2.1 .Hợp tác Ẩn Độ ASEAN trong khuôn khổ chính sách hướng Đông
2.1.3 .Lĩnh vực anninh – quốc phòng
2.1.4. Lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật
Trong lĩnh vực văn hóa, mặc dù về mặt địa lý, Ấn Độ và các nước ASEAN ở hai khu vực khác nhau chỉ có biên giới đất liền với Myanmar, nhưng văn hóa Ấn Độ đã lan tỏa ảnh hưởng đến cả vùng Đông Nam Á lục địa. Phật giáo dòng Tiểu thừa là một trong hai tôn giáo lớn của Ấn Độ đã trở thành quốc giáo ở nhiều nước lưu vực sông Mekong như Thái Lan, Lào, Campuchia và Myanmar. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để hai bên tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tăng cường giao lưu và mở rộng quan hệ đặc biệt trong việc kết nối giữa nhân dân hai bên. Chính phủ Ấn Độ cũng có nhiều chương trình hỗ trợ trong lĩnh vực văn hóa và học bổng các ngành văn hóa cho sinh viên các nước ASEAN. Sự hồi sinh của trường Đại học Nalanda – được coi
như cái nôi của học tập, nghiên cứu đã trở thành dự án điển hình và thể hiện cho sự kết nối trong lĩnh vực văn hóa và tinh thần giữa Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á. Ấn Độ cũng kí các hiệp ước với nhiều quốc gia trong ASEAN nhằm biến Đại học Nalanda trở thành trung tâm tri thức trên thế giới.
Ngoài ra, tăng cường hợp tác trong du lịch cũng được hai bên chú trọng coi là một lĩnh vực nhằm thắt chặt quan hệ hữu nghị. Các khu vực hành hương của người theo đạo Phật ở Ấn Độ như Bodh Gaya luôn thu hút sự quan tâm của du khách ASEAN.
Trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, ASEAN và Ấn Độ có một chương trình hợp tác rộng rãi bao gồm hợp tác công nghệ tin học, công nghệ sinh học, nguyên liệu tiên tiến, ứng dụng vũ trụ. Trong đó, công nghệ thông tin là một lĩnh vực mũi nhọn trong quan hệ hợp tác Ấn Độ - ASEAN. Ấn Độ đặc biệt có thế mạnh trong ngành công nghệ phần mềm, và hai bên đang đẩy mạnh hợp tác đào tạo trong lĩnh vực này để tạo dựng một lực lượng chuyên viên công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu trong tương lai. Ngay từ năm 1996, Ấn Độ đã tăng khoảng 100 suất học bổng trong chương trình kỹ thuật dành cho các nước ASEAN. Ấn Độ đã đề nghị thành lập trung tâm tin học tại một trong những nước ASEAN và sẵm sàng cung cấp các trang thiết bị hiện đại nhất cũng như xây dựng một chương trình đào tạo kỹ thuật viên cao cấp về tin học cho khoảng 100 người mỗi năm thuộc các nước ASEAN46. Ấn Độ có các chương trình đào tạo về kỹ thuật phần mềm tiên tiến cho 94 ứng cử viên ASEAN tại NIIY do Ấn Độ tổ chức năm 2000 được các nước ASEAN đánh giá rất cao. Trước đề nghị tiếp tục những chương trình đào tạo như vậy, Ấn Độ đã dành 50 trong số 100 trung tâm đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho việc đào tạo các
46 Phạm Nguyên Long, “Quan hệ Ấn Độ - Đông Nam Á”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Ba mươi năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ: Nhìn lại và triển vọng (1972 – 2002), Viện nghiên cứu Đông Nam Á.
chương trình tin học cho ASEAN hàng năm47. Một dự án Lưu trữ kỹ thuật số Ấn Độ - ASEAN (AIDA) cũng đang được thành lập.
Trong lĩnh vực giáo dục, nhiều học giả, nhân vật nổi tiếng của Ấn Độ và ASEAN đã đến giảng dạy tại các trường, học viên của hai bên trong các lĩnh vực hợp tác hợp tác như công nghệ tin học, công nghệ sinh học, nguyên liệu tiên tiến, ứng dụng vũ trụ. Ấn Độ và ASEAN cũng đã thành lập một mạng lưới các nhà hoạch định chính sách để trao đổi về các vấn đề kinh tế, xã hội và phát triển liên quan tới hợp tác Ấn Độ - ASEAN.
Huấn luyện và đào tạo trong lĩnh vực quân sự là một lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa hai bên. Ấn Độ tiếp tục hỗ trợ các quốc gia Đông Nam Á trong chương trình hợp tác kinh tế và kỹ thuật, Ấn Độ đã cung cấp phương tiện cho các khóa đào tạo quân sự và dân sự. Các khóa học quân sự mà các trung tâm đào tạo của Ấn Độ cung cấp thường được các sĩ quan phòng thủ của Đông Nam Á sử dụng triệt để và đạt được lợi ích từ kinh nghiệm học hỏi được từ Ấn Độ.
Bên cạnh đó, Ấn Độ mong muốn mở rộng và làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực với ASEAN, nhất là đối với các Sáng kiến hội nhập của ASEAN (IAI) nhằm làm cầu nối cho hố ngăn cách phát triển Liên ASEAN, đặc biệt là giữa 4 nước thành viên: Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (gọi tắt là các nước CLMV) và 6 nước còn lại. Ấn Độ đã bày tỏ điều này tại hội nghị các cấp của ASEAN. Tại hội nghị Bộ trưởng ngoại giao giữa ASEAN và các nước đối thoại (PMC 10+1) ở Hà Nội, tháng 7/2001, Ấn Độ đã đề nghị giúp đỡ và hợp tác trong các dự án liên quan tới ICT và sử dụng vi tính, HRD, công nghệ vệ tinh (bao gồm sử dụng hình ảnh vệ tinh để dự báo và chế ngự nạn lụt), thương mại hóa những công nghệ trong nước, hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dạy Tiếng Anh, y tế và tân dược, thuốc nhiệt đới. phát triển và sản xuất thuốc về giống, sử dụng vi tính, học và giao tiếp từ xa thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hợp tác trong giáo
47 Ngô Xuân Bình (2014), đã dẫn, Đề tài cấp bộ Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, tr. 123.
dục từ xa qua trường Đại học Mở quốc gia Indira Gandhi, công nghệ sinh học, đào tạo các quan chức chính phủ, thương mại hóa các loại công nghệ phát triển ở trong nước và tính cạnh tranh công nghệ.