Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các công trình
4.1.1. Thực trạng đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho các công trình xây dựng
dựng cơ bản ở huyện Sơn Dương
4.1.1.1. Số lượng dự án đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản tại huyện Sơn Dương
Công tác đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trong những năm gần đây được các cấp ủy, chính quyền huyện Sơn Dương quan tâm chỉ đạo, đầu tư để tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, là tiền đề quan trọng để thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra. Số lượng dự án đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Sơn Dương tăng mạnh qua các năm theo tốc độ tăng quy mô vốn đầu tư: Năm 2014 toàn huyện có 42 công trình, dự án với tổng kế hoạch vốn được giao 76.585 triệu đồng, đến năm 2016 là 147 công trình, dự án với tổng kế hoạch vốn được giao 141.076 triệu đồng.
Bảng 4.1. Số lượng dự án đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản huyện Sơn Dương
ĐVT: Dự án TT Nguồn vốn Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 BQ Tổng số 42 69 147 164,29 213,04 187,08 1 Nguồn vốn XDCB tập trung 2 0 4 0 0 0 2 Nguồn ngân sách huyện 10 17 17 170 100 130,38 3 Nguồn hỗ trợ có mục tiêu 1 1 35 100 3500 591,61 4 Chương trình 134, 135 9 36 54 400 150 244,95 5 Nguồn vốn trái phiếu Chính
phủ 0 15 0 0 0 0 6 Nguồn vốn khác 20 0 37 0 0 0 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, (2016)
dựng các công trình từ nguồn ngân sách nhà nước chủ yếu thuộc lĩnh vực hạ tầng giao thông, giáo dục, văn hóa..., tăng từ 42 công trình, dự án năm 2014 lên 147 công trình, dự án năm 2016. Nhìn chung, các công trình xây dựng thuộc lĩnh vực đầu tư công trên địa bàn huyện Sơn Dương được UBND tỉnh Tuyên Quang, các Sở, Ban ngành tỉnh quan tâm, tạo điều kiện phân bổ vốn từ ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng công trình, phục vụ cho hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
4.1.1.2. Tình hình đầu tư các công trình xây dựng cơ bản ở huyện Sơn Dương
Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Sơn Dương trong những năm qua đã được các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện nên kết quả sử dụng các nguồn vốn đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả cụ thể:
Việc lập, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt dự án, công trình thực hiện theo đúng quy định. Việc ra quyết định đầu tư trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện, quy hoạch ngành, vùng và kế hoạch đầu tư xây dựng hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Việc triển khai thực hiện lựa chọn nhà thầu tư vấn khảo sát thiết kế, xây lắp, giám sát kỹ thuật được thực hiện theo đúng quy định tại Luật Đấu thầu ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013 và Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009; Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn về mẫu hồ sơ mời thầu, công tác đấu thầu. Qua đó đã khuyến khích được các nhà thầu có kinh nghiệm, năng lực tham gia dự thầu, góp phần sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước có hiệu quả, giảm thiểu thất thoát, lãng phí.
Hằng năm công tác giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản được tiến hành ngay từ đầu năm nên tạo điều kiện để UBND huyện chủ động trong công tác quản lý, điều hành, triển khai thực hiện các công trình, dự án theo kế hoạch.
Trong quá trình triển khai thực hiện, UBND huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo và tổ chức họp giao ban với các Ban quản lý công trình để kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện và đôn đốc các Ban quản lý công trình, các nhà thầu tập trung nhân lực, vật lực đẩy nhanh tiến độ triển khai nên
tiến độ thực hiện và chất lượng các công trình, dự án trên địa bàn đã đáp ứng yêu cầu và đảm bảo theo đúng quy định của Nhà nước.
Các công trình, dự án đầu tư trên địa bàn khi hoàn thành, nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả góp phần thúc đẩy cơ cấu kinh tế của huyện phát triển theo đúng hướng.
Bảng 4.2. Thống kê một số công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Sơn Dương năm 2014 - 2016
TT Chỉ tiêu Tổng mức đầu
tư (Tr đồng) 1 Xây dựng trụ sở làm việc Huyện ủy Sơn Dương 24.085 2 Xây dựng trụ sở Đảng ủy, HĐND và UBND xã Tân Trào 11.389 3 Xây dựng trường Tiểu học Tam Đa, xã Tam Đa 4.855
4 Xây dựng trạm Y tế xã Ninh Lai 4.875
5 Xây dựng tràn liên hợp Trúc Khê, xã Hợp Thành 2.489
6 Xây dựng nhà văn hóa xã Đồng Quý 1.554
7 Cải tạo, nâng cấp Vườn hoa thị trấn Sơn Dương 4.368 8 Quy hoạch, xây dựng bãi xử lý rác thải xã Ninh Lai 500 9 Đường giao thông Đồng Nương - Phúc Kiện xã Đông Lợi 2.224 10 Xây dựng trường Tiểu học Đồng Quý, xã Đồng Quý 1.900
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch Sơn Dương, (2016)
4.1.1.3. Vốn và cơ cấu sử dụng vốn
Cơ cấu sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN của huyện chủ yếu tập trung đầu tư vào các lĩnh vực như hạ tầng giao thông, giáo dục và đào tạo, văn hóa thể dục thể thao, trụ sở làm việc các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn... phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nhìn chung nguồn vốn chi cho đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN của huyện tăng qua các năm, trong giai đoạn nghiên cứu 2014-2016, thực hiện Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ; Chỉ thị số 27/CT-
TTg ngày 10/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản và Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ. Hàng năm, trên cơ sở xác định cân đối tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước được tỉnh cấp, ngân sách do huyện quản lý và ngân sách các xã, thị trấn, chính quyền huyện đã xây dựng kế hoạch, xác định trọng điểm ưu tiên đầu tư và tổ chức phân bổ nguồn vốn đầu tư các công trình xây dựng cơ bản theo đúng quy định của UBND tỉnh, trong đó không phê duyệt đầu tư đối với các dự án mới, không thuộc hạng mục các dự án cấp bách, dự án trọng điểm; chỉ đạo các phòng, ban, ngành chức năng của huyện, chính quyền các xã, thị trấn ưu tiên nguồn vốn thanh toán khối lượng thực hiện cho các công trình đã quyết toán, công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn và các công trình chuyển tiếp. Phân bổ cơ cấu vốn đầu tư theo hướng dứt điểm, có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải; ưu tiên vốn đầu tư thanh toán nợ xây dựng cơ bản cho các dự án đã được phê duyệt quyết toán hoặc công trình trọng điểm; hạn chế tối đa việc phân bổ vốn sau và các công trình, dự án mới. Tập trung chỉ đạo việc cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thẩm định quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản; thường xuyên kiểm tra, rà soát đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản chưa được quyết toán để tìm hướng chỉ đạo tháo gỡ kịp thời; hướng dẫn điều chỉnh bổ sung tổng mức đầu tư cho các dự án. Để đảm bảo việc triển khai thực hiện nguồn vốn đầu tư hiệu quả, huyện đã chỉ đạo các đơn vị quản lý dự án đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình chuyển tiếp, tăng cường công tác giám sát, thi công, đảm bảo chất lượng công trình, thanh toán vốn theo kế hoạch giao và khối lượng hoàn thành của dự án; kiên quyết không để nhà thầu thi công vượt khối lượng số vốn đã cấp nhằm hạn chế phát sinh nợ đọng mới.