy văn
Vĩnh Phúc có bốn con sông chính chảy qua, gồm: sông Hồng, sông Lô, sông Đáy và sông Cà Lồ. Lượng nước hằng năm của các sông này rất lớn, có thể cung cấp nước tưới cho 38.200 ha đất canh tác nông nghiệp, được chia làm hai hệ thống sông chính: hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Cà Lồ (Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Vĩnh Phúc, 2015).
Hệ thống sông Hồng: gồm sông Hồng với hai nhánh lớn là sông Đà ở bờ bên phải và sông Lô ở bờ bên trái, cùng với hai nhánh của sông Lô là sông Chảy ở Tuyên Quang và sông Đáy ở Vĩnh Phúc (Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Vĩnh Phúc, 2015).
- Sông Hồng: chảy qua địa phận Vĩnh Phúc từ ngã ba Bạch Hạc đến hết xã Trung Hà, huyện Yên Lạc, dài 30 km. Lưu lượng dòng chảy trung bình trong cả năm là 3.860 m3/s, lớn gấp bốn lần lưu lượng sông Thao, gấp ba lần lưu lượng sông Lô và gấp đôi lưu lượng sông Đà. Lưu lượng dòng chảy thấp nhất vào mùa khô là 1.870 m3/s. Lưu lượng dòng chảy trung bình trong mùa mưa lũ là 8.000 m3/s, lưu lượng lớn nhất là 18.000 m3/s. Mực nước trung bình là 9,57 m, hằng năm lên xuống thất thường, nhất là về mùa mưa với những cơn lũ đột ngột, nước dâng lên nhanh chóng, có khi tới 3 m trong 24 giờ (Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Vĩnh Phúc, 2015).
- Sông Lô: chảy vào địa phận Vĩnh Phúc từ xã Quang Yên (huyện Sông Lô) qua xã Việt Xuân (huyện Vĩnh Tường) đến ngã ba Bạch Hạc thì đổ vào sông Hồng, có chiều dài là 34 km. Lưu lượng dòng chảy bình quân năm 1996 là 1.213 m3/s, về mùa mưa lên tới 3.230 m3/s, cao nhất năm 1996 là 6.560 m3/s; biên độ dao động mực nước trung bình là 6 m (năm 1971 chênh nhau tới 11,7 m) (Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Vĩnh Phúc, 2015).
- Sông Đáy: dài 41,5 km, chảy vào địa phận Vĩnh Phúc từ xã Quang Sơn (huyện Lập Thạch) ở bờ phải và xã Yên Dương (huyện Tam Đảo) ở bờ trái, chảy giữa huyện Lập Thạch và hai huyện Tam Đảo, Vĩnh Tường, rồi đổ vào sông Lô, giữa xã Sơn Đông (huyện Lập Thạch) và xã Việt Xuân (huyện Vĩnh Tường). Sông Đáy có lưu lượng bình quân là 23 m3/s; lưu lượng cao nhất là 833 m3/s; mùa khô kiệt, lưu lượng chỉ còn 4 m3/s (Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Vĩnh Phúc, 2015).
- Sông Cà Lồ: là một phân lưu của sông Hồng. Nó tách ra khỏi sông Hồng ở xã Trung Hà (huyện Yên Lạc), dài 86 km theo hướng tây nam - đông bắc, giữa hai huyện Bình Xuyên và Mê Linh, vòng quanh thị xã Phúc Yên rồi theo đường vòng cung rộng phía nam hai huyện Kim Anh và Đa Phúc cũ, đổ vào sông Cầu ở thôn Lương Phúc, xã Việt Long (nay thuộc huyện Sóc Sơn - Hà Nội). Nguồn nước sông Cà Lồ ngày nay chủ yếu là nước các sông, suối bắt nguồn từ núi Tam Đảo, núi Sóc Sơn, lưu lượng bình quân chỉ 30 m3/s. Lưu lượng cao nhất về mùa mưa là 286 m3/s (Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Vĩnh Phúc, 2015).
3.1.1.5. Tài nguyên rừng
Theo số liệu của Chi cục Kiểm lâm Vĩnh Phúc, tính đến ngày 31-12-2011, diện tích có rừng toàn tỉnh là 28.312,7 ha, độ che phủ rừng đạt 22,4%. Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 9.358,8 ha, chiếm 32,81%, tập trung chủ yếu ở huyện Tam Đảo với diện tích 6.978,3 ha, chiếm 74,49% diện tích rừng tự nhiên toàn tỉnh; đây cũng là nơi có Vườn Quốc gia Tam Đảo. Hiện tại, phần lớn rừng tự nhiên do Ban Quản lý rừng của tỉnh giám sát, kiểm tra và quản lý.
