Các mối liên hệ lịch sử giữa Ấn Độ và ASEAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ấn độ với asean trong khuôn khổ chính sách hướng đông của ấn độ (1991 2014) (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ CỦA ẤN ĐỘ VỚI ASEAN

1.2. Vai trò của ASEAN trong chính sách hướng Đông

1.2.1. Các mối liên hệ lịch sử giữa Ấn Độ và ASEAN

Cùng nằm trong khu vực châu Á rộng lớn, Ấn Độ và ASEAN có sự gắn kết về địa – chính trị, văn hóa truyền thống, quan hệ kinh tế mậu dịch hai bên có lịch sử giao lưu lâu đời. Ấn Độ là nước từ lâu đã có quan hệ với các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á thông qua những sự tiếp xúc đầu tiên có nguồn gốc từ thời tiền sử và tiếp tục cho đến khi bắt đầu thời kỳ thuộc địa. Có thể thấy các dấu tích văn hóa và tôn giáo chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn minh Ấn Độ ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á. Cố Thủ tướng Singapore, Lý Quang Diệu từng nói “Trên khía cạnh lịch sử, Ấn Độ có ảnh hưởng lớn đối với Đông Nam Á cả về kinh tế và văn hóa. Các nền văn minh ở khu vực đã thật sự mang bản sắc Ấn Độ.”16

Về thương mại,

Giao thương bằng đường biển giữa Ấn Độ và Đông Nam Á đã có từ thiên niên kỷ thứ I TCN và phát triển ngày một mạnh mẽ từ những thập niên đầu sau Công nguyên. Từ cảng cổ Tamralipti ở cửa sông Hằng, các chuyến tàu sẽ đi dọc

15 Mohan, C. Raja (2006), “India’s New Foreign Policy Strategy”, Draft paper at a Seminar by China reform

Forum and the Carnegie Endowment for International Peace, Beijing,

http://carnegieendowment.org/files/Mohan.pdf

16 Datta – Ray S.K (2009), Looking East to Look West: Lee Kwan Yew’s Mission India, Penguin Books, New Delhi, India, pg. 13.

theo bờ biển vịnh Bengal và Myanmar, hoặc đi thẳng qua vịnh này để tới bán đảo Malay. Trao đổi thương mại giữa Ấn Độ và Đông Nam Á trở thành một mắt xích quan trọng trong tuyến đường biển kéo dài từ Vịnh Persian qua Ấn Độ Dương, Biển Đông lên tới Nhật Bản. Không chỉ có các hoạt động buôn bán song phương, Đông Nam Á nhờ vào vị trí nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền từ Ấn Độ Dương và Thài Bình Dương còn là nơi trung chuyển hàng hóa giữa Ấn Độ với Địa Trung Hải, Trung Quốc, Nhật Bản. Vào thế kỷ thứ III, thứ IV, trong khi thương mại đường biển Ấn Độ - La Mã bị suy giảm thì các chuyến tàu chở hàng từ Ấn Độ vào Đông Nam Á vẫn gia tăng.

Cũng vào giai đoạn này, cùng các nhà buôn, các nhà truyền đạo, tín đồ tôn giáo và các nhà thám hiểm đã di cư tới Đông Nam Á. Trong thời kỳ Ấn Độ trở thành thuộc địa của Anh, làn sóng người Ấn di cư sang Đông Nam Á cũng tăng vọt, chủ yếu tới để làm việc trong các đồn điền cao su, chè, cà phê ở các nước Malaya (mà hiện nay là Malaysia), Singapore, Myanmar. Nguyên nhân là do những hoạt động khai thác ở các nước thuộc địa của thực dân Anh. Một số cư dân Ấn Độ giàu có đã thành lập các cơ sở kinh doanh hàng vải vóc, buôn bán gia vị. Ngoài ra, người Ấn còn làm việc với tư cách là thư ký, kỹ sư, thầy giáo. Hơn 1,5 triệu người lao động Ấn (người Tanmil) từ Nam Ấn đã được thống kê vào năm 1931 trên các thuộc địa của Anh17.

