Nhìn nhận của Ấn Độ về tầm quan trọng của ASEAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ấn độ với asean trong khuôn khổ chính sách hướng đông của ấn độ (1991 2014) (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ CỦA ẤN ĐỘ VỚI ASEAN

1.2. Vai trò của ASEAN trong chính sách hướng Đông

1.2.2. Nhìn nhận của Ấn Độ về tầm quan trọng của ASEAN

Để khắc phục sự sa sút của thị trường Liên Xô và Đông Âu và do lo ngại bị các quốc gia phương Tây chi phối, điều khiển sẽ buộc Ấn Độ từ bỏ quan điểm của riêng mình từ những năm 1980 cố thủ tướng Ragiv Gandhi đã đề xướng tư tưởng “Hướng Đông” nhằm chú ý hơn tới mối quan hệ với Trung Quốc và các nước nằm ở phía Đông Ấn Độ. Từ đó tư tưởng hướng Đông của Ấn Độ dần hình thành và phát triển. Theo ý kiến của giáo sư Tilottama Mukherjee nêu trong bài viết in trong Kỷ yếu “45 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ: Thành tựu và triển vọng” xuất bản tại Hà Nội năm 2017, thì điều lý thú là chính cố Thủ tướng Singapore Lí Quang Diệu đã phát biểu tại buổi làm việc với Thủ tướng Ấn Độ P.V. Narasimha Rao năm 1994 rằng Thủ tướng P.V. Narasimha Rao là người đã “đưa Ấn Độ hướng Đông, hướng tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương năng động”. Đến năm 1995-96, lần đầu tiên cụm từ “Chính sách Hướng Đông” đã được chính thức nêu trong Báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Ấn Độ. Sau đó, trong Báo cáo thường niên 2006-07, Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã xác định năm 1992 là năm khởi đầu của Chính sách Hướng

18 Singh M. (2012), “India and Myanmar: A partnership for Progress and Regional Development”, Address to think-tank’s and business community at an event organized by Myanmar Federation of Chambers of Commerce and Industry and the Myanmar Development Resource Institute, Yangon.

Đông, lấy mốc thời gian khi Ấn Độ trở thành Đối tác Đối thoại Thành phần (Sectorial Dialogue Partner) của ASEAN làm cơ sở. Như vậy, vai trò và vị trí trung tâm của ASEAN được xác định ngay từ đầu trong chính sách hướng Đông và được Ấn Độ quan tâm đặc biệt mong muốn tăng cường quan hệ ở thời kỳ sau Chiến tranh lạnh. ASEAN trong chiến lược của Ấn Độ nhằm các mục tiêu lâu dài về kinh tế, chính trị và an ninh của nước này ở khu vực. Đây không chỉ là khu vực có vị trí địa – chiến lược quan trọng trên con đường giao thương quốc tế mà sau gần ba thập niên ra đời và phát triển, ASEAN ngày càng chứng tỏ là một tổ chức hợp tác khu vực năng động, thành công, có quan hệ đối ngoại với nhiều nước lớn ở châu Á và thế giới.

Về kinh tế, thị trường Đông Nam Á là thị trường lớn, truyền thống quen thuộc và có nhiều mặt có thể bổ sung cho kinh tế của Ấn Độ, trở thành một thị trường phát triển thương mại giữa ASEAN - Ấn Độ. Mối quan hệ về kinh tế - thương mại giữa ASEAN - Ấn Độ không ngừng được thắt chặt thông qua việc ký kết Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Ấn Độ vào tháng 10/2003, vào tháng 8/2009 ký kết Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AITIG) được coi như một Hiệp định thương mại tự do về hàng hóa (FTA về hàng hóa), hiệp định Cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Ấn Độ và Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Ấn Độ.

