Phạm vi và giai đoạn của chính sách hướng Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ấn độ với asean trong khuôn khổ chính sách hướng đông của ấn độ (1991 2014) (Trang 41 - 42)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ CỦA ẤN ĐỘ VỚI ASEAN

1.3. Sự hình thành và phát triển chính sách hướng Đông

1.3.2. Phạm vi và giai đoạn của chính sách hướng Đông

Dựa trên mốc thời gian do Bộ Ngoại giao Ấn Độ xác định, giáo sư Tilottam Mukherjee đã chia lịch sử Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ thành 3 giai đoạn và cho đến nay cơ bản đã trải qua hai giai đoạn và đang bước vào giai đoạn thứ ba:

Giai đoạn 1 (1992 – 2002), mở đầu là sự ra đời chính sách hướng Đông của chính phủ Ấn Độ năm 1992 chủ yếu nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế với các nước thành viên ASEAN và các nước châu Á khác.. Ngay từ đầu giai đoạn này, ASEAN đã được xác định là trung tâm trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ.

Giai đoạn 2 (2002 – 2014): Bước vào thế kỷ XXI, trên cơ sở những thành tựu trong quan hệ hợp tác với các quốc gia và một số cơ chế hợp tác đa phương trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt trước hết là với các quốc gia Đông Nam Á, chính sách hướng Đông của Ấn Độ bước sang một giai đoạn mới với những chuyển biến rõ ràng hơn về mục tiêu23. Phạm vi của chính sách hướng Đông được mở rộng ra toàn châu Á – Thái Bình Dương (trải rộng từ Australia đến khu vực Đông Á), nhưng ASEAN và SAARC vẫn được xác định là trọng tâm của chính

23 Mohan C.R (2003), Look East Policy: Phase Two,

sách24. Ấn Độ một mặt tăng cường tham gia vào các cơ chế hợp tác an ninh – chính trị trong khu vực, một mặt dựa vào khu vực tăng cường hợp tác kinh tế với những chính sách mở cửa đôi bên cùng có lợi. Bước sang thế kỷ XXI, Ấn Độ bắt tay vào quá trình hội nhập kinh tế ở khu vực thông qua các Hiệp định thương mạị ưu đãi (PTA), Hiệp định thương mại tự do (FTA), Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện (CECA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (CEPA).

Giai đoạn 3 bắt đầu từ năm 2014 khi lãnh đạo Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) – ông Narendra Modi đã trở thành thủ tướng Ấn Độ. Vị tân thủ tướng này khẳng định sẽ nâng cao mối quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á và Đông Á thông qua việc tiếp tục thúc đẩy chính sách hướng Đông. Mục tiêu mà ông hướng tới là nhằm tăng cường, mở rộng và làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác với các nước ASEAN nói riêng, các nước châu Á – Thái Bình Dương nói chung, trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, đến an ninh, quốc phòng, kể cả an ninh trên biển, trong đó có an ninh biển Đông. Đến năm 2016, Thủ tướng Narendra Modi đã đưa ra lời tuyên bố về “Hành động hướng Đông” thay cho khái niệm trước đây về “Chính sách Hướng Đông”, một lần nữa khẳng định quyết tâm và nỗ lực của Ấn Độ trong việc thực thi Chính sách Hướng Đông, trong đó ngoại thương là một trọng tâm cần đẩy mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ấn độ với asean trong khuôn khổ chính sách hướng đông của ấn độ (1991 2014) (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)