Về văn hóa,

Cũng tương tự như mối liên hệ về kinh tế, ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đối với Đông Nam Á đã bắt đầu từ trước công nguyên. Nền tảng đầu tiên góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hóa Ấn Độ - Đông Nam Á là việc những dòng người nhập cư đến nhiều nơi tại Đông Nam Á bằng con đường trên bộ và trên biển. Việc truyền tải văn hóa Ấn Độ đến Đông Nam Á chính là một trong những thành tựu vĩ đại nhất

17 Nguyễn Trường Sơn (2015), Hướng về phía Đông một chiến lược lớn của Ấn Độ, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 21.

của lịch sử Ấn Độ. Bởi lẽ, không nền văn minh nào khác có thể đạt được thành công tương tự mà không phải thông qua con đường chinh phục bằng quân sự.

Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ được biểu hiện khá toàn diện và sâu sắc trên các mặt: ngôn ngữ và văn tự (chữ Sanskrit và Pali); văn học; tôn giáo (đạo Bà la môn và đạo Phật), nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc; phương thức canh tác và quản lý xã hội.

Trong quá trình hình thành xã hội có giai cấp, nhiều bộ tộc Đông Nam Á đã thành lập nên các vương quốc chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ như ở bán đảo Malay, Campuchia, Việt Nam và trên các đảo Java, Sumatra, Borneo và Bali.

Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành nên bản sắc văn hóa Đông Nam Á. Các tầng lớp cư dân từ các vương quốc trên đã tiếp thu cả chữ viết, các văn bản, tôn giáo và một số thành tựu khác của văn hóa Ấn Độ. Sự giao thoa văn hóa thể hiện qua các ký tự Pali, Sanskrit đã góp phần cấu thành nên ngôn ngữ, văn tự cổ của ngôn ngữ Đông Nam Á, những di sản văn hóa như chùa chiền, tượng Phật, tên địa danh, lối sống…

Về an ninh,

Ngoài có chung biên giới trên bộ với một số nước là Myanmar, Ấn Độ còn có biên giới trên biển với bốn nước là Myanmar, Thái Lan, Malaysia và Indonesia và được đánh dấu biên giới trên hai nhóm đảo Andaman và Nicobar. Khoảng cách giữa đảo Great Nicobar của Ấn Độ và đảo Sabang của Indonesia chưa đến 100 dặm và luồng biển giữa hai đảo là lối vào eo biển Malacca – nút thắt ở Đại Tây Dương. Những căng thẳng hay bất ổn ở khu vực này đều có thể ảnh hưởng tới an ninh của Ấn Độ. Hơn nữa Ấn Độ và Myanmar còn có đường biên giới dài từ những vùng đất Arunachal Pradesh, Nagaland, Manipur, Mizoram và Assam đều có vị trí rất quan

trọng. Tầm quan trọng của Myanmar đối với Ấn Độ có vị trị hoàn hảo để đóng vai trò là cầu nối kinh tế giữa Ấn Độ và Trung Quốc, giữa Nam Á và Đông Nam Á18.

Đông Nam Á nói riêng và châu Á – Thái Bình Dương nói chung không những có vai trò quan trọng về mặt an ninh mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của Ấn Độ. Dưới thời của Thủ tướng J. Nehru, Đông Nam Á đã được đánh giá có một vị trí địa – chính trị quan trọng. Thủ tưởng cho rằng “Trong quá khứ, văn hóa Ấn Độ đã du nhập vào những nước này bằng nhiều con đường khác nhau. Các mối liên hệ đó đang được nối lại và tương lai sẽ nhìn thấy một liên minh gần gũi hơn giữa Ấn Độ và Đông Nam Á”19.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ấn độ với asean trong khuôn khổ chính sách hướng đông của ấn độ (1991 2014) (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)