Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các công trình
4.1.3. Thực trạng tổ chức thực hiện thanh toán, giải ngân vốn đầu từ Ngân
sách Nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản
4.1.3.1. Quy trình thanh toán vốn đầu tư từ NSNN trong XDCB ở huyện Sơn Dương
a.Quy trình thanh toán vốn đầu tư từ NSNN trong XDCB ở huyện Sơn Dương
Quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản của năm kế hoạch được UBND huyện Sơn Dương ban hành là cơ sở cho Kho bạc nhà nước huyện Sơn Dương và các đơn vị chủ đầu tư các dự án thực hiện thanh toán, giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các công trình. Việc thực hiện thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Kho bạc nhà nước Sơn Dương phải đáp ứng yêu cầu tiên quyết là không được vượt quá số vốn kế hoạch vốn đã giao, vốn của công trình, dự án nào thì chỉ được thanh toán cho công trình, dự án đó. Yêu cầu này đã được Kho bạc nhà nước Sơn Dương thực hiện nghiêm chỉnh những năm qua.
Sau khi nhận được quyết định giao kế hoạch vốn cho các công trình, dự án, chủ đầu tư công trình, dự án có trách nhiệm phối hợp với Kho bạc nhà nước Sơn Dương hoàn thiện thủ tục mở tài khoản thanh toán của các công trình, dự án (đối
với các công trình, dự án được giao vốn lần đầu); tiến hành lập hồ sơ gửi Kho
ứng hoặc thanh toán khối lượng tùy vào tình hình thực tế của từng công trình, dự án). Kho bạc nhà nước Sơn Dương có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư, thực hiện thanh toán nếu hồ sơ đầy đủ trong một thời gian nhất định theo quy định của pháp luật.
* Ưu và nhược điểm của quy trình:
+ Ưu điểm: Quy trình đã xác định được từng bước thực hiện và từng chủ thể thực hiện trong việc thanh toán vốn.
+ Nhược điểm: Quy trình thanh toán vốn còn phức tạp, nhiều thủ tục trong việc thực hiện thanh toán.
b. Thực trạng phân công chức năng, nhiệm vụ; sự phối hợp giữa các cơ quan trong thanh toán vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước trong công trình xây dựng cơ bản của huyện Sơn Dương
Ở huyện Sơn Dương, Kho bạc nhà nước là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong thanh toán vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong công trình xây dựng cơ bản. Phòng Tài chính - Kế hoạch kiểm tra (thông qua các báo cáo tháng của Kho bạc nhà nước Sơn Dương) việc thanh toán vốn của Kho bạc nhà nước Sơn Dương theo kế hoạch đã giao. Chủ đầu tư các công trình, dự án làm việc trực tiếp với Kho bạc nhà nước Sơn Dương trong công tác thanh toán vốn đầu tư. Tuy nhiên thủ tục hành chính trong công tác thanh toán vốn đầu tư tại Kho bạc nhà nước Sơn Dương còn rườm rà, mất nhiều thời gian, tính minh bạch còn thấp. Quy trình thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản chưa được niêm yết công khai, thường các chủ đầu tư đến giao dịch thanh toán vốn phải đi lại nhiều lần để hoàn thiện thủ tục rút vốn đầu tư.
4.1.3.2. Kết quả thanh toán, giải ngân vốn đầu tư từ NSNN trong XDCB Thực hiện Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ; Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản và Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ. Hàng năm, trên cơ sở xác định cân đối tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước được tỉnh cấp, ngân sách do huyện quản lý và ngân sách các xã, thị trấn, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch, xác định
trọng điểm ưu tiên đầu tư và tổ chức phân bổ nguồn vốn đầu tư các công trình xây dựng cơ bản theo đúng quy định của HĐND tỉnh, trong đó, không phê duyệt đầu tư đối với các dự án mới, không thuộc hạng mục các dự án cấp bách, dự án trọng điểm và các dự án thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới (triển khai tại các xã điểm); chỉ đạo các phòng, ban, ngành chức năng của huyện, chính quyền các xã, thị trấn ưu tiên nguồn vốn thanh toán khối lượng thực hiện cho các công trình đã quyết toán, công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn và các công trình chuyển tiếp. Phân bổ cơ cấu vốn đầu tư theo hướng dứt điểm, có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải; ưu tiên vốn đầu tư thanh toán nợ xây dựng cơ bản cho các dự án đã được phê duyệt quyết toán hoặc công trình trọng điểm; hạn chế tối đa việc phân bổ vốn sau và các công trình, dự án mới. Tập trung chỉ đạo việc cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thẩm định quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản; thường xuyên kiểm tra, rà soát đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản chưa được quyết toán để tìm hướng chỉ đạo tháo gỡ kịp thời; hướng dẫn điều chỉnh bổ sung tổng mức đầu tư cho các dự án. Để đảm bảo việc triển khai thực hiện nguồn vốn đầu tư hiệu quả, huyện đã chỉ đạo các đơn vị quản lý dự án đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình chuyển tiếp, tăng cường công tác giám sát, thi công, đảm bảo chất lượng công trình, thanh toán vốn theo kế hoạch giao và khối lượng hoàn thành của dự án; kiên quyết không để nhà thầu thi công vượt khối lượng số vốn đã cấp nhằm hạn chế phát sinh nợ đọng mới.
