Yếu tố ảnh hưởng tới quản lý vốn đầu tư từ nguồn Ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản tại huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 36 - 38)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

2.1.5. Yếu tố ảnh hưởng tới quản lý vốn đầu tư từ nguồn Ngân sách Nhà nước

nước trong xây dựng cơ bản

2.1.5.1. Các quy đinh Nhà nước về quản lý vốn đầu tư từ nguồn NSNN trong các công trình XDCB

Một hệ thống chính sách của cấp trung ương (Luật, nghị định, thông tư...) và địa phương (Quyết định...) tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý vốn đầu tư XDCB và sẽ tạo ra súc hút lớn trong đầu tư. Hệ thống chính sách tốt như là một lợi thế của vùng/tỉnh trong việc quản lý vốn đầu tư XDCB.

Các chính sách kinh tế là nhóm nhân tố tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý vốn đầu tư. Các chính sách này gồm chính sách định hướng phát triển kinh tế như: chính sách công nghiệp, chính sách thương mại, chính sách đầu tư ... và các chính sách làm công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô hoặc vi mô.

Các chính sách kinh tế tác động đến việc quản lý vốn đầu tư góp phần tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý hay không hợp lý, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp... Các chính sách kinh tế tác động vào lĩnh vực đầu tư góp phần tạo ra một số cơ cấu đầu tư nhất định, là cơ sở để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý hay không cũng như tác động làm giảm hoặc tăng thất thoát vốn đầu tư, theo đó mà vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả hoặc kém hiệu quả.

Đây là một trong những nhân tố tác động trực tiếp đến huy động và sử dụng vốn đầu tư XDCB, tác động trực tiếp đến hiệu quả của vốn đầu tư XDCB. Các thể chế, chính sách này được bao hàm trong các văn bản pháp luật như: như Luật NSNN, Luật đầu tư, Luật Xây dựng, Luật đấu thầu, Luật Doanh nghiệp, Luật đất đai, các Luật thuế v.v.. Ngoài ra, cơ chế, chính sách còn được thể hiện trong các văn bản dưới luật về quản lý vốn XDCB, các chính sách đầu tư và các quy chế, quy trình, thông tư về quản lý đầu tư và quản lý vốn đầu tư.

Cơ chế quản lý vốn đầu tư XDCB NSNN là một bộ phận hợp thành của cơ chế quản lý kinh tế, tài chính nói chung. Đây là hệ thống các quy định về nguyên tắc, quy phạm, quy chuẩn, giải pháp, phương tiện để làm chế tài quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đề ra, cơ chế đúng đắn, sát thực tế, ổn định và điều hành tốt là điều kiện tiên quyết quyết định thắng lợi mục tiêu đề ra. Ngược lại, nó sẽ cản trở và kìm hãm, gây tổn thất nguồn lực và khó khăn trong thực hiện các mục tiêu, các kế hoạch phát triển của Nhà nước.

Cơ chế đúng đắn phải được xây dựng trên những nguyên tắc cơ bản như: - Phải có tư tưởng quan điểm xuất phát từ mục tiêu chiến lược được cụ thể hóa thành lộ trình, bước đi vững chắc

- Phải tổng kết rút kinh nghiệm cập nhật thực tiễn và phải tham khảo thông lệ quốc tế

- Minh bạch, rõ ràng, nhất quán, dễ thực hiện, công khai hóa và tương đối ổn định

- Bám sát trình tự đầu tư và xây dựng từ huy động, quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, thực hiện và kết thúc bàn giao sử dụng bảo đảm đồng bộ, liên hoàn.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội của huyện đó là hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản của cả một thời kỳ (thường là 5 năm). Khi xây dựng kế hoạch sử dụng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước trong công trình xây dựng cơ bản hàng năm, chính quyền huyện phải căn cứ vào các kế hoạch đó để thực hiện: Nếu chiến lược, quy hoạch tốt thì tạo tiền đề cho kế hoạch sử dụng vốn đầu tư từng năm đạt hiệu lực và hiệu quả cao (Quốc hội, 2014).

2.1.5.2. Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp XDCB

Năng lực và phẩm chất của cán bộ quản lý là nhân tố vô cùng quan trọng đối với công tác quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, bởi vì cho dù khi đã có cơ chế chính sách đúng, môi trường đầu tư thuận lợi nhưng năng lực và phẩm chất cán bộ quản lý yếu kém, luôn có xu hướng tìm kẽ hở trong chính sách để tham nhũng thì công tác quản lý sử dụng vốn sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn. Các biểu hiện của những hạn chế về năng lực và phẩm chất cán bộ quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản:

- Lập, giao kế hoạch sử dụng vốn thiếu chính xác, không bám sát thực tế của địa phương: Chất lượng công tác quy hoạch thấp, quy hoạch chưa thực sự đi trước một bước để làm căn cứ xây dựng kế hoạch sử dụng vốn đầu tư hàng năm. Nên dẫn đến kế hoạch hàng năm thường bị động, không có tính hệ thống, thiếu tính khả thi.

+ Khi lập kế hoạch sử dụng vốn không căn cứ theo đúng các nguyên tắc đã được Nhà nước quy định dẫn đến hiện tượng khá phổ biến là trong năm thường phải điều chỉnh bổ sung kế hoạch nhiều lần. Kết quả cuối cùng là tỷ lệ thanh toán vốn đầu tư so với kế hoạch được giao thường thấp (dự án cần vốn thì không được

bố trí vốn, dự án chưa cần vốn thì lại được bố trí).

+ Bố trí công trình hàng năm quá dàn trải, phân tán, nhỏ lẻ làm lu mờ mục tiêu chiến lược, bố trí kế hoạch vốn đầu tư quá phân tán, hàng năm số lượng dự án, công trình đưa vào kế hoạch đầu tư quá lớn. Do vậy thời gian thi công bị kéo dài, hiệu quả thấp. Các công trình có khối lượng thực hiện quá lớn lại được bố trí kế hoạch năm sau thấp, nên kéo dài niên độ thực hiện kế hoạch của các dự án, công trình.

- Cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát trong việc sử dụng vốn đầu tư yếu về năng lực thường dẫn đến các biểu hiện là thực hiện kế hoạch vốn đầu tư của huyện thấp từ năm này qua năm khác; tình trạng tham ô tham nhũng không được kiểm soát… (Vũ Đăng Định, 2013).

Quy trình nghiệp vụ thực quản lý vốn đầu tư từ NSNN cho các công trình XDCB. Quy trình nghiệp vụ phải phù hợp với pháp luật, chế độ hiện hành của Nhà nước, bảo đảm quản lý chặt chẽ, hiệu quả. Quy trình phải mang tính ổn định, tránh thay đổi nhiều để thuận lợi cho việc triển khai thực hiện. Quy trình nghiệp vụ được xây dựng ở những huyện khác nhau sẽ đạt được những hiệu quả khác nhau. Sự khác biệt đó thể hiện trong quy định ở tính rõ ràng, dễ hiểu và tính đồng bộ theo hướng cải cách thủ tục hành chính, quy định rõ trách nhiệm, mối quan hệ giữa các cá nhân, các bộ phần và thời gian xử lý, bảo đảm vừa kiểm soát chặt chẽ, vừa thuận lợi cho chủ đầu tư để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Nếu quy trình của cấp huyện đưa ra hợp lý, đáp ứng được yêu cầu thực tế và bảo đảm các nguyên tác của pháp luật và chế độ hiện hành thì sẽ tạo điều kiện nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tư XDCB và ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản tại huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)