Về an ninh – chính trị, tăng cường ảnh hưởng và sự có mặt của Ấn Độ, từng bước nâng cao hình ảnh của một cường quốc Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á nhằm cạnh tranh và tạo thế cân bằng tương đối trong quan hệ với Trung Quốc, Mỹ, Nhật, đặc biệt là khi Trung Quốc đã và đang trỗi dậy mạnh mẽ, có quan hệ chặt chẽ với các nước ASEAN. Ngoài ra, Ấn Độ cũng mong muốn tranh thủ sự ủng hộ của các nước ASEAN trong chiến dịch vận động giành ghế Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, cũng như nâng cao vai trò hàng đầu của Ấn Độ trong Phong trào Không liên kết và hợp tác Nam – Nam.

Chiến lược quân sự trên biển năm 2007 của Ấn Độ cũng khẳng định “khu vực lợi ích chiến lược của Ấn Độ bao gồm các nút thắt ra vào Ấn Độ Dương – nhất là eo biển Malacca” – tức là trùng với khu vực Ấn – Thái Bình Dương. Sự gián đoạn ở các nút thắt ở hướng Tây (vịnh Bengal) hoặc hướng Đông ở eo biển Malacca đi vào biển Đông đều không có lợi cho Ấn Độ20.

Tại Ấn Độ Dương, Ấn Độ chiếm một vị trí trung tâm và chiến lược trong khu vực. Lợi ích quốc gia về chính trị, an ninh và kinh tế không tể tách rời liên kết giữa Ấn Độ với Ấn Độ Dương. Một lượng lớn lợi ích kinh tế, thương mại nước ngoài của Ấn Độ phụ thuộc vào Ấn Độ Dương. Tới gần 92 – 95% hàng hóa thương mại của Ấn Độ đi qua Ấn Độ Dương, trong đó khoảng 55% tổng lượng hàng hóa của Ấn Độ được chuyên chở qua eo biển Malacca. Ngoải ra, vấn đề an ninh năng lượng cũng là một trong những yếu tố quyết định sự quan tâm và can dự ngày càng tăng của Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á, vì Ấn Độ có nhu cầu rất lớn về năng lượng cho sự phát triển trong nước. Ấn Độ Dương là trung gian những tuyến đường biển quan trọng nhất kết nối khu vực sản xuất dầu mỏ vùng Vịnh với các quốc gia tiêu thụ ở châu Á và cũng là tuyến đường chở dầu quan trọng của Ấn Độ khi có tới 65% tàu chở dầu của Ấn Độ đi qua21. Bởi vậy, giữ cho Ấn Độ Dương là một khu vực hòa bình từ một cường quốc đang lên và tăng cường hợp tác giữa các quốc gia ven biển và láng giềng trong khu vực luôn luôn là mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ.

Một trong những nhân tố khiến Ấn Độ thắt chặt quan hệ với ASEAN là hoạt động tăng cường của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương dưới vỏ bọc của cái gọi là sáng kiến "con đường tơ lụa trên biển", một mạng lưới thương mại mà Ấn Độ cho là hàm chứa âm mưu tạo ra một thế trận bao vây Ấn Độ. Để chống lại âm mưu này, Ấn Độ phải tăng cường sức mạnh trên biển và phải vượt ra ngoài Ấn Độ Dương để tiến vào Biển Đông, thông qua các quan hệ đối tác quân sự và cả kinh tế với những nước liên

20 India Navy (2007), Freedom to use the Sea: India’s Maritime Military Strategy, Integrated Headquarters, Ministry of Defence (Navy), New Delhi, pg. 60.

21 Trần Nam Tiến (2016), Ấn Độ với Đông Nam Á trong bối cảnh quốc tế mới, NXB Văn hóa – Văn nghệ, Thành phố HCM, tr. 34.

quan. Sự hiện diện ngày một gia tăng của hải quân Trung Quốc ở khu vực biển Ấn Độ Dương khi Trung Quốc tiếp tục có các hoạt động thúc đẩy và mở rộng quan hệ với các nước Nam Á. Trung Quốc cũng đang triển khai hải quân xâm nhập vào khu vực Ấn Độ Dương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ấn độ với asean trong khuôn khổ chính sách hướng đông của ấn độ (1991 2014) (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)