Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Thành công và hạn chế trong quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước
4.3.2. Những hạn chế của quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong lĩnh
lĩnh vực thủy lợi tại tỉnh Vĩnh Phúc
Bên cạnh những thành công nói trên, quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi tại tỉnh Vĩnh Phúc, trong những năm qua, còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém, bất cập chủ yếu sau đây:
- Thực hiện phân cấp quản lý vốn đầu tư tại các chương trình, dự án cụ thể trong lĩnh vực thủy lợi có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước còn có phần hạn chế, bất cập.
- Chất lượng của hoạt động lập kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc chưa thật sự hiệu quả.
Điều này được thể hiện ở chỗ, vốn thực hiện kế hoạch của các chương trình, dự án đầu tư trong lĩnh vực thủy lợi thường lớn hơn dự toán ban đầu khi lập kế hoạch, quá trình giải ngân cấp phát vốn đầu tư thường dàn trải làm các công trình xây dựng kéo dài trong nhiều năm. Bên cạnh đó, việc bố trí, phân bổ vốn còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, không rõ ràng về trình tự ưu tiên của các công trình thủy lợi. Các Công ty TNHH MTV thủy lợi còn bị động khi xác định trình tự ưu tiên của các công trình, dự án thủy lợi để đưa vào danh mục đầu tư được bố trí vốn đầu tư trong năm kế hoạch. Việc xây dựng kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi hàng năm, xác định danh mục các công trình thủy lợi cần và đủ điều kiện đầu tư bố trí vốn của các đơn vị, địa phương chưa thực sự được quan tâm, việc này chủ yếu tập trung vào giữa và cuối năm nên bị động trong việc bố trí vốn đầu tư.
- Quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi còn có nhiều sai phạm, gây thất thoát lãng phí ngân sách Nhà nước.
Việc tổ chức thực hiện kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi còn hạn chế, để xảy ra tình trạng thất thoát, sai phạm, lãng phí ngân sách Nhà nước trong một số công trình thủy lợi. Ví dụ như việc công trình không thực hiện theo đúng tiến độ, kế hoạch, dẫn đến lãng phí vốn ngân sách. Kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán cho thấy một số sai phạm qua các năm không giảm đi mà có xu hướng ngày càng tăng lên với những hình thức đa dạng và tinh vi hơn.
- Việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan thanh tra Nhà nước, của tỉnh chưa thường xuyên, phạm vi kiểm tra còn hẹp, chưa sâu, chất lượng kiểm tra còn nhiều hạn chế.
Thanh tra nhà nước của tỉnh, thanh tra tài chính chưa ban hành được quy trình thanh tra chuẩn đối với vốn đầu tư từ ngân ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi để các cơ quan này triển khai cuộc thanh tra một cách toàn diện, tiết kiệm thời gian, đảm bảo hiệu quả, chưa xây dựng được cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thanh tra: Thanh tra nhà nước (thanh tra cấp huyện), thanh tra Sở kế hoạch và Đầu tư, thanh tra Xây dựng, thanh tra Tài chính. Vì chưa có sự phối hợp chặt chẽ nên đã dẫn đến trùng lắp trong hoạt động giữa các lực lượng thanh tra.
Chất lượng thanh tra của thanh tra các ban, ngành đạt được thấp hơn rất nhiều so với chất lượng thanh tra do thanh tra tỉnh đảm nhiệm. Điều đó thể hiện ở tỷ lệ phát hiện sai phạm qua thanh tra của thanh tra các ban, ngành thấp hơn nhiều tỷ lệ sai phạm phát hiện được do thanh tra tỉnh thực hiện. Tình trạng này có nguyên nhân từ việc nể nang, khép kín, thiếu khách quan khi thực hiện thanh tra các dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước trong một ban, ngành do thanh tra của chính ban, ngành đó thực hiện.
- Việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý vốn ngân sách Nhà nước đầu tư trong lĩnh vực thủy lợi còn một số hạn chế. Cụ thể, việc phối hợp, kết hợp cũng như trách nhiệm của các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước, Sở Nông nghiệp và PTNT và huyện trong quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chưa chặt chẽ, chưa thống nhất, chưa rõ ràng.
Nguyên nhân hạn chế
Những hạn chế, yếu kém trong quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi tại tỉnh Vĩnh Phúc là do các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Một là, sự quyết tâm, lập trường và năng lực quản lý của tỉnh đối với vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi chưa tạo ra tính nhất quán, đột phá trong quá trình đổi mới quản lý trên lĩnh vực này.
