.Lĩnh vực kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ấn độ với asean trong khuôn khổ chính sách hướng đông của ấn độ (1991 2014) (Trang 50 - 58)

2.1 .Hợp tác Ẩn Độ ASEAN trong khuôn khổ chính sách hướng Đông

2.1.2 .Lĩnh vực kinh tế

Quan hệ chính trị - ngoại giao tốt đẹp đã thúc đẩy mối quan hệ kinh tế giữa hai bên. Hợp tác kinh tế song phương tạo điều kiện cho kinh tế Ấn Độ và ASEAN bổ sung cho nhau trên nhiều lĩnh vực. Ấn Độ cần vốn và kỹ thuật cao từ ASEAN, học tập kinh nghiệm quản lý linh tế của Singapore, Thái Lan, và đặc biệt cần thị trường rộng lớn và tiềm năng của khu vực này. Đồng thời, Ấn Độ cùng có thể đáp ứng nhu cầu của các nước ASEAN như thị trường cho đầu tư, xuất – nhập khẩu, nguồn lao động dồi dào. Hai bên đều có nhận thức chung rằng, quá trình phát triển kinh tế sẽ tăng cường sự ổn định, hòa bình và an ninh khu vực, cũng như chia sẻ quan niệm rằng việc tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai bên sẽ thúc đẩy sự năng động và thịnh vượng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương29

Trong khuôn khổ chính sách hướng Đông, để mở rộng và đa dạng hóa cá mối quan hệ kinh tế, Ấn Độ cùng các nước ASEAN đã thành lập các cơ chế khác nhau, thông qua đó các cuộc thương lượng được thực thi: Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Ấn Độ - ASEAN; Hội đồng kinh doanh Ấn Độ - ASEAN; Các cuộc họp của Bộ trưởng kinh tế Ấn Độ - ASEAN; Ủy ban đàm phán thương mại Ấn Độ - ASEAN; nhóm công tác về đầu tư và thương mại Ấn Độ - ASEAN.

Lĩnh vực thương mại: Thương mại trở thành một trong những kênh chính trong hợp tác kinh tế của Ấn Độ với các quốc gia ASEAN. Với tiềm năng rộng lớn cho cả Ấn Độ và các quốc gia thành viên ASEAN trong phát triển quan hệ thương mại, đây là một trong những lĩnh vực nhận được sự tập trung cao từ cả hai phía đặc biệt trong bối cảnh thực tế khi cấu trúc kinh tế của Ấn Độ chủ trương hướng vào dịch vụ trong khi các nền kinh tế ASEAN hướng vào sản xuất.

Biểu đồ 1: Kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều Ấn Độ với ASEAN (tỷ USD)

Nguồn: India – ASEAN economic linkages: challenges and way forward, http://www.ideasforindia.in/article.aspx?article_id=1593

Bảng 1: Tổng giá trị thương mại của Ấn Độ với ASEAN (tỷ USD)

Nguồn: Export – Import Data Bank, Department of Commerce, Ministry of

Commerceand Industry, Government of India,

http://commerce.nic.in/eidb/Default.asp

Trong năm 1993 – 1994, kim ngạch thương mại hai chiều Ấn Độ - ASEAN chỉ là 2,5 tỷ USD và chỉ tăng lên hơn 5 tỷ USD trong năm 1995 – 1996. Trong khi đó, thương mại hai chiều giữa ASEAN – Nhật Bản, ASEAN – Trung Quốc lần lượt đã đạt 7,9 tỷ USD và 35 tỷ USD vào năm 1991. Do tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Đông Nam Á tuy không ảnh hưởng đến nền kinh tế Ấn Độ nhưng đã làm sụt giảm kim ngạch xuất nhập khẩu Ấn Độ - ASEAN. Cho tới tận năm 1998, Ấn Độ mới chỉ chiếm 1,2% tổng thương mại hai chiều là 6,968 tỷ USD30. Quan hệ kinh tế ASEAN - Ấn Độ có bước ngoặt quan trọng, đạt mức tăng trưởng cao vào cuối thập niên 1990 và những năm đầu thập niên 2000. Thương mại hai chiều tăng nhanh phản ảnh quyết tâm cao từ phía Ấn Độ khi Thủ tướng Atal Bihari Vajpayee dự định đẩy mạnh chính sách hướng Đông, tăng cường kết nối tới khu vực

30 Phạm Thái Quốc (2013), Trung Quốc và Ấn Độ trỗi dậy: Tác động và đối sách của các nước Đông Á, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 245.

