XIII. ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA ĐẾN
3/ Chủ động tiến hành thanh tra, kiểm tra
Nguồn: Số liệu điều tra, (2017) Cho đến nay, huyện vẫn chưa có được cơ sở dữ liệu về hoạt động quản lý sử dụng vốn thuộc phạm vi huyện quản lý, chưa chủ động trong việc tổ chức giám sát, đánh giá, chủ yếu dựa vào báo cáo của cấp dưới, do vậy qua điều tra có 11,5% ý kiến cho rằng cần chủ động tiến hành thanh tra, kiểm tra.
4.2.4. Yếu tố năng lực đội ngũ cán bộ tham gia công tác quản lý đầu tư từ NSNN cho các công trình XDCB
4.2.4.1. Năng lực, trình độ cán bộ quản lý vốn
Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN có ảnh hưởng lớn và là yếu tố dễ dàng nhận ra nhất. Đây là yếu tố có vai trò quyết định đến kết quả của công tác quản lý đầu tư. Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý vốn đầu tư nếu có trình độ chuyên môn yếu và kém thì hệ quả của nó là tình trạng trì trệ trong tất cả các khâu trong quản lý, từ lập kế hoạch dự toán vốn đầu tư đến thanh tra, kiểm tra, kiểm toán vốn đầu tư.
Bảng 4.15. Ý kiến đánh giá về mức độ ảnh hưởng của năng lực trình độ cán bộ quản lý vốn đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB ở huyện Sơn Dương
Chỉ tiêu Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%)
Tổng 113 100
- Rất ảnh hưởng 86 76,1
- Bình thường 27 23,9
- Không ảnh hưởng 0 0,0
Nguồn: Số liệu điều tra, (2017) Theo kết quả tổng hợp tại bảng 4.15, trong 113 người tham gia khảo sát, có
tới 86 người cho rằng năng lực, trình độ cán bộ quản lý rất ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB, chiếm tỷ lệ 76,1%; 27 người cho rằng năng lực, trình độ cán bộ quản lý ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB ở mức bình thường, chiếm 23,9% và không có ai cho rằng năng lực, trình độ cán bộ quản lý không ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB của huyện Sơn Dương. 4.2.4.2. Tinh thần, trách nhiệm của chủ đầu tư
Chủ đầu tư là một nhân tố không thể thiếu trong công tác quản lý, điều hành và giám sát các công trình, dự án XDCB được đầu tư từ NSNN trên địa bàn huyện. Ở đây, chủ đầu tư có thể là UBND các xã (đối với những dự án có mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng) và có thể là UBND huyện. Việc buông lỏng quản lý trong quá trình thi công, xây dựng hay giám sát sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trong quản lý vốn, đặc biệt là tình trạng thất thoát vốn NSNN và thông tin không hoàn hảo sẽ làm sai sót trong quá trình quản lý vốn đầu tư.
Bảng 4.16. Ý kiến đánh giá về mức độ ảnh hưởng của tinh thần, trách nhiệm của chủ đầu tư đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB ở huyện Sơn Dương
Chỉ tiêu Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) Tổng 113 100 - Rất ảnh hưởng 73 64,6 - Bình thường 40 35,4 - Không ảnh hưởng 0 0,0
Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Theo kết quả tổng hợp tại bảng 4.16, trong 113 người tham gia khảo sát, có tới 73 người cho rằng tinh thần, trách nhiệm của chủ đầu tư rất ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB, chiếm tỷ lệ 64,6%, 40 người cho rằng tinh thần, trách nhiệm của chủ đầu tư ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB ở mức bình thường, chiếm 35,4% và không có ai cho rằng tinh thần, trách nhiệm của chủ đầu tư không ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB của huyện Sơn Dương. Các chủ đầu tư có tinh thần, trách nhiệm cao trong việc đôn đốc các đơn vị thi công trong việc làm hồ sơ nghiệm thu, quyết toán công trình, đẩy nhanh tốc độ giải ngân như vậy nguồn vốn được quản lý tốt hơn.
