Quá trình phát triển thủy lợi tại tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 66 - 71)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Quá trình phát triển thủy lợi tỉnh vĩnh phúc và bộ máy quản lý vốn đầu tư

4.1.1. Quá trình phát triển thủy lợi tại tỉnh Vĩnh Phúc

4.1.1.1. Quá trình nghiên cứu, phát triển thủy lợi

Từ trước đến nay đã có nhiều nghiên cứu quy hoạch thuỷ lợi do các cơ quan Trung ương, Viện nghiên cứu, các cơ quan cấp tỉnh lập ra. Mỗi nghiên cứu Quy hoạch đều xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của từng thời kỳ. Có thể kể ra một số nghiên cứu sau:

- Quy hoạch Thuỷ lợi giai đoạn 1956-1958, Quy hoạch hoàn chỉnh thuỷ nông năm 1973-1975, Định hướng qui hoạch thuỷ lợi năm 1998 do Sở Nông nghiệp &PTNT lập năm 1995.

- Rà soát quy hoạch nông lâm nghiệp và thuỷ lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 do Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, Viện điều tra quy hoạch rừng, Viện Quy hoạch thuỷ lợi (trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với UBND tỉnh (trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT) thực hiện năm 2003.

- Quy hoạch phát triển Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh phúc lập năm 2007.

Tồn tại các giai đoạn nghiên cứu:

Các nghiên cứu quy hoạch phát triển nông lâm - thuỷ lợi các giai đoạn trước đây đã giải quyết được yêu cầu và phương hướng phát triển thuỷ lợi phục vụ phát triển nông nghiệp và các ngành kinh tế khác, tuy nhiên còn một số tồn tại sau:

Do không thể dự báo chính xác được tốc độ phát triển của kinh tế Vĩnh Phúc nên các quy hoạch không bám sát được tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế của tỉnh nói chung và của ngành nông nghiệp nói riêng.

Chưa giải quyết được thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp hoặc trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản, cây công nghiệp, cây ăn quả theo chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Chính phủ và của tỉnh hiện nay.

Chưa đề xuất được giải pháp thuỷ lợi hợp lý, cải tạo nâng cấp hiện đại hoá công trình thuỷ lợi hiện có hoặc xây mới nhằm phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Các nghiên cứu đã có cũng chưa đưa ra được giải pháp khả thi cho những vùng nhỏ lẻ thiếu nước cục bộ, điển hình ở vùng Bắc Lập Thạch, Bắc Tam Dương, Bắc Bình Xuyên.

Sự chuyển đổi cơ chế quản lý của các HTX nông nghiệp, Tổ hợp tác dùng nước chưa được nghiên cứu đầy đủ để gắn vào các quy hoạch thuỷ lợi.

Vấn đề về tiêu thoát, xử lý nước, bảo vệ môi trường của các khu vực nuôi trồng thủy sản, khu công nghiệp theo tình hình mới chưa được đầu tư nghiên cứu.

4.1.1.2. Hiện trạng thủy lợi

Hiện nay, thực hiện các dự án quy hoạch thuỷ lợi, toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã hình thành 4 hệ thống thuỷ nông gồm:

- Hệ thống do Công ty TNHH một thành viên thuỷ lợi Liễn Sơn quản lý với tổng diện tích tự nhiên là 47.481 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp (mặt bằng tưới) là 26.450 ha, đất canh tác là 24.876 ha, đất cây lâu năm 1709 ha, nuôi trồng thủy sản 1788 ha, diện tích được tưới là 23.832 ha, còn khoảng 2618 ha còn khó khăn về nguồn nước. Ranh giới khu tưới bao gồm:

+ Huyện Lập Thạch: Xã Đình Chu, Đông Ích, Thái Hòa, Liên Sơn, Hoa Sơn, Triệu Đê và ½ xã Bàn Giản và Liên Hòa và một phần của xã Sơn Đông;

+ Huyện Tam Dương: phần còn lại (trừ các xã Hoàng hoa, Kim Long và một phần diện tích (30 ha) xã Hướng Đạo);

+ Huyện Bình Xuyên: TT Hương Canh, xã Quất Lưu, Đạo Đức, Tân Phong, Phú Xuân, Thanh Lãng;

+ Toàn bộ huyện Vĩnh Tường.

- Hệ thống do Công ty TNHH một thành viên thuỷ lợi Lập Thạch quản lý với tổng diện tích tự nhiên là 27.122 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 6817 ha, đất cây lâu năm 3.626 ha, nuôi trồng thủy sản 284 ha diện tích được tưới là 5197 ha, còn khoảng 1620 ha còn khó khăn về nguồn nước. Ranh giới khu tưới bao gồm:

+ Toàn bộ huyện Sông Lô;

+ Toàn bộ huyện Lập Thạch trừ các xã Đình Chu, Đông Ích, Thái Hòa, Liên Sơn, Hoa Sơn, Triệu Đê và ½ xã Bàn Giản và Liên Hòa và một phần xã Sơn Đông.