Năm 2002 - 2003 2005 – 2006 2006 - 2007 2010 – 2011 2012 – 2013 2014 – 2015 2015 – 2016 2016 - 2017 Tổng giá trị thương mại (tỷ USD) 9,76 21,24 30,69 56,23 75,86 76,52 65,06 71.6% Phần trăm tổng thương mại của Ấn Độ (%) 8,57 9,13 9,83 9,08 9,59 10,09 10.1 10,9

láng giềng mở rộng trong đó có ASEAN. Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Ấn Độ - ASEAN (trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ) lần đầu được tổ chức vào năm 2002 tại New Delhi. Tại diễn đàn thường niên này, năm 2003, hai bên ký một Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện. Kề từ đây, hợp tác thương mại ASEAN và Ấn Độ chứng kiến sự tăng tốc vượt bậc.Vào năm 2005, Ấn Độ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ tám và đối tác thương mại lớn thứ tám của ASEAN31.Kể từ năm 1993 đến năm 2003, tăng trưởng thương mại song phương Ấn Độ - ASEAN tăng gấp 3 lần. Tiếp đó, trong giai đoạn 2002 – 2003, thương mại hai chiều chỉ đạt 9,768 tỷ USD thì một thập kỉ sau đó 2012 – 2013 đã đạt mức 75,86 tỷ USD (chiếm 9,59% tổng giá trị thương mại của Ấn Độ). Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, giai đoạn 2008 – 2009, chứng kiến sự sụt giảm trong quan hệ thương mại, nhưng từ năm 2010, bất chấp khủng hoảng, tổng giá trị thương mại hai chiều vẫn đạt mức 56,236 tỷ USD.

Nguyên nhân cho sự tăng trưởng vượt bậc này được góp phần bởi nỗ lực hội nhập kinh tế với ASEAN trong khuôn khổ chính sách hướng Đông. Trong cuộc họp hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN lần đầu tiên tại Phnom Penh, nguyên thủ tướng Ấn Độ Atal Bihari Vajpayee đã đề nghị một hiệp định tự do thương mại với ASEAN, chính thức mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ kinh tế đặc biệt trong lĩnh vực thương mại với ASEAN. Năm 2003, tại cuộc họp thượng đỉnh lần 2 tại Bali, hai bên đã hoàn thành một Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện với mục tiêu “giảm thiểu hàng rào và mở rộng kết nối kinh tế giữa các bên, hạ giá thành, tăng cường thương mại và đầu tư bên trong khu vực, tăng cường thu hút nguồn vốn và nhân tài”32. Hiệp định khung này đã tạo nền móng vững chắc cho sự thành lập khu vực thương mại Ấn Độ - ASEAN (RTIA), gồm khu vực đầu tư, thương mại Ấn Độ - ASEAN, trong đó có Khu vực mậu dịch tự do (FTA) của Ấn Độ - ASEAN về

31 Eero Palmujoki (2008), ‘ASEAN’s RTAs; Relevance to India’, India and ASEAN: Partner at Summit, KW Publishers Book, India, pp. 123.

