TT Chỉ tiêu Số lượng (Ý kiến) Tỷ lệ (%) Tổng số 90 100 1 Rất hài lòng 77 85,5 2 Hài lòng 8 8,8 3 Không hài lòng 5 5,5
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, (2017) Phỏng vấn trực tiếp đại diện một số người dân tại các xã Hồng Lạc, Sơn Nam, Tân Trào và thị trấn Sơn Dương về mức độ hài lòng của người dân trực tiếp thụ hưởng một số công trình xây dựng cơ bản qua tổng hợp tại bảng 4.12 cho thấy có 85,5% ý kiến rất hài lòng, 8,8% ý kiến hài lòng về công trình mà họ đang sử dụng qua đó cho thấy một số công trình đã đáp ứng cơ bản nhu cầu sử dụng các công trình công cộng của người dân ở địa phương. Có 5,5% ý kiến không hài lòng vì một phần do trong quá trình sử dụng công trình đã xuất hiện những dấu hiệu xuống cấp, một phần do yếu tố tâm lý của người được phỏng vấn.
Hộp 4.2. Ý kiến về chất lượng công trình
Công trình xây dựng lò đốt rác thải sinh hoạt tại xã Tân Trào khi hoàn thành nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng đã góp phần xử lý lớn khối lượng rác thải của các thôn trên địa bàn xã, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giúp xã hoàn thành xã đạt chuẩn nông thôn mới theo kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, việc đốt rác thải sinh hoạt chưa kịp thời do quy mô, công suất lò đốt chưa phù hợp.
Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Phan Văn Oanh, thôn Cả, xã Tân Trào
4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DựNG CƠ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DựNG CƠ BAN Ở HUYỆN SƠN DƯƠNG
4.2.1. Các chủ trương chính sách về quản lý sử dụng vốn đầu tư từ NSNN cho các công trinh XDCB của huyện Sơn Dương
Việc chậm trễ trong thực hiện giải ngân kế hoạch vốn giao hàng năm của huyện có một phần không nhỏ là do quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015 (hết tháng 12 hoặc đầu tháng 01 của năm sau Hội đồng nhân dân các cấp mới tổ chức xong kỳ họp), sau khi Hội đồng nhân dân các cấp họp xong Ủy ban nhân dân các cấp mới triển khai Hội nghị giao kế hoạch cho các cơ quan, đợn. Hơn nữa do tâm lý, công việc bề bộn sát Tết, sự chỉ đạo chưa thực sự tích cực của các đơn vị có liên quan…Bên cạnh đó triển khai Luật Đầu tư công năm 2015, việc ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật chậm dẫn đến việc lập các thủ tục, hồ sơ đầu tư các công trình xây dựng cơ bản còn lúng túng...
Các quy định của Nhà nước về trình tự, thủ tục hồ sơ đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước, lựa chọn nhà thầu trong đầu tư xây dựng cơ bản...thường xuyên thay đổi, điều chỉnh hơn nữa các văn bản hướng dẫn giữa các Bộ, ngành và sự phân cấp quản lý trong đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước không đồng nhất cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc quản lý vốn đầu tư của huyện Sơn Dương.
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của chính sách tới công tác quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Sơn Dương
STT Chỉ tiêu Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) Tổng số 23 100 1 Chính sách áp dụng đồng bộ 7 30,43 2 Chính sách chồng chéo 11 47,83
3 Cần sửa đổi, bổ sung 5 21,74
Nguồn: Số liệu điều tra, (2017) Đánh giá mức độ ảnh hưởng của chính sách nhà nước trong công tác quản lý vốn đầu tư tư ngân sách nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát tại bảng 4.13 cho thấy có 7 ý kiến cho rằng chính sách áp dụng đồng bộ, 11 ý kiến cho rằng chính sách áp dụng còn chồng chéo, 5 ý kiến cho rằng cần sửa đổi, bổ sung để chính sách quản lý vốn đầu tư hoàn thiện hơn, thuận lợi cho quá trình quản lý áp dụng từ trên xuống. Như vậy, để các công trình xây dựng cơ bản được thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng phục vụ cho cộng đồng thì Chính phủ, các Bộ ban ngành, UBND các tỉnh, thành phố cần bổ sung, sửa đổi một số chính sách áp dụng trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước đảm bảo đúng quy định, phù hợp với điều kiện từng địa phương.
