Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản tại huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 45)

3.1.1. Vị trí địa lý của huyện Sơn Dương

Sơn Dương là một huyện miền núi nằm ở phía Nam của tỉnh Tuyên Quang, cách trung tâm thành phố Tuyên Quang 30 km về phía Đông Nam. Ranh giới của huyện tiếp giáp với các đơn vị hành chính theo các hướng cụ thể như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang - Phía Nam giáp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

- Phía Đông giáp huyện Định Hóa và huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên - Phía Tây giáp huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang và huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.

Tổng diện tích đất tự nhiên 78.795 ha tính đến thời điểm 31/12/2016, chiếm 13,43% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh, bao gồm 33 đơn vị hành chính cấp xã (01 thị trấn và 32 xã). Trên địa bàn huyện có tuyến Quốc lộ 37, Quốc lộ 2C chạy qua (tuyến giao thông chính nối huyện Sơn Dương với tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Giang) tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm tiếp theo.

3.1.2. Quy mô, tốc độ tăng giá trị sản xuất huyện Sơn Dương

Nhìn tổng thể từ năm 2014 đến 2016, quy mô và giá trị sản xuất của huyện Sơn Dương tăng cao. Đảng bộ và chính quyền huyện Sơn Dương đã tập trung thực hiện tốt các chương trình, các khâu đột phá của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh (lần thứ XV), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện (lần thứ XX), nhiệm kỳ 2015- 2020. Vượt lên những khó khăn, thách thức, kinh tế huyện tiếp tục tăng trưởng khá, tổng giá trị sản xuất năm 2014 đạt 5.577,5 tỷ đồng, đến năm 2016 đạt 7.478,2 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 17,4 triệu đồng/người/năm, năm 2016 đạt 22,5 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại: Năm 2016 ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 46%, ngành thương mại - dịch vụ chiếm 28%, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 26%.

Trong những năm qua Đảng bộ huyện Sơn Dương đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp đảm bảo hoàn thành dự toán thu ngân sách nhà nước hàng năm. Tăng cường kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định; bố trí vốn hợp lý cho chi đầu tư phát triển, thực hiện các chương trình, dự án trọng tâm của huyện; thực hiện tốt các chế độ,

chính sách đảm bảo an sinh xã hội.

Bảng 3.1. Quy mô, tỷ trọng giá trị sản xuất của huyện Sơn Dương giai đoạn 2014-2016

TT Diễn giải Đơn vị tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 BQ 1 Quy mô GTSX (Tỷ đồng) Tỷ đồng 5.577, 5 6.701,2 7.478, 2 120,15 111,59 115,79 2

Cơ cấu kinh tế: - Công nghiệp- XD - Thương mại - dịch vụ - Nông nghiệp % % % % 100 43,3 27 29,7 100 44,5 28,6 26,9 100 46 28 26 102,77 105,93 90,57 103,37 97,9 96,65 103,07 101,84 93,56 3 Thu nhập bình quân người/năm (Triệu đồng) 17,2 20,3 22,5 118,02 110,84 114,37 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Sơn Dương (2016)

Bảng 3.2. Kết quả thu - chi ngân sách nhà nước huyện Sơn Dương ĐVT: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 2016 Năm So sánh (%)

15/14 16/15 BQ

1 Tổng thu ngân sách nhà

nước 712.852,4 772.320,6 753.020,6 108,34 97,5 102,78

- Thu tồn năm trước chuyển

sang 7.938,3 12.942,5 2.655,9 163,04 20,52 57,84 - Các khoản thuế, lệ phí 152.923,8 157.673,1 102.175,3 103,11 64,8 81,74 - Thu khác của ngân sách 139,54 402,1 20 288,16 4,97 37,84 - Thu bổ sung từ ngân sách

cấp trên 527.260,5 588.086,4 625.159,5 111,54 106,3 108,89 - Thu chuyển nguồn năm

trước sang năm sau chi 24.590,3 13.216,6 23.009,8 53,75 174,1 96,74

2 Tổng chi ngân sách 679.061,3 735.336,1 723.051,4 108,29 98,33 103,19

2.1 Chi NS địa phương trong cân đối 629.330,4 690.174,2 717.743,0 109,67 103,99 106,79

- Chi đầu tư phát triển 125.817,7 134.106,3 124.342 106,59 92,72 99,41 - Chi thường xuyên 489.645,4 550.039,9 579.263,8 112,33 105,31 108,76 - Chi thực hiện CTMTQG 9.727,3 6.028 10.237 61,97 169,82 102,59 - Chi trích lập quỹ phát triển

đất 4.140 4.000

2.2

2.2. Chi từ các khoản thu bằng nguồn thu để lại quản lý qua ngân sách

49.730,9 45.161,9 5.208,6 90,81 11,53 32,36

Qua bảng 3.1 và bảng 3.2 ta thấy giá trị sản xuất của huyện Sơn Dương giai đoạn 2014-2016 tăng bình quân 15,79%; thu nhập bình quân đầu người tăng 14,37%; tổng thu ngân sách tăng bình quân 2,78%; tổng chi ngân sách tăng 3,19%. Qua phân tích cho thấy tình hình hình tế - xã hội của huyện Sơn Dương có sự phát triển khá và ổn định.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Địa bàn được chọn là huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Sơn Dương là địa phương có nhiều đặc thù nhất trong tất cả các huyện, thành phố của tỉnh Tuyên Quang. Trong thời gian qua huyện đã vận dụng các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh vào địa phương để tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài xây dựng nền kinh tế phát triển, năng động, hiệu quả và bền vững.