32 Mohit Anand (2009), ‘India – ASEAN Relations: Analysing Regional Implications’, IPCS Special Report, Institute of Peace and Conflict Studies, New Delhi, pp.10.

hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Đặc biệt, Hiệp định thương mại về hàng hóa (TIG) cũng được hai bên ký kết ngày 13 tháng 08 năm 2009 tại Bangkok - Thái Lan sau sáu năm đàm phán và chính thức có hiệu lực vào năm 2010. Triển khai Hiệp định thương mại về hàng hóa đã giúp cải thiện vị thế thương mại của Ấn Độ ở khu vực trong bối cảnh ASEAN có dành nhiều ưu tiên cho Trung Quốc. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Ấn Độ sẽ xóa bỏ cam kết thuế quan cho trên 90% các mặt hàng được buôn bán giữa hai khu vực, bao gồm cả những “mặt hàng đặc biệt” như dầu cọ (thô và tinh chế), cà phê, trà đen và hạt tiêu. Thuế quan đối với trên 4000 dòng sản phẩm sẽ được dỡ bỏ trong thời hạn sớm nhất là 201633.Thuế quan ưu đãi giữa các nước ASEAN với nhau cũng góp phần làm giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu của Ấn Độ. Với hiệp định này, Ấn Độ mới có thể tiếp cận một thị trường lớn với các điều khoản thương mại tốt hơn. Từ sau khi vượt ngưỡng 75 tỷ USD (2012-13), trong giai đoạn 2014 – 2015, thương mại hai chiều cũng tăng trưởng nhẹ vượt mức 76 tỷ USD, song từ 2015 -16 lại có sự suy giảm còn hơn 65 tỷ (phần trăm đóng góp vào tổng thương mại của Ấn Độ vẫn trên 10% - và ASEAN vẫn là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Ấn Độ). Nguyên nhân là do bản thân bên trong nền kinh tế Ấn Độ bắt đầu có sự giảm tốc trong tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn cuối cầm quyền của chính quyền Đảng Quốc Đại. Chỉ từ khi Modi lên nắm quyền, nền kinh tế Ấn Độ mới bắt đầu tăng trưởng chậm trở lại. Đến giai đoạn hiện nay, kim ngạch thương mại Ấn Độ - ASEAN đạt mức 71,6 tỷ USD (đóng góp cho tổng thương mại Ấn Độ 10,9%).

Về chủng loại hàng hóa, Ấn Độ xuất khẩu vào ASEAN chủ yếu là mặt hàng vàng bạc, đá quý; sợi cotton, hàng dệt may; hàng hóa chế tạo như máy móc, phương tiện vận tải, đồ điện gia dụng; dầu ăn; hải sản; các chế phẩm là từ thịt; rau quả, gạo; dược phẩm; hóa chất. Ngược lại, Ấn Độ nhập khẩu các loại mặt hàng như nhựa thông nhân tạo; đồ nhựa; cao su tự nhiên; gỗ và các sản phẩm từ gỗ; đồ điện gia dụng; kim loại màu; quặng kim loại; các hóa phẩm hữu cơ; than đá; phân bón.

Lĩnh vực đầu tư: Lượng đầu tư của hai bên, mặc dù khá ít nhưng cũng đã được đẩy mạnh trong khuôn khổ chính sách hướng Đông. ASEAN và Ấn Độ cũng nỗ lực tăng cường liên kết trong khu vực tư nhân thông qua việc tái thiết lại Hội đồng kinh doanh ASEAN - Ấn Độ (AIBC), lần đầu tổ chức Hội nghị thượng đỉnh thương mại ASEAN - Ấn Độ (AIBS) và Hội chợ và diễn đàn kinh doanh ASEAN - Ấn Độ (AIBFC) ở New Delhi vào tháng 3/2011.Các sự kiện này là một phần trong những nỗ lực để thúc đẩy thương mại và sự tương tác giữa các doanh nghiệp.