4.2.4.3. Năng lực của các đơn vị tư vấn lập dự án
Hầu hết các công trình, dự án đều có một đơn vị tư vấn tham gia vào các hoạt động đầu tiên của dự án. Ngay từ khi thiết kế dự án, dự toán kinh phí và
phân bổ kinh phí theo từng năm của công trình, dự án đều do đơn vị tư vấn lập và trình các cơ quan có liên quan thẩm định và phê duyệt. Trình độ và năng lực của đơn vị tư vấn tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý vốn. Khi xây dựng kế hoạch vốn hay phân bổ vốn theo từng giai đoạn, đơn vị tư vấn sẽ phải bám sát vào các văn bản hướng dẫn mới nhất, đơn giá các vật tư cần thiết của công trình, dự án theo quy định hiện hành, trong khi những quy định thường thay đổi theo thời gian. Bởi vậy nếu đơn vị tư vấn thực hiện tốt các khâu khớp nối nội dung dự án với các văn bản hiện hành và có báo cáo một cách khoa học, logic sẽ khiến công tác quản lý thực hiện nhiệm vụ dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian hơn và ngược lại.
Bảng 4.17. Ý kiến đánh giá về mức độ ảnh hưởng của năng lực của các đơn vị tư vấn lập dự án đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB ở huyện Sơn Dương
Chỉ tiêu Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) Tổng 113 100 - Rất ảnh hưởng 69 61,1 - Bình thường 44 38,9 - Không ảnh hưởng 0 0,0
Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Theo kết quả tổng hợp tại bảng 4.17, trong 113 người tham gia khảo sát, có tới 69 người cho rằng năng lực của các đơn vị tư vấn lập dự án rất ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB, chiếm tỷ lệ 61,1%, 44 người cho rằng năng lực của các đơn vị tư vấn lập dự án ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB ở mức bình thường, chiếm 38,9% và không có ai cho rằng năng lực của các đơn vị tư vấn lập dự án không ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB của huyện Sơn Dương.
4.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở HUYỆN SƠN DƯƠNG
4.3.1. Định hướng quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản ở huyện Sơn Dương trình xây dựng cơ bản ở huyện Sơn Dương
4.3.1.1. Định hướng chung
Ngân sách Nhà nước trong công trình xây dựng cơ bản do huyện Sơn Dương quản lý, quá trình quản lý sử dụng vốn này cần quán triệt các quan điểm sau:
- Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách Nhà nước trong công trình xây dựng cơ bản của huyện vẫn có vai trò quyết định việc tập trung, thu hút các nguồn vốn khác phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nguồn vốn này tiếp tục đóng vai trò quan trọng, quyết định việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật và văn hóa xã hội, phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của huyện.
- Gắn quá trình sử dụng vốn đầu tư từ nguồn Ngân sách Nhà nước trong công trình xây dựng cơ bản với quá trình cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn huyện, tiếp tục đề nghị tỉnh Tuyên Quang đẩy mạnh phân cấp trong quản lý nhà nước theo hướng giao quyền tự chủ nhiều hơn cho huyện trong quản lý sử dụng vốn đầu tư từ nguồn Ngân sách Nhà nước trong công trình xây dựng cơ bản.
- Sử dụng vốn đầu tư từ nguồn Ngân sách Nhà nước trong công trình xây dựng cơ bản phải gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa và bảo đảm được cụ thể hóa gắn với các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
- Về tổng thể dài hạn cần tiếp tục khuyến khích mọi thành phần kinh tế, phát huy tiềm năng, huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển nhằm duy trì nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định, chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo cơ cấu kinh tế: Công nghiệp, xây dựng - thương mại, dịch vụ - nông lâm nghiệp và thủy sản; nâng cao hiệu quả đầu tư, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế; tập trung vào thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm, tăng cường quản lý và xây dựng kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh xã hội hóa tạo sự chuyển biến rõ rệt về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn huyện.
4.3.1.2. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước trong công trình xây dựng cơ bản huyện Sơn Dương giai đoạn 2016-2020
a. Mục tiêu phát triển phát triển kinh tế - xã hội của Sơn Dương huyện Sơn Dương giai đoạn 2016-2020
+ Mục tiêu tổng quát
Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; xây dựng hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh. Huy động mọi nguồn lực, khai
thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của huyện để phát triển kinh tế nhanh và bền vững; các ngành kinh tế của huyện phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân; tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội, phấn đấu đưa Sơn Dương trở thành huyện phát triển khá của tỉnh (Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Sơn Dương khóa XX, nhiệm kỳ 2015-2020).
+ Các chỉ tiêu chủ yếu
Các chỉ tiêu chủ yếu cần phấn đấu trong phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của huyện Sơn Dương là:
(1) Cơ cấu kinh tế cuối năm 2020: Công nghiệp, xây dựng 45,6% - Các ngành dịch vụ 29,4% - Nông lâm nghiệp và thủy sản 25%.