4.2.2. Việc quy hoạch
Sơn Dương là một huyện miền núi nằm ở phía Nam của tỉnh Tuyên Quang, cách trung tâm thành phố Tuyên Quang 30 km về phía Đông Nam. Phía Bắc giáp huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang; phía Nam giáp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc; phía Đông giáp huyện Định Hóa và huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang và huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Tổng diện tích đất tự nhiên 78.795 ha chiếm 13,43% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh, bao gồm 33 đơn vị hành chính cấp xã (01 thị trấn và 32 xã). Trên địa bàn huyện có tuyến Quốc lộ 37, Quốc lộ 2C chạy qua (tuyến giao thông chính nối huyện Sơn Dương với tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Giang) tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm tiếp theo. Trong thời gian qua các cấp ủy đảng, chính quyền huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các Đồ án quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, xây dựng quy hoạch các cụm, điểm dân cư trên địa bàn do đó, công tác quy hoạch xây dựng trên địa bàn đã đạt được nhiều kết quả rõ rệt, tạo điều kiện thuận lợi cho cấp uỷ, chính quyền các cấp trong huyện có căn cứ để quản lý, thực hiện đầu tư xây dựng mang tính ổn định, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện; đưa đất đai vào sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả; từng bước nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần cho nhân dân; nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước. Tuy nhiên trong công tác lập quy hoạch còn một số hạn chế như: Quá trình thực hiện việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch còn có những sai sót, chất lượng chưa cao, một số nội dung quy hoạch xây dựng chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; công tác quản lý quy hoạch trên địa bàn huyện còn hạn chế; việc quy hoạch nghĩa trang nhân dân tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện chưa được quan tâm chú trọng; công tác phối hợp với huyện Yên Sơn và các sở ban nhành của tỉnh để hoàn thiện thủ tục đề nghị điều chỉnh địa giới của huyện chưa thực hiện được đã ảnh hưởng đến việc triển khai một số công trình dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện.
Bảng 4.14. Các yếu tố ảnh hưởng đến quy hoạch các công trình xây dựng cơ bản của huyện Sơn Dương
STT Chỉ tiêu Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%)
Tổng số 113 100
1 Thu hồi đất 46 40,7
2 Giải phóng mặt bằng 29 25,6
Qua tổng hợp kết quả phỏng vấn tại bảng 4.14 có 90 hộ dân được sử dụng các công trình xây dựng cơ bản ở các xã Tân Trào, Sơn Nam, Hồng Lạc và thị trấn Sơn Dương và một số cán bộ chủ đầu tư, Ban quản lý, đại diện các đơn vị tham gia thực hiện công trình có 40,7% ý kiến cho rằng thu hồi đất ảnh hưởng đến việc quy hoạch các công trình; 25,6% ý kiến cho rằng việc giải phóng mặt bằng và 33,6% ý kiến cho rằng quy hoạch xây dựng của địa phương còn chưa thực sự thống nhất, ảnh hưởng đến quy hoạch các công trình xây dựng ở huyện Sơn Dương. Công tác giải quyết các công việc của các cơ quan chức năng có liên quan thuộc các Sở ngành của thành tỉnh Tuyên Quang thường chậm trễ, không đáp ứng được yêu cầu thực tế công việc của huyện, đặc biệt các dự án liên quan đến công tác thu hồi đất, GPMB hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, các dự án chưa nằm trong quy hoạch xây dựng, hoặc khi có sự điều chỉnh dự án mà thẩm quyền thẩm định và duyệt điều chỉnh không phải của huyện...
4.2.3. Quy trình thực hiện quản lý vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản của huyện
4.2.3.1. Công tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tư từ NSNN cho các công trình xây dựng cơ bản
Trên cơ sở Quyết định phê duyệt kế hoạch đầu tư và xây dựng hằng năm của UBND tỉnh từ nguồn vốn phân cấp cho huyện quản lý và Nghị quyết phê duyệt kế hoạch sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của HĐND huyện hằng năm, Ủy ban nhân dân huyện đã kịp thời chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phê duyệt kế hoạch đầu tư xây dựng hằng năm đảm bảo theo đúng nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư theo đúng quy định của Nhà nước, của tỉnh. Tuy nhiên việc tham mưu, đề xuất trong việc xây dựng kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch vốn của các cơ quan chuyên môn chậm đã ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các công trình, dự án trên địa bàn huyện.
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của công tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB ở huyện Sơn Dương
STT Chỉ tiêu Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%)
Tổng số 113 100
1 Chưa chú trọng tới kế hoạch 41 36,3
2 Xây dựng kế hoạch phù hợp 26 23,0
3 Xây dựng kế hoạch chưa phù hợp 46 40,7
Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát tại bảng 4.18 cho thấy có 36,3% ý kiến đánh giá các cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản chưa quan tâm đúng mức tới kế hoạch trung và dài hạn, chưa quán triệt đầy đủ tầm quan trọng của các loại kế hoạch này, đặc biệt là kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm, là cơ sở pháp lý, là căn cứ để xây dựng kế hoạch hàng năm. Điều đó thể hiện năng lực, tầm nhìn của nhà quản lý trong chỉ đạo điều hành thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế. Hệ quả tất yếu của nó là nhiệm vụ, công trình đột xuất phải triển khai trong năm chiếm tỷ trọng lớn. Hiện tượng này dẫn tới hệ lụy rõ nhất khi huyện có nguồn vốn chi ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản tăng nhanh làm cho công tác chuẩn bị đầu tư các dự án không kịp để phân bổ ngân sách hay nói cách khác không có dự án đủ điều kiện để giao kế hoạch vốn theo quy định của nhà nước. Có 23% ý kiến cho rằng công tác xây dựng kế hoạch phù hợp và 40,7% ý kiến cho rằng việc xây dựng kế hoạch đầu tư của các cơ quan chưa phù hợp bởi cơ chế “Xin cho” trong xây dựng kế hoạch đầu tư còn nhiều biểu hiện rõ nét.