Ấn Độ đã đầu tư vào Đông Nam Á trong hơn bốn thập kỷ qua. Dòng vốn đầu tư của Ấn Độ vào ASEAN tăng nhanh từ năm 2003 vào có xu hướng vẫn tiếp tục tăng nhanh trong tương lai do sự hiểu biết sâu hơn về thương mại đầu tư của hai bên góp phần giúp phát triển kinh tế, cải thiện đời sống xã hội trong khu vực ASEAN.ASEAN là một trong những thị trường đầu tư chính của Ấn Độ. Dòng vốn đầu tư từ Ấn Độ sang các quốc gia thành viên ASEAN đạt 681,6 triệu USD trong năm 2007, chiếm 1,12% tổng lượng FDI vào ASEAN; tích lũy giai đoạn 2005 – 2008 là 1,3 tỷ USD34. Vào năm 2009, Ấn Độ đã trở thành nhà đầu tư lớn thứ 6 của ASEAN35. Bước ngoặt trong quan hệ đầu tư Ấn Độ - ASEAN là khi Hiệp định tự do thương mại trong lĩnh vực đầu tư và dịch vụ chính thức có hiệu lực vào năm 2015. Chỉ trong 1 năm từ 2014 – 2015, vốn đầu tư trực tiếp từ Ấn Độ vào ASEAN đã tăng 164% từ 606 triệu USD (2014) lên 1,6 tỷ USD (2015)36.

Đầu tư của ASEAN vào Ấn Độ ngày càng tăng và Ấn Độ coi nguồn vốn FDI từ ASEAN là nguồn lực bổ sung cần thiết đối với nền kinh tế của Ấn Độ. Nguồn vốn tích lũy từ dòng chảy FDI ở Ấn Độ trong tháng 1/2000 – 12/2012 là 188,5 tỷ USD, trong đó dòng vốn FDI từ các nước ASEAN là 20 tỷ USD, chiếm 10,6% tổng vốn tích luỹ trong giai đoạn này37. Dòng vốn FDI từ các nước ASEAN chủ yếu tập

34 Phạm Thái Quốc (2013), đã dẫn, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 245.

35 Phạm Thái Quốc (2013), đã dẫn, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 242.

36Overview ASEAN – India dialogue partner, http://asean.org/storage/2012/05/Overview-ASEAN-India-as- of-February-2017r4CL.pdf

trung vào khu vực dịch vụ, chiếm khoảng 28%; theo sau là lĩnh vực viễn thông và xây dựng chiếm khoảng 8%; xăng dầu, khí đốt tự nhiên, phần cứng và phần mềm máy tính mỗi lĩnh vực chiếm khoảng 7%. Theo báo cáo thương niên của Ngân hàng dự trữ Ấn Độ, Singapore là nước dẫn đầu về tăng trưởng đầu tư trực tiếp vào Ấn Độ mỗi năm tăng từ 3.3 tỷ USD trong năm 2011-12 lên 5.1 tỷ USD trong năm 2014- 2015 và vượt ngưỡng 12 tỷ USD trong năm 2015-16.

Bảng 2: Dòng chày FDI vào Ấn Độ từ ASEAN và thế giới (đơn vị: Triệu USD)

2011-12 2012-13 2013-14 2014-15 2015-16 Tổng lượng vốn FDI 23473 18286 16054 24748 36068 Dòng chảy FDI từ ASEAN 3324 (14.2%) 1843 (10.1%) 4528 (28.2%) 5356 (21.6%) Singapore 3306 1605 4415 5137 12479 Malaysia 18 238 113 219

Nguồn: Tổng hợp từ Reserve Bank, Annual Report 2015-16, https://rbidocs.rbi.org.in/rdocs/AnnualReport/PDFs/0RBIAR2016CD93589EC2C44 67793892C79FD05555D.PDF

Ấn Độ là lựa chọn đầu tư hàng đầu đặc biệt đối với các nhà đầu tư từ Singapore nói riêng và ASEAN nói chung khi các nước này đang hướng tới những thị trường ở nước ngoài có tiềm năng và đa dạng hóa thị trường đầu tư. Ấn Độ đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm tự do hóa thị trường FDI bao gồm mở rộng lĩnh vực đầu tư (bao gồm cả những lĩnh vực mới như quốc phòng, bảo hiểm và bán lẻ), tinh giản các thủ tục, đơn giản hóa điều kiện đầu tư. Hơn nữa chiến dịch “Make in India” (tạm dịch là sản xuất tại Ấn Độ) được đưa ra vào tháng 9/2014 nhằm thu hút các công ty lựa chọn Ấn Độ là thị trường thiết kế và sản xuất, từng bước đưa Ấn Độ trở thành công xưởng sản xuất của thế giới. Các quy định về các nhà đầu tư nước ngoài

