Đánh giá về quản lý vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước cho các công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản tại huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 75 - 79)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các công trình

4.1.7. Đánh giá về quản lý vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước cho các công

trình xây dựng cơ bản huyện Sơn Dương

4.1.7.1. Những điểm nổi bật của quản lý vốn đầu tư từ nguồn Ngân sách Nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản của huyện Sơn Dương

a. Nguồn vốn đầu tư từ nguồn Ngân sách Nhà nước trong công trình xây dựng cơ bản của huyện Sơn Dương.

Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của huyện chiếm tỷ trọng nhỏ (17-18% tổng chi ngân sách nhà nước của huyện) chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực có vai trò quan trọng trong việc phát triển các ngành, lĩnh vực có ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội của huyện. Tuy tỷ trọng chi đầu tư xây dựng cơ bản trong tổng chi ngân sách của địa phương nhỏ nhưng có tầm quan trọng đặc biệt, đã quyết định việc đầu tư, xây dựng và tạo ra cơ sở vật chất cho quá trình hiện đại hóa hạ tầng đô thị của huyện, tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Các quy định về quản lý ngân sách và quản lý đầu tư được quan tâm xây dựng, ban hành, bổ sung, chỉnh sửa nhằm cụ thể hóa trình tự, thủ tục và trách nhiệm của mỗi cá nhân, đơn vị. Huyện chủ động, kịp thời xây dựng các văn bản chỉ đạo cụ thể về quản lý đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách, trong đó quy định cụ thể trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết từng thủ tục trong quản lý đầu tư trên cơ sở các quy định của Chính phủ và của Tỉnh. Đây là cơ sở để các phòng, ban và các xã, thị trấn triển khai thực hiện thống nhất công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Các phòng, ban thuộc huyện, UBND các xã, thị trấn đã chủ động, kịp thời đề xuất đầu tư dự án với cấp có thẩm quyền để thực hiện quy trình đầu tư

xây dựng cơ bản trên cơ sở chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và nhu cầu thực tiễn trên địa phương. Trên cơ sở đề xuất của các phòng, ban, các xã, thị trấn, Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xem xét để trình quyết định phê duyệt đầu tư dự án cho chủ đầu tư; xây dựng kế hoạch sử dụng vốn đầu tư trình Hội đồng nhân dân huyện phê duyệt làm căn cứ cho các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện theo quy định.

Thực hiện Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2009 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư, Ủy ban nhân dân huyện cử cán bộ chuyên môn nghiệp vụ tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nghiệp vụ giám sát, đánh giá đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh tổ chức; ban hành các văn bản chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư.

Hằng năm Hội đồng nhân dân huyện, Uỷ ban nhân dân huyện không chỉ quyết định thông qua kế hoạch sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của năm kế hoạch mà còn trực tiếp kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã giao (trực tiếp là Ban Kinh tế - Xã hội thuộc HĐND huyện). Việc kiểm tra, giám sát có thể theo kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất. Thông thường UBND huyện giám sát thông qua các báo cáo thanh, quyết toán vốn đầu tư của phòng Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc nhà nước Sơn Dương; Hội đồng nhân dân huyện kiểm tra, giám sát bằng các kế hoạch, các chương trình hành động (thường là theo quý). Nội dung giám sát thường là về tiến độ giải ngân vốn đầu tư; việc tuân thủ các quy định của nhà nước trong thanh, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Nhờ hoạt động kiểm tra, giám sát thường xuyên của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện mà những năm qua trên địa bàn quận không xảy ra các vi phạm lớn về thanh, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

b. Hoạt động quản lý sử dụng vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản

- Công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước huyện đã được tập trung chỉ đạo, phát huy được vai trò quản lý nhà nước của chính quyền huyện:

Công tác lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách được xây dựng theo một quy trình hợp lý; phân công chức năng nhiệm vụ các phòng ban rõ

ràng, phù hợp với các quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản do nhà nước ban hành. Trình tự thủ tục và thời gian thực hiện hoàn thành công tác giao kế hoạch vốn được đảm bảo.

Thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước về trình tự, thủ tục, thời gian thanh toán, tỷ lệ vốn được thanh toán tạm ứng, thanh toán theo khối lượng. Kho bạc nhà nước Sơn Dương đã kịp thời hướng dẫn các đơn vị chủ đầu tư các nội dung, quy định mới của Nhà nước trong quá trình thực hiện giải ngân vốn đầu tư tại Kho bạc.

Công tác giám sát và đánh giá đầu tư được triển khai trên toàn địa bàn huyện theo đúng hướng dẫn của Nhà nước. Tất cả các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Sơn Dương đều được tiến hành giám sát và đánh giá đầu tư định kỳ hoặc đột xuất của chính quyền huyện (Bao gồm Kiểm toán nhà nước, HĐND tỉnh, các Sở ban ngành tỉnh, HĐND huyện). Hoạt động giám sát cộng đồng cũng được khuyến khích, đẩy mạnh, nhất là các dự án do UBND các xã, thị trấn làm chủ đầu tư...