Bên cạnh đó, tỉnh còn có 18.953,9 ha diện tích rừng trồng, chiếm 67%, trong đó, diện tích rừng mới trồng là 977,7 ha, chiếm 3,43%. Tam Đảo cũng là huyện có diện tích rừng trồng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong toàn tỉnh, đạt 28,34%. Tiếp đến là huyện Lập Thạch (tương đương 20,33%), thị xã Phúc Yên (19,01%), huyện Sông Lô (16,78%). Thấp nhất là thành phố Vĩnh Yên, chỉ có 153,3 ha, chiếm 0,007%. Phần lớn rừng trồng do hộ gia đình sở hữu và quản lý, với diện tích 9.161,8 ha (47,76%). Ban Quản lý rừng Vĩnh Phúc quản lý 3.899,2 ha (20,33%). Số còn lại do các doanh nghiệp nhà nước, đơn vị vũ trang hoặc các tổ chức kinh tế khác khai thác và sử dụng (Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc, 2015).
3.1.1.6. Tài nguyên đất đai
Bảng 3.1. Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc phân theo huyện, thị
Đơn vị: ha
Diễn giải Tổng số
Chia theo huyện,thị
Vĩnh
Yên Phúc Yên Thạch Lập Dương Tam Tam Đảo Xuyên Bình Yên Lạc Tường Vĩnh Sông Lô
Tổng diện tích tự nhiên 123.176,43 5.081,27 12.031,05 17.310,22 10.718,55 23.587,62 14.566,71 10.677,26 14.189,98 15.031,77
I. Đất nông nghiệp 850.034,72 2.355,55 8.356,89 12.627,53 6.526,97 19.353,41 9.156,23 6.949,57 9.262,63 10.445,94
1. Đất sản xuất nông nghiệp 49.906,92 2.042,47 3.567,43 8.125,39 4.958,36 4.594,71 5.368,28 6411,97 8.480,18 6.358,13
1.1. Đất trồng cây hàng năm 41.883,82 1.766,11 2.756,69 5.755,32 4.315,53 3.407,03 4.730,22 6.409,83 8.345,30 4.397,79
1.2. Đất trồng cây lâu năm 8.023,10 276,63 810,74 2.370,07 642,83 1.187,68 638,06 2,14 134,88 1.960,34
2. Đất lâm nghiệp 32.804,62 150,15 4.638,51 4.304,31 1.425,00 14.704,33 3.643,07 - - 3.939,25 2.1. Đất rừng sản xuất 10.778,23 98,80 444,64 3.496,74 1425,00 1.693,09 940,23 - - 2.679,73 2.2. Đất rừng phòng hộ 6.617,21 51,35 3.493,87 807,57 - 617,79 387,11 - - 1.259,52 2.3. Đất rừng đặc dụng 15.409,18 - 700,00 - - 12.393,45 2.315,73 - - - 3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 2.283,44 153,13 149,83 197,83 143,61 33,59 144,88 536,50 775,51 148,56 4. Đất nông nghiệp khác 39,74 9,8 1,12 - - 20,78 - 1,10 6,94 -
II. Đất phi nông nghiệp 35.229,10 2.654,19 3.472,05 3.821,86 3.854,90 4.114,94 5.182,33 3.612,17 4.925,03 3.591,63
1. Đất ở 7.579,03 729,52 823,41 594,62 1.403,55 406,80 555,96 1.296,54 1.310,52 458,11
2. Đất chuyên dùng 18.679,84 1.614,01 1.943,14 1.966,14 2.017,98 1.943,23 3.446,66 1.653,23 2.500,04 1.595,41
3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 169,63 15,71 13,37 17,43 18,27 39,64 18,74 18,36 21,52 6,59
4. Đất nghĩa trang nghĩa địa 820,15 73,03 53,14 145,00 102,15 90,07 84,82 78,54 100,04 93,36
5. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
7.965,75 220,37 638,99 1.098,67 303,75 1.635,00 1.073,94 565,08 991,79 1.438,16
6. Đất phi nông nghiệp khác 14,70 1,55 - - 9,20 0,2 2,21 0,42 1,12 -
III. Đất chưa sử dụng 2.912,61 71,53 184,11 860,83 336,68 119,27 228,15 115,52 2,32 994,20
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2014)
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
TT Diễn giải Diện tích (ha ) Cơ cấu (%)
1 Đất nông nghiệp 85.034,72 100,00
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 49.906,92 58,69
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 41.883,82 49,25 1.1.1.1 Đất trồng lúa 35.068,96 41,24 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 74,38 0,09 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 6.740,48 7,93 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 8.023,1 9,44 1.1.2.1 Đất trồng cây CN lâu năm 238,86 0,28 1.1.2.2 Đất trồng cây ăn quả lâu năm 1.520,05 1,79 1.1.2.3 Đất trồng cây lâu năm khác 6.264,19 7,37
1.2 Đất lâm nghiệp 32.804,62 38,58 1.2.1 Đất rừng sản xuất 10.778,23 12,68 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 6.617,21 7,78 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 15.409,18 18,12 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 2.283,44 2,69 1.4 Đất nông nghiệp khác 39,74 0,05
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc (2014)
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tổ chức hành chính, dân cư và lao động
a. Tổ chức hành chính
Toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 7 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố, diện tích tự nhiên 1231,76 km2.