Do đó, việc nghiên cứu và đưa ra giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước trong xây dựng cơ bản tại huyện Sơn Dương là cần thiết và mang tính thực tiễn.

Thực hiện lựa chọn điều tra 04 nhóm đối tượng khảo sát gồm các cơ quan quản lý vốn đầu tư, các chủ đầu tư các công trình xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Sơn Dương, các nhà thầu xây dựng và người hưởng lợi các công trình sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Sơn Dương; tổng số đối tượng khảo sát thực hiện điều tra 113 phiếu.

3.2.2. Phương pháp thu thấp số liệu

3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thông tin được thu thập từ các tài liệu đã được công bố trên: sách, báo, tạp chí, internet…

Bảng 3.3. Thu thập số liệu thứ cấp

Thông tin Tài liệu Đơn vị cung cấp

Cơ sở lý luận của đề tài Các loại sách báo, bài giảng, tạp chí liên quan đến đề tài nghiên cứu

Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam, thư viện khoa Kinh tế và PTNT Số liệu vê tình hình chung

của huyện

Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Chi cục Thống kê huyện, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Sơn Dương

Tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

Báo cáo kết quả thực hiện tình hình đầu tư xây dựng cơ bản hằng năm

Chi cục Thống kê, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Sơn Dương

- Những tài liệu này được thu thập bằng cách sao chép, đọc, trích dẫn tài liệu tham khảo.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Số liệu được thu thập ở các phòng ban của UBND huyện Sơn Dương như: Phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Kinh tế và Hạ tầng, Ban quản lý công trình xây dựng cơ bản huyện, UBND các xã, thị trấn, đại diện các đơn vị tư vấn, giám sát, thiết kế, thi công và đại diện một số hộ dân.

Bảng 3.4. Đối tượng và mẫu điều tra

TT Đối tượng điều tra Mẫu biểu đồ Ghi chú

1 Chủ đầu tư 4 - Chủ đầu tư ở huyện 2

- Chủ đầu tư ở xã, thị trấn 2 2 Ban quản lý công trình 5 - Ban quản lý ở huyện 2 - Ban quản lý ở xã, thị trấn 3

3 Đơn vị thi công 5 - Đơn vị thi công công trình ở huyện 2 - Đơn vị thi công công trình ở xã 3 4 Đơn vị tư vấn thiết kế, giám sát 3 - Đơn vị tư vấn giám sát thi công 2 - Đơn vị tư vấn thiết kế 1

5 Phỏng vấn cá nhân 6

- Phòng Tài chính - Kế hoạch 01 người - Thanh tra huyện 01 người

- Xã, thị trấn 3 người - Đơn vị thi công 01 người

6 Đại diện đơn vị sử

dụng công trình 90

- Thị trấn Sơn Dương 30 người - Xã Sơn Nam 20 người

- Xã Tân Trào 20 người - Xã Hồng Lạc 20 người

- Nội dung phỏng vấn trực tiếp:

+ Đánh giá về công tác lập, giao kế hoạch vốn đầu tư trên địa bàn huyện + Đánh giá công tác quản lý nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước + Đánh giá về mức độ hài lòng của người dân địa phương

+ Đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra quản lý Ngân sách Nhà nước

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu đã được thu thập ở dạng thô, phải qua quá trình xử lý mới có thể đưa vào sử dụng được. Tuy nhiên tùy theo địa điểm, thời gian, vấn đề nghiên cứu mà có biện pháp xử lý số liệu phù hợp với yêu cầu của đề tài. Trong đề tài nghiên cứu nguồn số liệu được xử lý bằng máy tính cá nhân, chương trình Excel.

3.2.4. Phương pháp phân tích

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được vận dụng trong chọn điểm nghiên cứu, phân tổ thống kê các loại lao động bao gồm: Loại hình doanh nghiệp, loại công trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản, cán bộ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn. Phương pháp này cũng dùng để lựa chọn các tiêu thức để so sánh và phân tích như loại công trình, dự án xây dựng cơ bản ưu tiên, thời gian giải ngân vốn, khối lượng vốn đầu tư…

3.2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh

Công tác quản lý vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước trong công trình xây dựng cơ bản được nghiên cứu trong đề tài sẽ được so sánh thông qua phương pháp thống kê so sánh nhằm chỉ ra sự khác biệt về kết quả bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo các năm. So sánh thực hiện với kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo các năm và theo các lĩnh vực, ngành kinh tế....