- Tuy vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi ngân sách địa phương nhưng đây là nguồn vốn có tính chất quyết định đến định hướng phát triển của huyện nên ngoài tổng mức hàng năm UBND tỉnh Tuyên Quang cân đối kế hoạch, để đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư xây dựng cơ bản, huyện đã chủ động khai thác mọi tiềm năng để bổ sung vào nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Từ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương theo Chương trình giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, triển khai mạnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất để tăng nguồn thu ngân sách huyện.

4.1.7.2. Đánh giá chất lượng công trình đầu tư từ nguồn Ngân sách Nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản của huyện Sơn Dương

Nhìn chung công tác quản lý chất lượng công trình ở góc độ người thực hiện công tác này trong các cơ quan có liên quan và kết quả điều tra đại diện các người dân thủ hưởng công trình cho thấy công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện đã được các cấp ủy đảng, chính quyền huyện thường xuyên kiểm tra, giám sát và đặc biệt là giám sát của cộng đồng dân cư nên chất lượng công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn đảm bảo theo quy định.

Bảng 4.11. Tổng hợp ý kiến trả lời của đại diện người sử dụng các công trình về chất lượng công trình XDCB của huyện Sơn Dương

TT Chỉ tiêu Số lượng ý

kiến

Tỷ lệ (%)

Tổng số 90 100

1 Tiến độ thi công công trình 90 100

- Nhanh 77 85,5

- Bình thường 8 8,8

- Chậm 5 5,5

2 Công tác quản lý công trình 90 100

- Tốt 82 91,1

- Chưa tốt 8 8,8

3 Hiệu quả sử dụng công trình 90 100

- Tốt 77 85,5

- Bình Thường 8 8,8

- Xấu 5 5,5

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Qua tổng hợp kết quả điều tra tại bảng 4.11 cho thấy có 85,5% ý kiến của người dân nhất trí đánh giá tiến độ thi công các công trình nhanh; 91,1% ý kiến của người dân nhất trí đánh giá công tác quản lý công trình tốt; 85,5% ý kiến người dân nhất trí đánh giá các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên bên cạnh đó còn một số ý kiến đánh giá tiến độ thi công công trình còn chậm, công tác quản lý công trình còn chưa tốt và hiệu quả sử dụng xấu nguyên nhân do năng lực một số nhà thầu, cán bộ kỹ thuật của chủ đầu tư, công tác giám sát của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, người dân còn hạn chế; công tác quản lý công trình sau nghiệm thu, bàn giao cho địa phương quản lý chưa được chú trọng...

4.1.7.3. Mức độ hài lòng của người dân về chất lượng công trình đầu tư từ nguồn Ngân sách Nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản của huyện Sơn Dương

Mức độ hài lòng của người dân về các công trình xây dựng cơ bản được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá chất lượng và giá trị sử dụng của công trình xây dựng cơ bản.

Bảng 4.12. Mức độ hài lòng của người dân về các công trình XDCB TT Chỉ tiêu Số lượng TT Chỉ tiêu Số lượng (Ý kiến) Tỷ lệ (%) Tổng số 90 100 1 Rất hài lòng 77 85,5 2 Hài lòng 8 8,8 3 Không hài lòng 5 5,5

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, (2017) Phỏng vấn trực tiếp đại diện một số người dân tại các xã Hồng Lạc, Sơn Nam, Tân Trào và thị trấn Sơn Dương về mức độ hài lòng của người dân trực tiếp thụ hưởng một số công trình xây dựng cơ bản qua tổng hợp tại bảng 4.12 cho thấy có 85,5% ý kiến rất hài lòng, 8,8% ý kiến hài lòng về công trình mà họ đang sử dụng qua đó cho thấy một số công trình đã đáp ứng cơ bản nhu cầu sử dụng các công trình công cộng của người dân ở địa phương. Có 5,5% ý kiến không hài lòng vì một phần do trong quá trình sử dụng công trình đã xuất hiện những dấu hiệu xuống cấp, một phần do yếu tố tâm lý của người được phỏng vấn.

Hộp 4.2. Ý kiến về chất lượng công trình

Công trình xây dựng lò đốt rác thải sinh hoạt tại xã Tân Trào khi hoàn thành nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng đã góp phần xử lý lớn khối lượng rác thải của các thôn trên địa bàn xã, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giúp xã hoàn thành xã đạt chuẩn nông thôn mới theo kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, việc đốt rác thải sinh hoạt chưa kịp thời do quy mô, công suất lò đốt chưa phù hợp.

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Phan Văn Oanh, thôn Cả, xã Tân Trào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản tại huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)