Hai là, nhận thức về quy hoạch phát triển hệ thống kênh mương thủy lợi nội đồng, quy hoạch ngành, về sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước còn những điểm chưa được làm rõ, chưa được thống nhất dẫn đến thiếu căn cứ, kém quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành trong quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Ba là, các đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện chỉ thị, nghị quyết, các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách về quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi còn yếu, tổ chức phân cấp thẩm định vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước mang tính hình thức hành chính, chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt vốn đầu tư chưa cao, thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội của vốn đầu tư không đảm bảo dẫn tới nhiều quyết định đầu tư thiếu căn cứ xác đáng.
Bốn là, cơ chế, chính sách đối với vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, chưa thực sự phù hợp với cơ chế thị trường dẫn tới
sự bị động, lúng túng trong thực hiện và triển khai thực hiện kế hoạch các vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, lúng túng, bị động trong quản lý nhà nước và quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nhất là với nguồn vốn đầu tư trong lĩnh vực thủy lợi.
Năm là, năng lực của các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án còn nhiều hạn chế về mô hình và phương thức hoạt động trong hoạt động còn cứng nhắc, không phù hợp với cơ chế thị trường.
Sáu là, hạn chế trong bộ máy tổ chức quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
Cơ cấu tổ chức của một số cơ quan của tỉnh (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính...) có sự thay đổi, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ dẫn đến sự lúng túng làm ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tại một số ban, ngành. Hiện tại, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì trong phân bổ ngân sách nhà nước cho đầu tư, Sở Tài chính chủ trì trong lập dự toán chi thường xuyên. Sự tách rời không tập trung vào một đầu mối như vậy chưa đảm bảo tính khoa học trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.
Đội ngũ cán bộ bố trí tham gia Ban Quản lý đầu tư chuyên ngành, khu vực do các ban, ngành quyết định thành lập còn yếu, tỷ lệ đạt điều kiện tiêu chuẩn quy định chưa cao (theo thống kê chưa đầy đủ thì đội ngũ cán bộ giữ chức danh giám đốc, phó giám đốc, phụ trách kỹ thuật, phụ trách tài chính đủ điều kiện và năng lực theo quy định chỉ đạt khoảng 70%). Đây là đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia quản trị đầu tư.
Đội ngũ cán bộ tham gia quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ở các cơ quan quản lý có trình độ chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa thực sự căn cứ vào chức năng quản lý theo luật định.
Sở Tài chính còn thiếu đội ngũ cán bộ am hiểu sâu về dự án đầu tư xây dựng, nhất là trong xây dựng các công trình thủy lợi, để làm công tác quản lý đầu tư, tham mưu để uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quy định về tạm ứng, thanh toán, quyết toán vốn, thẩm tra quyết toán khi đầu tư hoàn thành. Chất lượng cán bộ, trình độ nghiệp vụ, chuyên môn của đội ngũ cán bộ ban, ngành kho bạc nhà nước không đồng đều, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cao.
Tại các ban, ngành, các huyện, cán bộ làm công tác thẩm định đầu tư, thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán còn mỏng về số
lượng, năng lực đáp ứng yêu cầu công việc còn hạn chế, có tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm giữa các chủ thể tham gia chu trình đầu tư trong quá trình đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi.
Trình độ, năng lực cán bộ kiểm tra của các cơ quan thanh tra chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao. Thông thường, một đoàn thanh tra của cơ quan thanh tra có 1/3 thành viên của đoàn tham gia gần như là để học việc, số lượng thanh tra viên chính nhìn chung còn ít trong một đoàn thanh tra. Năng lực quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi còn bất cập về chất lượng và số lượng.
Bảy là, nhận thức về vai trò của công tác kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan thanh tra của tỉnh, thanh tra các ngành, các đơn vị, chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án chưa thực sự đầy đủ dẫn đến tình trạng kém hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát đối với vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi của tỉnh.
Số liệu bảng 4.20 cho thấy đánh giá của cán bộ các đơn vị về công tác quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Bảng 4.20. Đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi tại tỉnh Vĩnh Phúc
ĐVT: Tỷ lệ %
Diễn giải (n=75) Tốt Chưa
tốt
Không tốt
1. Bộ máy quản lý vốn đầu tư 89,3 9,3 1,3
2. Công tác phân cấp quản lý vốn đầu tư 84,0 13,3 2,7 3. Công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn 77,3 17,3 5,3 4. Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch vốn 86,7 9,3 4,0 5. Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch vốn 85,3 8,0 6,7 6. Công tác phối kết hợp giữa các đơn vị trong tổ chức thực
hiện 78,7 12,0 9,3