Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các công trình
4.1.6. Hệ thống quản lý vốn đầu tư từ NSNN trong XDCB của chính quyền huyện
đúng quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện còn để xảy ra sai sót lập dự toán chưa chính xác, nghiệm thu khối lượng chưa đúng thực tế thi công; một số công trình bản vẽ hoàn công có một số hạng mục không đúng với thực tế thi công; việc thanh toán, quyết toán công trình chưa kịp thời và kiến nghị, đề nghị thu hồi cụ thể: Năm 2014, Kiểm toán khu vực X thực hiện kiểm toán quyết toán ngân sách và quyết toán vốn đầu tư, qua kiểm toán kiến nghị thu hồi số tiền trên 450 triệu đồng; năm 2015, Thanh tra tỉnh thực hiện thanh tra trách nhiệm Chủ tịch UBND huyện trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản gồm 15 công trình, dự án qua thanh tra đã kiến nghị thu hồi số tiền 165 triệu đồng; năm 2016, Thanh tra Sở Xây dựng thực hiện tra công tác quản lý vốn đầu tư tại 04 công trình, dự án qua thanh tra kiến nghị thu hồi 13 triệu đồng..., nguyên dân do:
- Ủy ban nhân dân huyện chưa thường xuyên chỉ đạo đôn đốc, kiểm tra, giám sát trong quản lý đầu tư xây dựng dẫn đến còn để xẩy ra sai sót trong thanh, quyết toán các công trình dự án; việc thanh toán, quyết toán công trình chưa kịp thời, chậm thời gian quy định.
- Ủy ban nhân dân huyện chưa quyết liệt chỉ đạo và có biện pháp xử lý đối với chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây lắp và các nhà thầu tư vấn thực hiện chưa hết trách nhiệm còn để xảy ra sai phạm.
4.1.6. Hệ thống quản lý vốn đầu tư từ NSNN trong XDCB của chính quyền huyện Sơn Dương huyện Sơn Dương
Tổ chức bộ máy các cơ quan thuộc chính quyền huyện Sơn Dương trực tiếp tham gia quản lý sử dụng vốn đầu tư từ NSNN cho các công trình xây dựng cơ bản gồm Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện, phòng Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc nhà nước Sơn Dương, các đơn vị chủ đầu tư (gồm các Ban
quản lý dự án của huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn).
ngân sách nhà nước phân cấp cho huyện quản lý là Hội đồng nhân dân huyện Sơn Dương. Cơ quan thực hiện là Uỷ ban nhân dân huyện, phòng Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc nhà nước Sơn Dương và các đơn vị chủ đầu tư dự án.
Bên cạnh đó, chính quyền huyện chịu sự lãnh đạo của Huyện ủy và sự quản lý trực tiếp của Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh và quản lý chuyên ngành của các Sở Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc nhà nước tỉnh trong quá trình quản lý sử dụng vốn đầu tư cho các công trình xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.
Ghi chú sơ đồ:
: Hướng thể hiện chỉ đạo của cấp trên đối với cấp dưới
: Hướng thể hiện cấp dưới báo cáo với cấp trên và phối hợp thực hiện giữa các cơ quan.
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ Bộ máy quản lý vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho các công trình XDCB
Nguồn: Quốc hội (2015)
Nguồn nhân lực bộ máy quản lý nhà nước trong sử dụng vốn đầu tư từ NSNN cho các công trình XDCB trên địa bàn huyện cơ bản đảm bảo về số lượng cụ thể: Đối với Thường trực HĐND huyện gồm 06 đồng chí (trong đó: Hoạt động chuyên trách 02 đồng chí, kiêm nhiệm 04 đồng chí và 3 đồng chí Phó
Trưởng ban chuyên trách); đối với Uỷ ban nhân dân huyện có 04 đồng chí; đối
Uỷ ban nhân dân huyện Kho bạc nhà nước huyện Phòng Tài chính - Kế hoạch Ban Quản lý công trình thuộc huyện
Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn Hội đồng nhân
với biên chế của phòng Tài chính - Kế hoạch 17 người (03 lãnh đạo, 14 chuyên viên); Kho bạc nhà nước Sơn Dương có 15 người (02 lãnh đạo, 13 cán bộ)… Tuy nhiên chất lượng cán bộ làm công tác quản lý sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế trong công việc như tình trạng làm việc không đúng chuyên môn được đào tạo và kiêm nhiệm trong công tác còn phổ biến (đặc biệt là những cán
bộ công tác trong khâu quyết toán vốn đầu tư, thẩm định dự án đầu tư); số lượng
cán bộ có trình độ đại học, sau đại học chiếm tỷ lệ cao (khoảng 90%) nhưng phần lớn lại không được đào tạo chính quy (chủ yếu chuyên tu và tại chức).
* Sự phối hợp giữa các cơ quan của chính quyền huyện
Hàng năm phòng Tài chính - Kế hoạch huyện là cơ quan tham mưu giúp Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện lập kế hoạch sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các công trinh xây dựng cơ bản. Sau khi được Hội đồng nhân dân huyện phê duyệt, Uỷ ban nhân dân huyện triển khai giao kế hoạch vốn đầu tư của năm kế hoạch cho các công trình, dự án và các chủ đầu tư, UBND các xã, thị trấn. Kho bạc nhà nước Sơn Dương là cơ quan kiểm soát việc thanh toán vốn đầu tư của các dự án theo quy định của nhà nước.
* Phân cấp trong quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB
Phân cấp trong quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Sơn Dương gắn chặt với phân cấp về quản lý kinh tế - xã hội và phân cấp trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Huyện Sơn Dương không thực hiện phân cấp cho cấp dưới (cấp xã, thị trấn) mà thực hiện theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Quyết định số 23/2010/QĐ-UBND ngày 10/5/2010 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc ban hành Quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang cụ thể:
- Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư các dự án có mức vốn đầu tư từ 500 triệu đồng đến dưới dưới 5 tỷ đồng.
- Uỷ ban nhân cấp xã, thị trấn quyết định đầu tư các dự án có mức vốn đầu tư dưới 500 triệu đồng.
Việc phân cấp này chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế công việc ở huyện Sơn Dương do phân cấp chưa đủ mạnh; không phát huy được năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên môn quản lý dự án, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện. Một số công trình thuộc nguồn vốn tình quản lý huyện phải trình các Sở
ngành của tỉnh thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư, nên thời gian thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư thường kéo dài, ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư của từng dự án, xét trên bình diện tổng thể của huyện thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư không cao. Việc phân cấp và ủy quyền trong quản lý đầu tư và xây dựng về cơ bản mới là việc phân cấp, ủy quyền trong thẩm định và phê duyệt các thủ tục đầu tư mà chưa gắn liền với nguồn thu và nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách; làm cho chính quyền huyện chưa thật chủ động, năng động; chưa tích cực khai thác nguồn thu và tinh thần tự chịu trách nhiệm chưa cao; phát sinh tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự trợ cấp từ ngân sách cấp trên.