Trong công tác thanh toán giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong công trình xây dựng cơ bản ở huyện Sơn Dương trong những năm gần đây được các cấp ủy đảng, chính quyền huyện tập trung chỉ đạo do vậy kết quả giải ngân các nguồn vốn phân cấp cho huyện quản lý đạt cao.
Qua phân tích, tổng hợp tại bảng 4.7 tỷ lệ thanh toán, giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước của huyện Sơn Dương cho thấy, các công trình, dự án thuộc các nguồn vốn phân cấp cho huyện quản lý tỷ lệ thanh toán, giải ngân các nguồn vốn đều đạt 100% kế hoạch vốn đã giao. Tốc độ giải ngân đủ để đáp ứng nhu cầu của huyện Sơn Dương, cả bên nhà đầu tư và nhà thầu.
Bảng 4.7. Tỷ lệ giải ngân/kế hoạch của huyện Sơn Dương giai đoạn 2014 - 2016
ĐVT: Triệu đồng
TT Nguồn vốn
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Kế hoạch vốn giao Kết quả giải ngân Tỷ lệ (%) Kế hoạch vốn giao Kết quả giải ngân Tỷ lệ (%) Kế hoạch vốn giao Kết quả giải ngân Tỷ lệ (%)
1 Xây dựng cơ bản tập trung 5.329 5.329 100 4.786 4.786 100 15.467 15.467 100
2 Ngân sách huyện 30.467 30.467 100 29.892 29.892 100 52.392 52.392 100
3 Vốn hỗ trợ có mục tiêu 13.894 13.894 100 13.458 13.458 100 23.946 23.946 100
4 Vốn Chương trình 135 21.678 21.678 100 21.324 21.324 100 33.079 33.079 100
5 Vốn khác 4.958 4.958 100 3.812 3.812 100 16.193 16.193 100
4.1.3.3. Đánh giá công tác thanh toán, giải ngân vốn đầu tư từ NSNN cho các công trình xây dựng cơ bản ở huyện Sơn Dương
Việc thanh toán, giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN cho các công trình XDCB trên địa bàn huyện Sơn Dương được thực hiện theo đúng quy định của nhà nước. Các ban quản lý công trình phối hợp với các đơn vị tư vấn thiết kế, lập dự toán, đơn vị thi công, đơn vị tư vấn giám sát căn cứ kết quả nghiệm thu khối lượng hoàn thành lập các thủ tục, hồ sơ gửi Kho bạc nhà nước Sơn Dường thanh toán, giải ngân vốn.
Bảng 4.8. Đánh giá công tác thanh toán, giải ngân nguồn vốn đầu tư cho các công trình xây dựng cơ bản
STT Chỉ tiêu Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%)
Tổng số 113 100
1 Thủ tục hướng dẫn thanh toán, giải ngân nguồn vốn
- Chưa rõ ràng 33 29,20
- Rõ ràng 11 9,73
- Cần sửa đổi, bổ sung 38 33,63
2 Quá trình tổng hợp, thống kê nguồn vốn
- Nhanh chóng 6 5,31
- Đúng tiến độ 6 5,31
- Chậm so với quy định 19 16,81
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, (2017) Qua tổng hợp kết quả điều tra tại bảng 4.8 cho thấy, đa số ý kiến đánh giá về thủ tục hướng dẫn thanh toán, giải ngân nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các công trình cần sửa đổi bổ sung chiếm 33,63 %. Thủ tục hành chính trong công tác thanh toán vốn đầu tư tại Kho bạc nhà nước Sơn Dương còn rườm rà, mất nhiều thời gian, tính minh bạch chưa cao. Quy trình thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản chưa được niêm yết công khai, thường các chủ đầu tư đến giao dịch thanh toán vốn phải đi lại nhiều lần để hoàn thiện thủ tục rút tiền đầu tư.
Bên cạnh đó có 16,81% ý kiến đánh giá quá trình tổng hợp, thống kê nguồn vốn còn chậm so với quy định bởi vì ảnh hưởng của các thủ tục, hành chính. Sự phân công trách nhiệm, quyền hạn giữa các phòng ban trong thanh toán vốn đầu tư là khá rõ ràng. Tuy nhiên sự phối hợp giữa các cơ quan này chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ. Đó là việc chậm tổng hợp số liệu thanh toán vốn đầu tư ảnh hưởng đến chỉ đạo thanh toán của UBND huyện, về thủ tục
hướng dẫn chủ đầu tư thanh toán vốn đầu tư giữa hai cơ quan đôi lúc chưa thống nhất, đặc biệt là khi có các quy định mới của Nhà nước về thanh toán vốn đầu tư cho các công trình, dự án.