Bước phát triển sang “Hành động hướng Đông”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ấn độ với asean trong khuôn khổ chính sách hướng đông của ấn độ (1991 2014) (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ CỦA ẤN ĐỘ VỚI ASEAN

1.3. Sự hình thành và phát triển chính sách hướng Đông

1.3.4. Bước phát triển sang “Hành động hướng Đông”

Từ sau năm 1991, Ấn Độ điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại là do xuất phát từ những yêu cầu nội tại của Ấn Độ và những thay đổi của tình hình khu vực, thế giới đặc biệt là sự kết thúc chiến tranh Lạnh. Việc Ấn Độ thực hiện những điều chỉnh này cũng phù hợp với xu hướng của các nước cũng đều điều chỉnh chính sách.

Từ năm 2014, sau khi lên cầm quyền, Thủ tướng Narendra Modi đã đưa ra khái niệm mới là “Hành động hướng Đông” (Acting East) thay cho khái niệm “Nhìn về hướng Đông”. Tại Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN vào tháng 11 năm

25 Manmohan Singh (2005), Keynote address at special leaders dialogue of ASEAN Business Advisory Council, Kuala Lumpur, https://www.indianembassy.org/archives_details.php?nid=480

26 Võ Xuân Vinh (2011), ASEAN trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ, Luận án Tiến sĩ ngành Lịch sử học, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 49

2014, Thủ tướng Ấn Độ Nerandra Modi đã nhấn mạnh trong bài phát biểu của mình rằng "Một kỷ nguyên mới của sự phát triển kinh tế, công nghiệp và thương mại đã bắt đầu ở Ấn Độ. Về đối ngoại, chính sách "Hướng Đông" của Ấn Độ đã trở thành chính sách "Hành động phía Đông". Lời phát biểu này một lần nữa khẳng định quyết tâm của Ấn Độ tiếp tục đẩy mạnh và nâng tầm chính sách hướng Đông, đưa chính sách hướng Đông trở thành một công cụ mới nâng cao vai trò, vị thế của Ấn Độ không chỉ ở khu vực Nam hay Đông Nam Á, mà cả Châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn thế giới.

Từ đây chính sách hướng Đông của Ấn Độ bước sang giai đoạn thứ ba với quyết tâm lớn hơn nhằm hiện thực hóa chính sách hướng Đông đã được khởi động và triển khai từ hai giai đoạn trước. Việc Ấn Độ nâng cấp thành Hành động hướng Đông cũng do chiến lược nội tại và tình hình khu vực và thế giới chi phối. Việc chính quyền mới của Thủ tướng Modi có sự điều chỉnh lớn đối với Chính sách hướng Đông sau hai thập kỷ triển khai, xuất phát từ việc Ấn Độ đã có một thực lực lớn hơn để bảo vệ lợi ích quốc gia trước những mối đe dọa tại khu vực hiện hữu, gắn bó với lợi ích của mình. Ngoài ra, những liên kết khu vực ngày càng đa dạng và vai trò ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở khu vực cũng khiến Ấn Độ muốn tranh thủ thời cơ để tạo tầm ảnh hưởng của mình.

Phía Ấn Độ khẳng định, sự thay đổi đó không mang động cơ chính trị mà chỉ đơn thuần là làm sâu sắc, thúc đẩy liên kết ngày càng chặt chẽ hơn trong quan hệ hợp tác với các đối tác “phía Đông”, nhưng trong thế chủ động hơn bằng cách gia tăng cam kết và can dự của Ấn Độ đối với khu vực Đông Nam Á. Ấn Độ sẽ không chỉ đơn thuần ngồi nhìn về phía đông mà chủ trương có những hành động thiết thực để bảo vệ lợi ích của mình, đồng thời thể hiện một vai trò lớn hơn, xứng đáng hơn với vị thế cường quốc ở khu vực và thế giới27. Về chính sách, Thủ tướng Modi quan

27Từ “Chính sách hướng Đông” đến “Hành động phía Đông” và quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ, http://cis.org.vn/article/1577/tu-chinh-sach-huong-dong-den-hanh-dong-phia-dong-va-quan-he-doi-tac- chien-luoc-viet-nam-an-do-phan-1.html

tâm xúc tiến các chương trình kinh tế với các nước Đông Nam Á để thu hút đầu tư, nhất là trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, thúc đẩy kết nối các điểm thương mại trong khu vực. Trong chính sách Hành động phía Đông, Ấn Độ dành sự ưu tiên cho các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) vốn là những nước có tăng trưởng đầu tư nước ngoài cao nhất ở khu vực.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ ẤN ĐỘ VỚI ASEAN TRONG KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH HƯỚNG ĐÔNG CỦA ẤN ĐỘ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ấn độ với asean trong khuôn khổ chính sách hướng đông của ấn độ (1991 2014) (Trang 43 - 46)