Những điều chỉnh cơ bản trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ấn độ với asean trong khuôn khổ chính sách hướng đông của ấn độ (1991 2014) (Trang 30 - 32)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ CỦA ẤN ĐỘ VỚI ASEAN

1.1. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ

1.1.2. Những điều chỉnh cơ bản trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ

Trước năm 1990, hầu hết các nhà lãnh đạo Ấn Độ đều có sự đồng thuận với những ý tưởng của Nehru về một chính sách đối ngoại độc lập, không liên kết và sự

11Pranab Mukherjee (2008), “India's Security Challenges and Foreign Policy Imperatives”, Address at National Defence College, New Delhi, http://mediavigil.blogspot.com/2008/11/indias-security-challenges- and-foreign.html

đoàn kết của thế giới thứ 3. Tuy nhiên, sau năm 1990, giới lãnh đạo Ấn Độ nhận thấy cần phải giải thích lại những ý tưởng của Nehru, tiếp biến và xây dựng lại chính sách đối ngoại cho phù hợp với yêu cầu mới. Trong bối cảnh mới, một trong những nội dung nổi bật của đường lối đối ngoại nhằm mục tiêu mở rộng tầm chiến lược, bảo vệ lợi ích của đất nước, nâng cao vai trò của Ấn Độ trong hội nhập quốc tế và khu vực.

Điều này thể hiện rõ trong những lời phát biểu của Thủ tướng Narasimha Rao trong cuộc họp Quốc hội ngày 3/9/1992: “Thế giới đã thay đổi, các nước đều đã thay đổi, và không gì có thể biện minh nếu Ấn Độ không thể thay đổi. Chúng ta đều phải điều chỉnh và có cách đề cập thực tế, nhưng chúng ta không bao giờ thay đổi nguyên tắc và mục tiêu”. Từ 2 mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại là: bảo vệ độc lập, chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ; tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển kinh tế), từ đầu thập niên 1990 có thêm ba mục tiêu:

- Mở rộng quan hệ với tất cả các nước, trong đó chú trọng quan hệ với các nước lớn, các trung tâm kinh tế thế giới, các nước láng giềng phía Đông nhằm tận dụng các nguồn lực bên ngoài cho phát triển kinh tế

- Đẩy mạnh quá trình hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế

- Nâng cao vị thế và vai trò của Ấn Độ ở khu vực và thế giới, đưa Ấn Độ trở thành một cường quốc ở châu Á và trên thế giới trong những thập niên đầu thế kỷ XXI. Chính sách đối ngoại mới của Ấn Độ có sự chuyển biến đột phá thể hiện những thay đổi trong nhận thức của Ấn Độ. Thứ nhất, là sự chuyển dịch từ xây dựng một “xã hội chủ nghĩa” sang xây dựng một xã hội “tư bản hiện đại”. Thứ hai, Ấn Độ chuyển từ một chính sách đối ngoại nhấn mạnh vào chính trị sang nhấn mạnh vào kinh tế khi nhận ra sự tụt hậu về kinh tế với các nước châu Á nhất là với Trung Quốc. Thứ ba, Ấn Độ chuyển từ cương vị nước lãnh đạo “thế giới thứ 3” sang khả năng Ấn Độ có thể nổi lên như một cường quốc bằng chính sức mạnh tổng thế của mình. Thứ tư, Ấn Độ không còn mang kiểu tư duy “chống phương Tây” như trước đây do cần có sự gắn kết với những giá trị chính trị phương Tây với cương vị là nền dân chủ lớn nhất thế giới. Thứ năm, chính sách đối ngoại của Ấn Độ chuyển dịch từ

chủ nghĩa lý tưởng sang chủ nghĩa hiện thực. Ấn Độ phải thừa nhận về vị trí bị giảm đi đáng kể trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Do đó, lãnh đạo Ấn Độ bắt đầu nhấn mạnh vào những cách thức thực tế mang lại sức mạnh và sự thịnh vượng cho quốc gia.

Theo tác giả Varun Sahni liệt kê về những yếu tố chiến lược quan trọng chi phối chính sách đối ngoại của Ấn Độ bao gồm: đòi hỏi về quyền tự trị chiến lược; chuyển đổi trạng thái và mong muốn hình thành trật tự toàn cầu; đòi hỏi về công nghệ; nhu cầu năng lượng; yêu cầu của khu vực và yêu cầu của cộng động hải ngoại12. Do vậy, chính sách đối ngoại của Ấn Độ sau chiến tranh Lạnh mang tính chất thực tiễn, chú trọng nội dung kinh tế, phát huy vị thế và đảm bảo không gian chiến lược – an ninh của Ấn Độ trong trật tự thế giới mới13. Triển khai chính sách đối ngoại đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, đa dạng hóa, đa phương hóa nhưng thực tế, có trọng tâm, ưu tiên trong từng giai đoạn, tránh phụ thuộc vào các nước lớn. Ngoài ra Ấn Độ cũng chủ trương ủng hộ tự do hàng hải, hàng không và tự do khai thác nguồn tài nguyên theo luật quốc tế, phản đối chính sách dùng vũ lực áp đặt, xâm chiếm lãnh thổ của nước khác, chống chính sách đe dọa nước nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ấn độ với asean trong khuôn khổ chính sách hướng đông của ấn độ (1991 2014) (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)