(2) Thu nhập bình quân đầu người đạt 43 triệu đồng/người/năm (tương đương 2.050 USD/người/năm).
(3) Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 2.668 tỷ đồng (giá hiện hành); giá so sánh 2010 đạt 1.852 tỷ đồng.
(4) Giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 7.518 tỷ đồng (giá hiện hành); giá so sánh 2010 đạt 6.318 tỷ đồng.
(5) Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt trên 178,6 tỷ đồng (trong đó: thu cân đối ngân sách trên 172 tỷ đồng).
(6) Tổng mức bán lẻ hàng hoá đạt trên 2.230 tỷ đồng. (7) Trên 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
(8) Giữ vững kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS. Tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng đạt từ 60% trở lên, trong đó đào tạo nghề đạt trên 40%.
(9) Trên 90% hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá; trên 80% số thôn, tổ dân phố đạt chuẩn thôn, tổ dân phố văn hoá; trên 90% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa và 100% xã, thị trấn có nhà văn hoá kiên cố.
(10) 80% xã, thị trấn đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã (theo tiêu chí mới giai đoạn 2015-2020); tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vacxin đạt trên 98%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 13%; trên 97% các trạm
(11) Giải quyết việc làm cho trên 23.000 lao động.
(12) Tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm bình quân 3,5% trở lên (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020).
(13) Tỷ lệ dân cư khu vực đô thị sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 98%; khu vực nông thôn đạt 95%; tỷ lệ che phủ rừng duy trì mức 52%.
(14) Hằng năm có trên 85% chi, đảng bộ cơ sở được phân loại hoàn thành tốt nhiệm vụ; trên 95% đảng viên thuộc diện đánh giá hoàn thành nhiệm vụ, trong đó trên 80% hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong nhiệm kỳ kết nạp mới trên 1.500 đảng viên.
(15) Hàng năm có trên 50% chính quyền xã, thị trấn đạt vững mạnh, không có cơ sở yếu kém; có trên 75% Mặt trận tổ quốc xếp loại tốt và các đoàn thể vững mạnh, không có yếu kém (UBND huyện Sơn Dương, 2016).
b. Nhu cầu vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước trong công trình xây dựng cơ bản huyện Sơn Dương giai đoạn 2016-2020
Trong tổng vốn đầu tư xã hội, vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước chỉ chiếm khoảng 17%-18% tổng chi ngân sách địa phương. Tuy phần vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ, song đây là nguồn vốn có vị trí rất quan trọng, tác động trực tiếp đến việc định hướng đột phá, tạo môi trường, điều kiện để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện Sơn Dương được xây dựng dựa trên các căn cứ:
- Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh nói chung, huyện nói riêng.
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của tỉnh, huyện; mục tiêu ưu tiên đầu tư trong kế hoạch 5 năm 2016-2020 của tỉnh, địa phương.
- Các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt.
- Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư công theo từng nguồn vốn và theo ngành, lĩnh vực, chương trình.
- Dự báo khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư của địa phương.
- Cơ chế và chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương.
Tổng nhu cầu kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước huyện Sơn Dương giai đoạn 2016-2020 là 1.049.006 triệu đồng, trong đó:
- Nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung của tỉnh: 60.500 triệu đồng. - Nguồn vốn thu cấp quyền sử dụng đất: 80.800 triệu đồng.
- Nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu ngân sách Trung ương: 581.300 triệu đồng. - Nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu (chương trình giảm nghèo bền vững, chương trình nông thôn mới): 221.256 triệu đồng.
- Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ: 105.150 triệu đồng.
Bảng 4.21. Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước huyện Sơn Dương giai đoạn 2016-2020
ĐVT: Triệu đồng
TT Nguồn vốn đầu tư
Nhu cầu vốn 5 năm 2016-2020
Tổng cộng 1.049.006
1 Nguồn xây dựng cơ bản tập trung của tỉnh 60.500
2 Nguồn thu cấp quyền sử dụng đất 80.800
3 Nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương 581.300 4 Nguồn vốn CTMTQG (Giảm nghèo bền vững, nông thôn mới) 221.256
5 Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ 105.150
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện (2016) Căn cứ Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ; Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương; Chỉ thị số 14/ CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý và xử lý nợ đọng từ ngân sách nhà nước; Chỉ thị số 22/CT- TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016-2020. Để thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội nêu trên, kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước sẽ được tập trung đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng, huyện Sơn Dương cần thực hiện tốt một số quan điểm và định hướng về công tác quản lý vốn đầu tư từ ngân