Thực trạng bộ máy quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 71 - 74)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Quá trình phát triển thủy lợi tỉnh vĩnh phúc và bộ máy quản lý vốn đầu tư

4.1.2. Thực trạng bộ máy quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh

lĩnh vực thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc

Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi tại tỉnh Vĩnh Phúc có nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước cấp tỉnh. Quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cấp tỉnh trong lĩnh vực thủy lợi tại tỉnh Vĩnh Phúc được thực hiện bởi bộ máy quản lý với nhiều cấp, nhiều khâu, được quy định chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các khâu và các cấp.

Hiện nay, cũng như các tỉnh thành khác trong cả nước, tỉnh Vĩnh Phúc không có tổ chức bộ máy quản lý nhà nước riêng đối với vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi, mà các bộ phận này nằm trong các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế. Bộ máy quản lý Nhà nước mang tính "kiêm nhiệm" ở nhiều khâu của quá trình quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cấp tỉnh trong lĩnh vực thủy lợi.

Xét trên góc độ quản lý Nhà nước đối với tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư vốn từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi, bao gồm các cơ quan sau:

- UBND tỉnh cụ thể hóa các chủ trương, định hướng lớn của cấp Ủy liên quan đến hoạt động đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi tỉnh Vĩnh Phúc từ ngân sách Nhà nước cấp tỉnh nằm trong tổng thể kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc. Quyết định kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm, ban hành nghị quyết và giao UBND tỉnh cùng cấp thực hiện, thực hiện chức năng giám sát thực hiện nghị quyết.

Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Vĩnh Phúc sau khi được UBND tỉnh phê duyệt sẽ được công bố rộng rãi để quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh được biết. Các ngành, các cấp có liên quan tăng cường trách nhiệm để phối hợp việc đề xuất, xác định nguồn kinh phí để thực hiện đầu tư phát triển thủy lợi.

- Sở Nông nghiệp và PTNT: Hàng năm theo dõi, đề xuất danh mục các công trình tu bổ nâng cấp và xây dựng mới trình UBND tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư; đôn đốc theo dõi việc đầu tư xây dựng, cũng như quản lý khai thác bảo vệ các công trình và hệ thống công trình.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thẩm định và phê duyệt, các dự án đầu tư bố trí vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, bao gồm cả cấp trung ương và địa phương cho các công trình. Trong lĩnh vực thủy lợi, căn cứ vào kế hoạch thực

hiện đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các công trình thuỷ lợi hàng năm để phân vốn đầu tư xây dựng.

- Sở Tài Nguyên và Môi trường: Quản lý bảo vệ nguồn nước, kiểm tra giám sát việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, di dân tái dịnh cư, cấp giấy phép sử dụng đất để xây dựng công trình.

- Sở Tài chính: Bố trí nguồn vốn theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt để các Ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã có kinh phí thực hiện đúng tiến độ.

- UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm triển khai thực hiện Quy hoạch trên địa bàn mình quản lý theo pháp luật hiện hành; trong quá trình thực hiện cần phối hợp với các Ban, ngành trong tỉnh thực hiện; tích cực và chủ động trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng góp phần đẩy nhanh tiến độ các dự án.

- Kho bạc nhà nước tham gia vào công tác thẩm định, cấp phát và quản lý tất cả các dự án đầu tư thuộc vốn ngân sách Nhà nước. Hệ thống kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh tổ chức kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư cho các dự án, công trình; phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư (Ban quản lý đầu tư), Sở Tài chính và các đơn vị liên quan trong việc đảm bảo nguồn vốn và thủ tục thanh toán cho dự án, công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

- Ban quản lý đầu tư là người trực tiếp quản lý, sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách trong lĩnh vực thủy lợi để giúp chủ đầu tư thực hiện dự án; thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng; phối hợp với các cơ quan chức năng và nhà thầu thực hiện quản trị dự án và triển khai kế hoạch vốn đầu tư cho công trình.

- Các sở, ban, ngành khác: có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PNTN trong việc lập kế hoạch ngân sách, kế hoạch đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi thuộc phạm vi mình quản lý; quản lý thực hiện chỉ tiêu vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước do UBND tỉnh giao hàng năm, chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về hoạt động của mình.

Ngoài ra, tham gia vào hệ thống quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi tại tỉnh Vĩnh Phúc còn có: thanh tra tỉnh, thanh tra chuyên ngành (thanh tra của Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính…), các cơ quan tư pháp, các tổ chức đoàn thể, giám sát của cộng đồng…

Về bộ máy và cán bộ quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước của các ngành, các ban chức năng phần lớn đã được đào tạo cơ bản, dày dạn kinh nghiệm và được đào tạo một cách có hệ thống, cho nên việc quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi, từ khâu lập kế hoạch thẩm định dự án cho đến nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng đều được thực hiện tốt.

Nhưng, thực tế công tác quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua cũng cho thấy, sự phân công trách nhiệm quản lý giữa các ngành, các sở, các ban còn chưa được chặt chẽ hoặc bị chồng chéo, hoặc có khi lại có khe hở, đôi khi bỏ trống, qua loa. Sự phân công trách nhiệm giữa các cơ quan đầu tư – tài chính – kho bạc Nhà nước trong việc thẩm định dự án đôi khi còn mang nặng tính hình thức, dẫn đến việc quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

Hình 4.2. Cơ cấu bộ máy quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi tại tỉnh Vĩnh Phúc

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc UBND tỉnh/HĐND tỉnh Sở NN&PTNT Sở KH&ĐT Sở

Tài chính Nhà nước Kho bạc

Ban QLĐT thuộc Sở Ban QLĐT thuộc Sở Ban QLĐT thuộc Sở Ban QLĐT thuộc Sở Kiểm toán Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)