- Hệ thống do Công ty TNHH một thành viên thuỷ lợi Tam Đảo quản lý với tổng diện tích tự nhiên là 36.560 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 7293 ha, đất cây lâu năm 1.877 ha, nuôi trồng thủy sản 61.35 ha, diện tích được tưới là 5179 ha, còn khoảng 1514 ha còn khó khăn về nguồn nước. Ranh giới khu tưới bao gồm:

+ Một phần huyện Tam Dương bao gồm các xã Hoàng Hoa, Kim Long và đại bộ phận diện tích xã hướng;

+ Toàn bộ huyện Tam Đảo;

+ Một phần huyện Bình Xuyên (trừ diện tích các xã TT Hương Canh, xã Quất Lưu, Đạo Đức, Tân Phong, Phú Xuân, Thanh Lãng).

- Hệ thống do Công ty TNHH một thành viên thuỷ lợi Phúc Yên quản lý với tổng diện tích tự nhiên là 12.031 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 2.741 ha, đất cây lâu năm 811 ha, nuôi trồng thủy sản 150 ha, diện tích được tưới là 2.118 ha, còn khoảng 622 ha còn khó khăn về nguồn nước. Ranh giới khu tưới bao gồm toàn bộ thị xã Phúc Yên và một phần huyện Sóc Sơn.

Bảng 4.1. Cơ cấu sử dụng đất phân theo các hệ thống thủy lợi

ĐVT: ha

Hạng mục Tổng Liễn Sơn Tam Đảo Lập Thạch Phúc Yên Tổng diện tích tự nhiên 123.194,43 47.481,52 36.559,89 27.121,97 12.031,05

I. Đất nông nghiệp 85.034,72 30.253,20 27.192,33 19.232,30 8.356,89

1. Đất sản xuất nông nghiệp 49.906,92 26.585,20 8.140,52 11.613,78 3.567,43 1.1. Đất trồng cây hàng năm 41.883,82 24.876,11 6.263,51 7.987,51 2.756,69 1.2. Đất trồng cây lâu năm 8.023,37 1.709,36 1.877,01 3.626,27 810,74 2. Đất lâm nghiệp 32.804,62 1.862,25 18.969,69 7.334,18 4.638,51 2.1. Đất rừng sản xuất 10.778,23 2.128,09 2.889,75 5.315,76 444,64 2.2. Đất rừng phòng hộ 6.617,21 100,02 1.004,90 2.018,42 3.493,87 2.3. Đất rừng đặc dụng 15.409,18 0,00 14.709,18 0,00 700,00 3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 2.283,44 1.787,92 61,35 284,35 149,83 4. Đất nông nghiệp khác 39,74 17,84 20,78 0,00 1,12

II. Đất phi nông nghiệp 35.229,10 16.503,30 8.989,65 6.264,11 3.472,05

1. Đất ở 7.579,03 4.786,10 1.121,32 848,21 823,41

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc (2014)

Đến nay, hệ thống công trình tưới của tỉnh cơ bản đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Toàn tỉnh hiện có 441 hồ đập với tổng dung tích 102 triệu m3; có 383 trạm bơm điện với tổng công suất điện lắp đặt 19.467 KW; có khoảng 2.387 km kênh mương các loại; (Trong đó kênh loại I: 78 km, kênh loại II: 437 km, kênh loại III: 985 km và khoảng 887 km kênh nội đồng). Thực hiện chương trình kiên cố kênh mương, toàn tỉnh đã kiên cố được 1.414 km kênh mương các loại, góp phần nâng cao năng lực phục vụ tưới cho sản xuất nông nghiệp.

Tổng diện tích tưới thiết kế 55.452 ha, thực tế đối với vụ chiêm tưới được 37.109 ha đạt 88,6% so với 41.885 ha diện tích canh tác. Trong đó:

- Tưới tự chảy bằng hồ đập: 19.052 ha; - Tưới động lực bằng bơm: 18.057 ha.

Diện tích bị hạn và thiếu nước tưới khoảng 5 - 6 ngàn ha. Tuy nhiên do địa phương đã dùng nhiều biện pháp để chống hạn như xây dựng thêm nhiều trạm bơm dã chiến, trữ nước vào các đầm, kênh tiêu, tiếp nguồn bằng các trạm bơm lớn vào sông nội đồng và kéo dài thời gian tưới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng do vậy đã phần nào giảm khó khăn nguồn nước.

Thời gian bị hạn và thiếu nước đối với sản xuất nông nghiệp thường tập trung vào các giai đoạn sau:

- Vụ chiêm xuân: Từ tháng 1 ÷ tháng 3;

- Vụ mùa: Từ cuối tháng 5 ÷ tháng 6 và tháng 11, 12.

Hình 4.1. Bản đồ hệ thống thủy lợi tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)