CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ CỦA ẤN ĐỘ VỚI ASEAN
1.1. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ
1.1.3. Vị thế của các đối tác trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ
Sau nhiều thập kỉ chìm trong khủng hoảng, Ấn Độ đang trỗi dậy mạnh mẽ trên tiến trình trở thành một cường quốc. Thế giới bắt đầu quan tâm tới sự trỗi dậy của Ấn Độ khi hai nhà lãnh đạo của Ấn Độ và Mỹ kí kết Hiệp định hạt nhân dân dụng vào tháng 3 năm 2006 trong chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Bush. Hiệp định lịch sử này không chỉ là một trong những bước ngoặt trong quá trình thay đổi chính sách đối ngoại của Ấn Độ kể từ sau chiến tranh Lạnh mà còn đánh dấu sự
12 Udai Bhanu Singh, “Quan hệ quốc phòng Ấn Độ - Việt Nam đầu thế kỷ XXI: Mối quan hệ đối tác chiến lược chín muồi”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế: Việt Nam - Ấn Độ: 45 năm Quan hệ ngoại giao và 10 năm Đối tác chiến lược, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội, tr.376
13 Nguyễn Hữu Cát, Nguyễn Chí Thảo, “Quá trình điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ và tác động đến mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế: Việt Nam - Ấn Độ: Bối cảnh mới – Tầm nhìn mới, tr. 374
nhất trí về chính trị ở mức độ cao rằng Mỹ sẽ giúp Ấn Độ trở thành một cường quốc toàn cầu. Bởi lẽ, việc Mỹ muốn phát triển hợp tác hạt nhân dân sự với Ấn Độ bất kể Ấn Độ không phải là nước đã ký kết Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) đã chấn động cả thế giới, và Ấn Độ đã hoan nghênh nó như một sự đột phá đáng kể trong nền ngoại giao của nước này. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của chính sách đối ngoại là phải xây dựng được một môi trường xung quanh ổn định để phát triển đất nước. Bởi vậy, Ấn Độ cũng xác định rõ từng nhóm đối tác và vị thế để từ đó xây dựng chính sách đối ngoại hiệu quả.
Nếu coi Ấn Độ là tâm đường tròn thì các đối tác xoay quanh tạo thành một hình tròn khép kín. Đối tác đầu tiên là khu vực láng giềng trực tiếp (Immediate Neighbours: Pakistan, Trung Quốc, Nepal, Bangladesh, Sri-lanka). Thư ký Ngoại giao Ấn Độ Shivshankar Menon đã từng nhấn mạnh: “khu vực được chú trọng đầu tiên trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ chắc chắn phải là các nước láng giềng. Chỉ khi có được khu vực ngoại biên hòa bình và thịnh vượng thì Ấn Độ mới có thể tập trung vào các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội quan trọng nhất. Do đó Ấn Độ phải đặt ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ gần gũi hơn về chính trị, kinh tế, văn hóa với các nước láng giềng và cam kết xây dựng mối quan hệ đối tác mạnh và bền vững với tất cả các nước láng giềng của mình”14.
Ra khỏi khu vực Nam Á, Ấn Độ hướng trọng tâm vào mối quan hệ với các cường quốc. Vai trò của các cường quốc được thể hiện rõ trong những chuyển biến về cách nhìn nhận của bản thân Ấn Độ về vai trò của mình ở Nam Á trong mối quan hệ với các nước lớn. Ấn Độ đã phải “phối hợp chặt chẽ với các cường quốc để giải quyết các cuộc khủng hoảng chính trị ở Nepal và Sri Lanka” hay “cũng đã ủng hộ sự tham gia của Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ với tư cách là quan sát viên của SAARC”. Do vậy, “củng cố vững chắc quan hệ chính trị và kinh tế với Mỹ trở thành mục tiêu chiến lược quốc gia hàng đầu của Ấn Độ. Đồng thời Ấn Độ không để bối cảnh mới làm xấu đi mối quan hệ Nga - Ấn vốn tốt đẹp từ thời Liên Xô. Kể từ khi
14 Shri Shivshankar Menon (2007), “The Challenges ahead for India’s foreign policy”, Speech at the Observer Research Foundation, New Delhi.
Chiến tranh Lạnh kết thúc, Nga vẫn là nhà cung cấp vũ khí quan trọng và là đối tác chiến lược của Ấn Độ. Trong khi đó quan hệ Ấn Độ với châu Âu, Nhật Bản cùng ngày càng có sức nặng và được đa dạng hóa”15.
Đối tác tiếp theo bao gồm khu vực láng giềng mở rộng được chia thành các nước láng giềng chiến lược (Iran, Afganistan, Trung Á và Myanmar) - Ấn Độ và Myanmar có đường biên giới dài và là cầu nối kinh tế giữa Ấn Độ và Trung Quốc, giữa Nam Á và Đông Nam Á. Đối tác tiếp theo trong khu vực láng giềng mở rộng là khu vực có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia là khu vực đang nổi châu Á – Thái Bình Dương.