Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thủy
4.2.2. Thực trạng lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong
trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc
4.2.2.1. Thực trạng lập kế hoạch
Việc lập kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ sản nông nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc được xây dựng trên cơ sở các kế hoạch đầu tư của tỉnh. Kế hoạch này được xây dựng trên các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của cả vùng. Do đó, có thể nói, việc lập kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc được xây dựng có thể đáp ứng yêu cầu thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020; quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các huyện; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đến năm 2020.
Hiện nay, kế hoạch vốn đầu tư trong lĩnh vực thủy lợi của tỉnh Vĩnh Phúc được thực hiện theo Quyết định số 66/2000/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ và các Nghị quyết số 33/2010/NQ-HĐND, Nghị quyết số 29/2011/NQ-HĐND của Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Những văn bản quan trọng này là cơ sở cho việc lập kế hoạch vốn đầu tư cho từng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.
Từ năm 2010, hệ thống thủy lợi tỉnh Vĩnh Phúc được bàn giao cho các công ty TNHH MTV thủy lợi (trực thuộc UBND tỉnh Vĩnh Phúc) quản lý. Để thực hiện các công trình thủy lợi: xây mới, sửa chữa, nâng cấp, kiên cố hóa kênh mương… ở các địa phương trong tỉnh, thường được bắt đầu từ yêu cầu của các đơn vị quản lý thủy lợi – các Công ty TNHH MTV thủy lợi bằng việc đề xuất lên UBND tỉnh. Sau đó, UBND tỉnh giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính lập kế hoạch báo cáo HĐND tỉnh phê duyệt: cân đối phân bổ vốn đầu tư cho các công trình thủy lợi ở từng địa phương, trong từng giai đoạn. Sau khi nguồn vốn đầu tư cho các công trình thủy lợi được phê duyệt thì giao lại cho chủ đầu tư là các Công ty TNHH MTV thủy lợi thực hiện thi công. Khi các công trình thủy lợi được hoàn thành, Sở Tài chính tiến hành nghiệm thu báo cáo UBND tỉnh ký duyệt nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Như vậy, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Tài chính là đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch về vốn đầu tư trong lĩnh vực thủy lợi. Theo đó, kế hoạch vốn đầu tư trong lĩnh vực thủy lợi sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh của năm sau được xác định trên cơ sở xem xét tình hình thực hiện vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi của năm trước và nhu cầu của năm kế hoạch. Hàng năm, Sở Tài chính tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Công ty TNHH MTV thủy lợi tiến hành lập dự toán ngân sách đầu tư trong lĩnh vực thủy lợi và tham mưu cho UBND tỉnh về kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh trong lĩnh vực thủy lợi.
Bảng 4.2 cho thấy mức độ tham gia của cán bộ các cơ quan quản lý Nhà nước: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước cùng cán bộ các Công ty TNHH MTV thủy lợi trong công tác lập kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Bảng 4.2. Sự tham gia của cán bộ các đơn vị trong công tác lập kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi tại tỉnh Vĩnh Phúc
Cán bộ các đơn vị mẫu Số
Không biết được tham gia Biết và không Biết và được tham gia
SL
(người) Tỷ lệ (%) (người) SL Tỷ lệ (%) (người) SL Tỷ lệ (%) 1. Cơ quan quản lý
Nhà nước 45 6 13,3 17 37,8 22 48,9 - Sở KH&ĐT 15 3 20,0 5 33,3 7 46,7 - Sở Tài chính 15 0 0 4 26,7 11 73,3 - Kho bạc Nhà nước 15 3 20,0 8 53,3 4 26,7 2. Công ty TNHH MTV thủy lợi 30 8 26,7 13 43,3 9 30,0 - Phúc Yên 10 2 20 4 40 4 40 - Tam Đảo 10 3 30 5 50 2 20 - Liễn Sơn 10 3 30 4 40 3 30 Tổng 75 14 18,7 30 40,0 31 41,3
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2015
Như vậy, qua số liệu trên cho thấy, mức độ biết và được tham gia vào công tác lập kế hoạch vốn đầu tư cho thủy lợi ở các bộ các đơn vị là không đồng đều. Đối với cán bộ cơ quan quản lý Nhà nước, cán bộ Sở Tài chính có mức độ biết và được tham gia cao nhất (73,3%), tiếp đó là cán bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư (46,7%) và cán bộ Kho bạc Nhà nước có mức độ biết và được tham gia thấp nhất (26,7%). Đối với cán bộ các Công ty TNHH MTV thủy lợi thì cán bộ công ty thủy lợi Phúc Yên có mức độ biết và được tham gia cao nhất (40%), tiếp đó là cán bộ công ty thủy lợi Liễn Sơn (30%) và cán bộ công ty thủy lợi Tam Đảo có mức độ biết và được tham gia chiếm tỷ lệ thấp nhất (20%).
4.2.2.2. Kế hoạch phân bổ vốn
a. Tại Nghị quyết số 29/2011/NQ-HĐND về chương trình kiên cố hóa kênh mương và bê tông hóa mặt bờ kênh loại I, II
Ngày 19 tháng 12 năm 2011, Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã có Nghị quyết số 29/2011/NQ-HĐND về chương trình kiên cố hóa kênh mương và bê tông hóa mặt bờ kênh loại I, II giai đoạn 2012 – 2015; với mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2013 hoàn thành chương trình kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn Tỉnh (loại II, loại III), đến hết năm 2015 bê tông hóa 74,7 km mặt bờ kênh loại I và 97,2 km mặt bờ kênh loại II trên toàn Tỉnh.
