Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách
4.3.1. Định hướng quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các công
trình xây dựng cơ bản ở huyện Sơn Dương
4.3.1.1. Định hướng chung
Ngân sách Nhà nước trong công trình xây dựng cơ bản do huyện Sơn Dương quản lý, quá trình quản lý sử dụng vốn này cần quán triệt các quan điểm sau:
- Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách Nhà nước trong công trình xây dựng cơ bản của huyện vẫn có vai trò quyết định việc tập trung, thu hút các nguồn vốn khác phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nguồn vốn này tiếp tục đóng vai trò quan trọng, quyết định việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật và văn hóa xã hội, phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của huyện.
- Gắn quá trình sử dụng vốn đầu tư từ nguồn Ngân sách Nhà nước trong công trình xây dựng cơ bản với quá trình cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn huyện, tiếp tục đề nghị tỉnh Tuyên Quang đẩy mạnh phân cấp trong quản lý nhà nước theo hướng giao quyền tự chủ nhiều hơn cho huyện trong quản lý sử dụng vốn đầu tư từ nguồn Ngân sách Nhà nước trong công trình xây dựng cơ bản.
- Sử dụng vốn đầu tư từ nguồn Ngân sách Nhà nước trong công trình xây dựng cơ bản phải gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa và bảo đảm được cụ thể hóa gắn với các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
- Về tổng thể dài hạn cần tiếp tục khuyến khích mọi thành phần kinh tế, phát huy tiềm năng, huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển nhằm duy trì nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định, chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo cơ cấu kinh tế: Công nghiệp, xây dựng - thương mại, dịch vụ - nông lâm nghiệp và thủy sản; nâng cao hiệu quả đầu tư, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế; tập trung vào thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm, tăng cường quản lý và xây dựng kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh xã hội hóa tạo sự chuyển biến rõ rệt về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn huyện.
4.3.1.2. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước trong công trình xây dựng cơ bản huyện Sơn Dương giai đoạn 2016-2020
a. Mục tiêu phát triển phát triển kinh tế - xã hội của Sơn Dương huyện Sơn Dương giai đoạn 2016-2020
+ Mục tiêu tổng quát
Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; xây dựng hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh. Huy động mọi nguồn lực, khai
thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của huyện để phát triển kinh tế nhanh và bền vững; các ngành kinh tế của huyện phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân; tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội, phấn đấu đưa Sơn Dương trở thành huyện phát triển khá của tỉnh (Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Sơn Dương khóa XX, nhiệm kỳ 2015-2020).
+ Các chỉ tiêu chủ yếu
Các chỉ tiêu chủ yếu cần phấn đấu trong phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của huyện Sơn Dương là:
(1) Cơ cấu kinh tế cuối năm 2020: Công nghiệp, xây dựng 45,6% - Các ngành dịch vụ 29,4% - Nông lâm nghiệp và thủy sản 25%.
(2) Thu nhập bình quân đầu người đạt 43 triệu đồng/người/năm (tương đương 2.050 USD/người/năm).
(3) Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 2.668 tỷ đồng (giá hiện hành); giá so sánh 2010 đạt 1.852 tỷ đồng.
(4) Giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 7.518 tỷ đồng (giá hiện hành); giá so sánh 2010 đạt 6.318 tỷ đồng.
(5) Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt trên 178,6 tỷ đồng (trong đó: thu cân đối ngân sách trên 172 tỷ đồng).
(6) Tổng mức bán lẻ hàng hoá đạt trên 2.230 tỷ đồng. (7) Trên 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
(8) Giữ vững kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS. Tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng đạt từ 60% trở lên, trong đó đào tạo nghề đạt trên 40%.
(9) Trên 90% hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá; trên 80% số thôn, tổ dân phố đạt chuẩn thôn, tổ dân phố văn hoá; trên 90% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa và 100% xã, thị trấn có nhà văn hoá kiên cố.
(10) 80% xã, thị trấn đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã (theo tiêu chí mới giai đoạn 2015-2020); tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vacxin đạt trên 98%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 13%; trên 97% các trạm
(11) Giải quyết việc làm cho trên 23.000 lao động.
(12) Tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm bình quân 3,5% trở lên (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020).
(13) Tỷ lệ dân cư khu vực đô thị sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 98%; khu vực nông thôn đạt 95%; tỷ lệ che phủ rừng duy trì mức 52%.
(14) Hằng năm có trên 85% chi, đảng bộ cơ sở được phân loại hoàn thành tốt nhiệm vụ; trên 95% đảng viên thuộc diện đánh giá hoàn thành nhiệm vụ, trong đó trên 80% hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong nhiệm kỳ kết nạp mới trên 1.500 đảng viên.