Vấn đề kỷ luật hành chính trong thực thi các chỉ tiêu kế hoạch huyện giao chưa được coi trọng. Trách nhiệm tập thể, cá nhân của các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn và chủ đầu tư trong việc không hoàn thành nhiệm vụ được giao chưa được xem xét thỏa đáng; công tác thi đua khen thưởng còn nặng về hình thức, không đi kèm với xử lý, kỷ luật và chưa thực sự là động lực thi đua của các ngành. Điều đó đã hạn chế tính pháp lệnh của chỉ tiêu kế hoạch, tạo tâm lý “dễ làm khó bỏ” cho các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn và chủ đầu tư. Khi nào thành “điểm nóng”, thành trách nhiệm chung phải giải quyết thì mới vào cuộc, điều này thực sự gây tốn kém ngân sách Nhà nước dẫn đến sử dụng ngân sách không hiệu quả.
Hộp 4.3. Ý kiến về kế hoạch đầu tư
Mặc dù Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành các Chương trình, Kế hoạch và các chỉ thị chỉ đạo UBND huyện và các cơ quan, nhưng trên thực tế trong quá trình tổng hợp kế hoạch đầu tư các đơn vị chưa huy động hết tiềm năng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển, chủ yếu trông chờ vào nguồn ngân sách nên đã hạn chế quy mô đầu tư. Cơ cấu đầu tư tuy đã có sự tập trung cho trọng tâm trọng điểm nhưng vẫn còn một số nội dung chưa được chú ý như cơ cấu đầu tư cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cho phát triển công nghiệp, dịch vụ,… chưa rõ nét.
Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Hà Quang Chúc, Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban Quản lý Dự án đầu tư XDCB huyện Sơn Dương
4.2.3.2. Ảnh hưởng của kế hoạch thanh toán, giải ngân vốn đầu tư từ NSNN cho các công trình XDCB
Sự phù hợp của quyết định đầu tư dự án với quy hoạch: Do một số công trình, dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư không phù hợp với quy hoạch làm cho việc giải ngân vốn đầu tư chậm cụ thể như công trình khu dân cư và trợ xã Tân Trào đã triển khai đầu tư giai đoạn I và triển khai bán đấu giá quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân, tuy nhiên theo quy hoạch khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Tân Trào do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt không phù hợp nên công trình phải dừng thi công xin ý kiến các Bộ, ban ngành...đến nay công trình vẫn chưa được triển khai tiếp giai đoạn 2 theo kế hoạch đề ra.
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của kế hoạch thanh toán, giải ngân vốn đầu tư đến các công trình xây dựng cơ bản ở huyện Sơn Dương
STT Chỉ tiêu Số lượng
(ý kiến)
Tỷ lệ (%)
Tổng số 23 100
1 Tiến độ thi công còn chậm 3 13,0
2 Hoàn thiện kế hoạch, dự án đúng tiến độ 8 34,8
3 Sự phối hợp với các đơn vị liên quan chưa tốt 12 52,2 Nguồn: Số liệu điều tra, (2017) Nguồn: Số liệu điều tra, (2017) Tổng hợp kết quả điều tra tại bảng 4.19 có 13% ý kiến đánh giá rằng tiến độ thi công còn chậm ảnh hưởng công tác quản lý vốn, 34,8% ý kiến cho rằng hoàn thiện kế hoạch, dự án đúng tiến độ ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn và 52,2% ý kiến cho rằng sự phối hợp với các đơn vị liên quan chưa tốt ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn.
Ảnh hưởng của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng: Huyện Sơn Dương trong những năm gần đây đã chú trọng đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, coi đây là nguyên nhân chủ yếu làm chậm trễ tiến độ thi công các công trình, dự án phải bồi thường giải phóng mặt bằng. Nhiều công trình, dự án đầu tư có liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng tiến hành gặp khó khăn vì nhiều lý do như cơ chế, chính sách trong việc triển khai bồi thường giải phóng mặt bằng thiếu đồng bộ, chậm hướng dẫn và chưa nhất quán như giá đền bù theo vùng, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, đào tạo,…Việc bố trí khu tái định
cư cho các hộ dân bị thu hồi đất phải bố trí tái định cư triển khai chậm, chưa đạt tiến độ đề ra.
Sự phối hợp chưa tốt giữa các đơn vị có liên quan trong công tác giải ngân kế hoạch vốn đầu tư (Chủ đầu tư, Kho bạc nhà nước Sơn Dương, phòng Tài chính - Kế hoach, Ban quản lý công trình...) trong việc thực hiện kế hoạch vốn đã ảnh hưởng đến việc tổng hợp, theo dõi tiến độ giải ngân các nguồn vốn…
Việc đôn đốc, chỉ đạo của UBND huyện Sơn Dương, phòng Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc nhà nước Sơn Dương trong việc thực hiện quy định về quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành của chủ đầu tư chưa nghiêm, tình trạng nhiều