Nguyên tắc và cơ chế đầu tư - Nguyên tắc
+ Kiên cố hóa kênh mương phải phù hợp với quy hoạch nông nghiệp, quy hoạch thủy lợi, quy hoạch đô thị và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ưu tiên những công trình đã được phê duyệt nhưng chưa có vốn đầu tư.
+ Bê tông hóa mặt bờ kênh loại I, II đối với những tuyến kênh có chiều rộng bờ kênh hiện tại B ≥ 2m, trước hết bê tông hóa mặt bờ kênh loại I.
- Cơ chế đầu tư: ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí Kinh phí đầu tư khái toán như sau:
- Chương trình kiên cố hóa kênh mương: kinh phí các công trình đã được phê duyệt còn thiếu vốn là 202,75 tỷ đồng; kinh phí các công trình mới (104,2 km kênh loại III) là 52,1 tỷ đồng. Tổng kinh phí thực hiện trong 2 năm 2012 – 2013 là 255 tỷ đồng, mỗi năm đầu tư 127,5 tỷ đồng.
- Chương trình bê tông hóa mặt bờ kênh loại I, II: kinh phí bê tông hóa mặt bờ kênh loại I là 97 tỷ đồng; kinh phí bê tông hóa mặt bờ kênh loại II là 83 tỷ đồng. Tổng kinh phí thực hiện trong 4 năm (2012 – 2015) là 180 tỷ đồng, mỗi năm đầu tư 45 tỷ đồng.
- Tổng kinh phí thực hiện Nghị quyết là 435 tỷ đồng: giai đoạn 2012 – 2013, mỗi năm đầu tư 172,5 tỷ đồng; giai đoạn 2014 – 2015, mỗi năm đầu tư 45 tỷ đồng.
Bảng 4.3. Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư trong chương trình kiên cố hóa kênh mương và bê tông hóa mặt bờ kênh loại I, II giai đoạn 2012 – 2015
của tỉnh Vĩnh Phúc
Diễn giải
Kinh phí qua các năm (tỷ đồng)
2012 2013 2014 2015 Tổng
1. Chương trình kiên cố hóa kênh
mương 127,5 127,5 0 0 255
- Các công trình đã được phê duyệt
còn thiếu vốn 101,38 101,38 0 0 202,75
- Các công trình mới 26,05 26,05 52,1
2. Chương trình bê tông hóa mặt bờ kênh loại I, II
45 45 45 45 180
- Bê tông hóa mặt bờ kênh loại I 24,25 24,25 24,25 24,25 97
- Bê tông hóa mặt bờ kênh loại II 20,75 20,75 20,75 20,75 83
Tổng 172,5 172,5 45 45 435
Nguồn: Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc
b. Nghị quyết số 33/2010/NQ-HĐND về cấp bù kinh phí miễn thủy lợi phí và hỗ trợ phí dịch vụ thủy lợi nội đồng
Với chủ trong "Khoán sức dân, giảm chi phí cho trồng trọt", HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành các Nghị quyết về miễn giảm thủy lợi phí và hỗ trợ phí dịch vụ thủy lợi nội đồng cho nông dân. Qua khảo sát thực tế những loại phí mà người dân phải đóng góp thì thủy lợi phí và phí dịch vụ thủy lợi nội đồng là các khoản chi lớn nhất. Vì vậy, việc miễn giảm thủy lợi phí và hỗ trợ phí dịch vụ thủy lợi nội đồng để giảm bớt gánh nặng cho nông dân là chủ trương đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế và được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ.
Từ kết quả thực tiễn của việc miễn giảm, hỗ trợ thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, các Bộ, ngành Trung ương đã phân tích, đánh giá và đề
xuất Chính phủ ban hành Nghị định số 154/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 trong đó quy định về việc miễn thủy lợi phí đối với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản trên toàn quốc. Từ Nghị định số 154/2007/NĐ-CP, HĐND tỉnh Vinh Phúc đã ban hành Nghị định số 21/2008/NĐ-HĐND ngày 25 tháng 7 năm 2008 về việc miễn thủy lợi phí cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Ngày 14/11/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2008/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP về quản lý khai thác công trình thủy lợi. Trong đó quy định về việc miễn thủy lợi phí cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Nhưng thủy lợi phí chỉ miễn từ đầu mối công trình đến cống đầu kênh, phần dịch vụ thủy lợi nội đồng (từ cống đầu kênh đến kênh nội đồng) người dân vẫn phải trả.
Căn cứ Nghị định số 115/2008/NĐ-CP, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Nghị định số 33/2010/NQ-HĐND ngày 22/12/2010 về việc cấp bù kinh phí miễn thủy lợi phí và hỗ trợ phí dịch vụ thủy lợi nội đồng trên địa bàn tỉnh. Trong đó, miễn hoàn toàn thủy lợi phí và hỗ trợ 100% phí dịch vụ thủy lợi nội đồng, người dân không phải trả bất cứ một khoản chi phí nào liên quan đến thủy lợi phí. Đến nay, Vĩnh Phúc là tỉnh duy nhất trên toàn quốc hỗ trợ 100% phí dịch vụ thủy lợi nội đồng cho nông dân.
Nghị quyết số 33/2010/NQ-HĐND tỉnh đã xác định mục tiêu là:
- Miễn thủy lợi phí và hỗ trợ 100% phí dịch vụ thủy lợi nội đồng cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Hỗ trợ triển khai các dự án và đầu tư xây dựng công trình tại các vùng khó khăn về nguồn nước để đảm bảo công bằng giữa các vùng, các địa phương trên địa bàn tỉnh khi thực hiện miễn thủy lợi phí.
- Thực hiện chuyển công tác quản lý, khai thác và dịch vụ tưới của các xã, HTX về các công ty TNHH một thành viên thủy lợi của tỉnh quản lý theo nguyên tắc chuyển về phải phục vụ tốt hơn.