mới được đưa ra vào tháng 6 năm 2014, đơn giản hóa đầu tư vào thị trường chứng khoán Ấn Độ, kết quả là các tuyến đầu tư được sắp xếp hợp lý, đăng ký nhanh hơn và thời gian nhanh hơn để tiếp cận thị trường, thu hút được một lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài. Cục chính sách và xúc tiến công nghiệp (DIPP) đã xác định nhóm lĩnh vực để tiến hành đơn giản hóa thủ tục và cải thiện môi trường kinh doanh, bao gồm linh kiện ô tô, hàng không, công nghệ sinh học, hóa chất, điện tử, dầu mỏ, phát triển đường bộ, và đường cao tốc.

Lượng đầu tư vào Ấn Độ từ các nước ASEAN (đặc biệt là Singapore) luôn đạt mức tăng trưởng ấn tượng. Tuy nhiên, phía Ấn Độ vẫn còn hạn chế khi đầu tư vào ASEAN. Đến tận năm 2008, đầu tư của Ấn Độ vào các nước ASEAN cũng chỉ đạt 591 triệu USD, chiếm 1,2% tổng FDI mà ASEAN nhận được, năm 2009 là 970 triệu USD, chiếm 2,5%38 và cho tới tận 2015 cũng mới chỉ đạt con số rất khiêm tốn là 1,6 tỷ USD. Điều này đã chứng tỏ một thực tế, đầu tư của Ấn Độ ở Đông Nam Á vẫn còn ít.

Nhìn chung, quan hệ kinh tế giữa Ấn Độ và ASEAN từ những năm 2000 đến nay đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc nhưng chưa tương xứng với mối quan hệ chính trị tốt đẹp, với tiềm năng mong muốn của hai bên. Đặc biệt, trong Hội nghị cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần thứ 11 năm 2013, hai bên đặt mục tiêu thương mại song phương lên mức 100 tỷ USD trong năm 2015. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn kém xa so với con số mục tiêu khi mới chỉ đạt hơn 76 tỷ USD vào năm 2014-15. Cũng trong năm 2015, tổng thương mại hai chiều của ASEAN lần lượt với hai đối tác lớn nhất là Trung Quốc đã vượt ngưỡng 346 tỷ USD và Nhật Bản là hơn 239 tỷ USD39.

Phía Ấn Độ cũng khá chủ động trong việc đưa ra những sáng kiến kinh tế nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại – đầu tư với ASEAN. Hiệp định tự do thương mại trong lĩnh vực đầu tư và dịch vụ kí kết vào năm 2014 thiết lập các cơ

chế bảo hộ đầu tư nhằm tạo lập sự công bằng, không phân biệt đối xử với mọi nhà đầu tư. Năm 2015, Ủy ban đàm phán thương mại Ấn Độ - ASEAN cũng đã được nối lại nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến Hiệp định tự do thương mại ASEAN - Ấn Độ cũng như thúc đẩy hơn nữa hai phía áp dụng Hiệp định này một cách có hiệu quả. Gần đây nhất, vào năm 2017, Ấn Độ cũng khởi động một quỹ phát triển dự án trị giá 77 triệu USD cho các trung tâm sản xuất hay ngân hàng EXIM Bank cung cấp hạn mức tín dụng trị giá 75 triệu USD cho các dự án năng lượng, thủy lợi và đường sắt ở các nước CLMV40.Tuy nhiên, một thách thức lớn trong hợp tác kinh tế mà hai bên phải đối mặt trong thời gian tới đó là việc Ấn Độ đã trở thành thị trường quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ấn độ với asean trong khuôn khổ chính sách hướng đông của ấn độ (1991 2014) (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)