Phân tích so sánh sự khác biệt về các vấn đề có liên quan, những vấn đề phát sinh trong công tác quản lý vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước trong công trình xây dựng cơ bản. Từ đó đưa ra kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp đồng thời đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước trong công trình xây dựng cơ bản đối với huyện Sơn Dương.

3.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

Quản lý công trình xây dựng đầu tư từ ngân sách nhà nước là một hệ thống tổng thể, bắt đầu từ việc hình thành những định hướng lớn trong chính sách đầu tư cho đến việc thẩm định, lựa chọn, lập ngân sách, thực thi và đánh giá các dự án đầu tư cụ thể, với mục đích là đảm bảo hiệu quả và hiệu lực của đầu tư từ ngân sách nhà nước trong XDCB, qua đó đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển chung của nền kinh tế.

Khi đánh giá việc sử dụng vốn đúng mục đích có thể sử dụng các chỉ tiêu định tính và định lượng theo tiêu chí sau đây:

- Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu thực trạng quản lý vốn đầu tư từ NSNN trong XDCB trên địa bàn huyện Sơn Dương: Số lượng công trình, dự án; lập và giao kế hoạch vốn; thanh toán, giải ngân vốn; kiểm soát việc sử dụng vốn đầu tư; kết quả thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư; hệ thống quản lý của chính quyền huyện về đầu tư từ NSNN trong XDCB...

- Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phản ảnh các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN trong XDCB trên địa bàn huyện Sơn Dương như: Các chủ trương, chính sách; công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch; quy trình thực hiện quản lý vốn đầu tư từ NSNN trong XDCB; trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ tham gia công tác quản lý đầu tư từ NSNN trong XDCB.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BAN TẠI HUYỆN NƯỚC CHO CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BAN TẠI HUYỆN SƠN DƯƠNG

4.1.1. Thực trạng đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản ở huyện Sơn Dương dựng cơ bản ở huyện Sơn Dương

4.1.1.1. Số lượng dự án đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản tại huyện Sơn Dương

Công tác đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trong những năm gần đây được các cấp ủy, chính quyền huyện Sơn Dương quan tâm chỉ đạo, đầu tư để tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, là tiền đề quan trọng để thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra. Số lượng dự án đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Sơn Dương tăng mạnh qua các năm theo tốc độ tăng quy mô vốn đầu tư: Năm 2014 toàn huyện có 42 công trình, dự án với tổng kế hoạch vốn được giao 76.585 triệu đồng, đến năm 2016 là 147 công trình, dự án với tổng kế hoạch vốn được giao 141.076 triệu đồng.

Bảng 4.1. Số lượng dự án đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản huyện Sơn Dương

ĐVT: Dự án TT Nguồn vốn Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 BQ Tổng số 42 69 147 164,29 213,04 187,08 1 Nguồn vốn XDCB tập trung 2 0 4 0 0 0 2 Nguồn ngân sách huyện 10 17 17 170 100 130,38 3 Nguồn hỗ trợ có mục tiêu 1 1 35 100 3500 591,61 4 Chương trình 134, 135 9 36 54 400 150 244,95 5 Nguồn vốn trái phiếu Chính

phủ 0 15 0 0 0 0 6 Nguồn vốn khác 20 0 37 0 0 0 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, (2016)

dựng các công trình từ nguồn ngân sách nhà nước chủ yếu thuộc lĩnh vực hạ tầng giao thông, giáo dục, văn hóa..., tăng từ 42 công trình, dự án năm 2014 lên 147 công trình, dự án năm 2016. Nhìn chung, các công trình xây dựng thuộc lĩnh vực đầu tư công trên địa bàn huyện Sơn Dương được UBND tỉnh Tuyên Quang, các Sở, Ban ngành tỉnh quan tâm, tạo điều kiện phân bổ vốn từ ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng công trình, phục vụ cho hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

4.1.1.2. Tình hình đầu tư các công trình xây dựng cơ bản ở huyện Sơn Dương

Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Sơn Dương trong những năm qua đã được các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện nên kết quả sử dụng các nguồn vốn đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả cụ thể:

Việc lập, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt dự án, công trình thực hiện theo đúng quy định. Việc ra quyết định đầu tư trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện, quy hoạch ngành, vùng và kế hoạch đầu tư xây dựng hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Việc triển khai thực hiện lựa chọn nhà thầu tư vấn khảo sát thiết kế, xây lắp, giám sát kỹ thuật được thực hiện theo đúng quy định tại Luật Đấu thầu ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013 và Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009; Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn về mẫu hồ sơ mời thầu, công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản tại huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)