Bảng 3.3. Số đơn vị hành chính, dân số tỉnh Vĩnh Phúc TT Quận, huyện Diện tích
(km2) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2) Tổng 1231,76 1.014.836 823 1 TP Vĩnh Yên 50,81 85231 1677 2 TX Phúc Yên 120,13 88057 738 3 H. Lập Thạch 173,11 123664 714 4 H. Sông Lô 150,31 93984 625 5 H. Tam Dương 107,18 96736 902 6 H. Tam Đảo 235,88 69315 294 7 H. Bình Xuyên 145,67 108944 748 8 H. Yên Lạc 106,77 149387 1399 9 H. Vĩnh Tường 141,9 198918 1402
Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
b. Dân cư và lao động
Dân số bình quân toàn tỉnh năm 2014 là 1.041.400 người, tăng 1,16% so với năm 2013. Trong đó, dân số thành thị là 246.900 người chiếm 23,71% tổng số dân và tăng 1,25% so với năm trước; dân số nông thôn là 794.500 người tăng 1,14%; lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 621.400 người, tăng 1,34% so với năm 2013. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế là 614.400 người.
Công tác dạy nghề, giải quyết việc làm, tỉnh đã có nhiều giải pháp để đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các nội dung của Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ Đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo giai đoạn 2012-2015. Hoàn thiện việc sáp nhập Trung tâm đào tạo nghề và Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện, sáp nhập Trường Trung cấp kỹ thuật vào Trường Cao đẳng Nghề Việt – Đức. Tổ chức tốt các sàn
giao dịch việc làm, hoàn thiện cơ chế hỗ trợ cho các lao động đi xuất khẩu, thực hiện chương trình xuất khẩu lao động. Năm 2014 số lao động được giải quyết việc làm vượt kế hoạch đề ra; xuất khẩu lao động tăng cao so với năm 2013. Dự kiến số lao động được giải quyết việc làm năm 2014 đạt 22 nghìn người, giảm 3,3% so với năm 2013 và đạt 104,8% kế hoạch, trong đó xuất khẩu lao động 2.000 người, tăng 2,9 lần so với năm 2013.
Năm 2015 số lao động được giải quyết việc làm đạt kế hoạch đề ra; xuất khẩu lao động tăng khá so với năm 2014. Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh hiện có 32 cơ sở dạy nghề, trong đó có 08 trường cao đẳng nghề; 05 trường trung cấp nghề và 19 trung tâm có chức năng dạy nghề.
3.1.2.2.Tình hình phát triển kinh tế
Bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2014 trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo. Trong nước, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát. Tăng trưởng kinh tế có bước phục hồi nhưng môi trường kinh doanh và năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp.
Trên địa bàn tỉnh, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản gặp khó khăn do thời tiết không thuận lợi, giá cả bấp bênh. Sản xuất công nghiệp tuy dần được phục hồi, nhưng sản lượng sản phẩm xe máy giảm (đây là một trong 2 sản phẩm chủ lực của ngành công nghiệp, có đóng góp lớn cho nguồn thu và tăng trưởng). Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, nợ xây dựng cơ bản còn cao… Song với sự lãnh đạo sâu sát của Tỉnh ủy, sự giám sát chặt chẽ của HĐND, sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, chủ động của UBND tỉnh trong tháo gỡ khó khăn về sản xuất, kinh doanh, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành, của cộng đồng doanh nghiệp và của nhân dân các dân tộc trong tỉnh nên tình hình kinh tế – xã hội đã có những chuyển biến tích cực. Thu ngân sách và thu hút đầu tư đạt cao. Các vấn đề văn hoá – xã hội tiếp tục được quan tâm và có nhiều tiến bộ; đời sống nhân dân được cải thiện, an ninh quốc phòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2015 theo giá so sánh dự kiến đạt 58.876 tỷ đồng, tăng 6,97% so với năm 2014. Trong đó:
– Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 4.102,6 tỷ đồng, tăng 2,70% so với năm 2014, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 0,20 điểm %; riêng ngành nông nghiệp đạt 3.787 tỷ đồng, tăng 2,69%, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 0,18 điểm %.
– Tổng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng đạt 29.517,1 tỷ đồng, tăng 5,91% so với năm 2014, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 3,00 điểm %. Trong đó, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp đạt 27.850,2 tỷ đồng, tăng 5,96%, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 2,85 điểm %.
– Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển. Tổng giá trị tăng thêm của các ngành dịch vụ đạt 11.853 tỷ đồng, tăng 7,60% so với năm 2014, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 1,52 điểm %. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 13.403,6 tỷ đồng, tăng 10,24% so với cùng kỳ, đóng góp vào mức tăng trưởng chung của tỉnh là 2,26 điểm %.
Cơ cấu kinh tế năm 2015 của tỉnh Vĩnh Phúc: Khu vực I (Nông, lâm nghiệp và thủy sản) 9,77%; khu vực II (Công nghiệp – xây dựng) 62,12%; khu vực III (các ngành dịch vụ) 28,11%.
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015 (theo ngành kinh tế)