(15) Hàng năm có trên 50% chính quyền xã, thị trấn đạt vững mạnh, không có cơ sở yếu kém; có trên 75% Mặt trận tổ quốc xếp loại tốt và các đoàn thể vững mạnh, không có yếu kém (UBND huyện Sơn Dương, 2016).
b. Nhu cầu vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước trong công trình xây dựng cơ bản huyện Sơn Dương giai đoạn 2016-2020
Trong tổng vốn đầu tư xã hội, vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước chỉ chiếm khoảng 17%-18% tổng chi ngân sách địa phương. Tuy phần vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ, song đây là nguồn vốn có vị trí rất quan trọng, tác động trực tiếp đến việc định hướng đột phá, tạo môi trường, điều kiện để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện Sơn Dương được xây dựng dựa trên các căn cứ:
- Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh nói chung, huyện nói riêng.
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của tỉnh, huyện; mục tiêu ưu tiên đầu tư trong kế hoạch 5 năm 2016-2020 của tỉnh, địa phương.
- Các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt.
- Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư công theo từng nguồn vốn và theo ngành, lĩnh vực, chương trình.
- Dự báo khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư của địa phương.
- Cơ chế và chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương.
Tổng nhu cầu kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước huyện Sơn Dương giai đoạn 2016-2020 là 1.049.006 triệu đồng, trong đó:
- Nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung của tỉnh: 60.500 triệu đồng. - Nguồn vốn thu cấp quyền sử dụng đất: 80.800 triệu đồng.
- Nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu ngân sách Trung ương: 581.300 triệu đồng. - Nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu (chương trình giảm nghèo bền vững, chương trình nông thôn mới): 221.256 triệu đồng.
- Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ: 105.150 triệu đồng.
Bảng 4.21. Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước huyện Sơn Dương giai đoạn 2016-2020
ĐVT: Triệu đồng
TT Nguồn vốn đầu tư
Nhu cầu vốn 5 năm 2016-2020
Tổng cộng 1.049.006
1 Nguồn xây dựng cơ bản tập trung của tỉnh 60.500
2 Nguồn thu cấp quyền sử dụng đất 80.800
3 Nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương 581.300 4 Nguồn vốn CTMTQG (Giảm nghèo bền vững, nông thôn mới) 221.256
5 Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ 105.150
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện (2016) Căn cứ Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ; Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương; Chỉ thị số 14/ CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý và xử lý nợ đọng từ ngân sách nhà nước; Chỉ thị số 22/CT- TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016-2020. Để thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội nêu trên, kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước sẽ được tập trung đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng, huyện Sơn Dương cần thực hiện tốt một số quan điểm và định hướng về công tác quản lý vốn đầu tư từ ngân
sách nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản cụ thể như sau:
- Nâng cao hiệu quả sử dụng của nguồn vốn ngân sách nhà nước. Đây là mục tiêu quan trọng về công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước, nó không chỉ là chống thất thoát, lãng phí trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, mà còn phải tận dụng nguồn lực để có sản phẩm đầu ra nhiều nhất, có chất lượng nhất, để khai thác hết công suất, quy mô của công trình dự án xây dựng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Phát hiện những bất cập trong chế độ, chính sách, tính không đồng bộ trong chế độ chính sách và những bất cập trong các cơ quan nhà nước trong việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản để kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung.
- Nâng cao chất lượng trong công tác quy hoạch, kế hoạch, thiết kế, thẩm định, đấu thầu, phê duyệt và quản lý cấp phát vốn, quyết toán vốn đầu tư chính xác, đúng chế độ; giảm thiểu các thủ tục gây phiền hà, giảm nợ tồn đọng, giảm giá thành, tiết kiệm ngân sách trong đầu tư và nâng cao chất lượng các công trình, dự án xây dựng trong thời gian tới.
- Tăng cường bồi dưỡng các nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư XDCB và quản lý NSNN; nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động làm việc trong lĩnh vực này. Có cơ chế, hình thức thưởng phạt và xử lý nghiêm minh những vi phạm, sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ gây lãng phí, thất thoát nguồn lực tài chính cua Nhà nước.
- Nâng cao năng lực giám sát, kiểm tra, thanh tra vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra công cụ quan trọng nhằm phát hiện sai phạm của chủ đầu tư, BQL dự án và các đơn vị thi công, đơn vị tư vấn trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư. Nâng cao năng lực giám sát, thanh tra kiểm tra theo hướng thực chất, nghiêm túc nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động đầu tư XDCB.
- Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN, là hoạt động có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đến sự phát triển của mỗi địa phương, nó góp phần tạo lập hạ tầng kinh tế - xã hội, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nó đòi hỏi sự tham gia tích cực, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc của chủ đầu tư, nhà thầu và sự tham gia của cả cộng đồng
dân cư trong tất cả các khâu, các bước của hoạt động đầu tư.