.Tác động tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ấn độ với asean trong khuôn khổ chính sách hướng đông của ấn độ (1991 2014) (Trang 88 - 93)

3.1 .Tác động tới ASEAN

3.1.1 .Tác động tích cực

Về kinh tế, Ấn Độ triển khai chính sách hướng Đông trước hết chính là một sáng kiến kinh tế, tăng cường hợp tác về thương mại và đầu tư với các nước trong khu vực ASEAN. Với sự trỗi dậy mạnh mẽ về mặt kinh tế, cũng như những liên kết về kinh tế được tăng cường giữa Ấn Độ và ASEAN, giá trị thương mại song phương ASEAN - Ấn Độ nói riêng và tổng thương mại của ASEAN nói chung tăng đáng kể, đưa Ấn Độ trở thành đối tác thương mại quan trọng của ASEAN.

Vào năm 2005, Ấn Độ trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 8 và đối tác thương mại lớn thứ 8 của ASEAN71. Từ đó đến nay, Ấn Độ luôn nằm trong danh sách 10 đối tác lớn nhất của ASEAN. Năm 1998, Ấn Độ mới chỉ chiếm 1,2% tổng thương mại của ASEAN với giá trị thương mại hai chiều là 6,968 tỷ USD thì đến năm 2008, nền kinh tế lớn nhất Nam Á đã đóng góp tới 2,8% tổng thương mại của tổ chức này với giá trị thương mại song phương đạt gần 47,465 tỷ USD72. Cho đến năm 2015, Ấn Độ vẫn đứng vững trong danh sách các đối tác hàng đầu của ASEAN, đóng góp 2,6% tổng giá trị thương mại của ASEAN vào năm đó.

Ngoài ra, tác động tích cực khác của việc giá trị thương mại hai chiều không ngừng tăng là thặng dư thương mại của ASEAN với Ấn Độ đang phần nào giúp ASEAN cân bằng mức thâm hụt thương mại ngày càng tăng với Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu hiện nay của khối cũng như cân bằng hơn trong cán cân thương mại của mình. Có thể thấy, tương ứng với giá trị thâm hụt thương mại

71 Eero Palmujoki (2008), ‘ASEAN’s RTAs; Relevance to India’, India and ASEAN: Partner at Summit, KW Publishers Book, India, pp. 123.

ASEAN – Trung Quốc không ngừng tăng, thể hiện sự lệ thuộc đáng kể của ASEAN vào nền kinh tế Trung Quốc, thì thặng dư thương mại với Ấn Độ cũng tăng lên.

Bảng 5: Tình hình cán cân thương mại ASEAN – Trung Quốc và ASEAN - Ấn Độ giai đoạn 2000 – 2016 (đơn vị: tỷ USD)

Năm 2000 2009 2011 2014 2015 2016

Thâm hụt thương mại

ASEAN – Trung Quốc -3,96 -16 -24,59 -58,69 -67,06 -80,99 Thặng dư thương mại

ASEAN - Ấn Độ 3,24 13,93 17,08 19,4 21,06 16,82

Nguồn: Tổng hợp từ https://data.aseanstats.org/trade.php

Ấn Độ bằng cách tăng cường hợp tác với khu vực ASEAN thông qua chính sách hướng Đông đã có những tác động tích cực tới nỗ lực hội nhập kinh tế nội khối, tới quá trình hội nhập kinh tế khu vực của ASEAN. Quá trình đàm phán FTA với Ấn Độ đã mang lại cho ASEAN những kinh nghiệm quý báu. Sự tập hợp của các quan chức bộ ngành có trách nhiệm của ASEAN trong quá trình đàm phán FTA với các đối tác như Ấn Độ làm cho các nước trong khối ngày càng hiểu nhau hơn, đóng góp nhiều hơn cho tiến trình xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN – một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN (AC) với mục tiêu lớn nhất là xây dựng một “cộng đồng kinh tế mở và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Những nỗ lực hội nhập kinh tế của Ấn Độ ở Đông Á đã có tác động nhất định tới vai trò động lực trong hội nhập kinh tế khu vực của ASEAN. Nếu như AFTA là cơ chế hội nhập kinh tế nội khối của ASEAN thì các FTA giữa ASEAN và các đối tác lớn là những nỗ lực hình thành mạng lưới các hiệp định thương mại tự do của ASEAN với bên ngoài, do ASEAN làm trung tâm. ASEAN liên tục ký kết FTA với các nước lớn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia cũng như với Ấn Độ. Ấn Độ gia nhập vào mạng lưới các FTA của ASEAN và đóng góp cho nỗ lực của Hiệp hội trong việc củng cố vai trò trung tâm của các FTA ở khu vực.

Ngoài ra, thông qua các nỗ lực hợp tác tiểu vùng, giúp các nước thành viên thu hẹp khoảng cách phát triển nhằm thực hiện mục tiêu dài hạn của AEC là “giảm đói nghèo và khác biệt về kinh tế - xã hội” và đảm bảo được sự “phát triển kinh tế bình đẳng” của các thành viên. Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 6 tổ chức ở Hà Nội tháng 12/1998, ASEAN đã chính thức công nhận hợp tác tiểu vùng là một hình thức hội nhập khu vực của ASEAN và đã khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường rót vốn các khu vực tăng trưởng CLMV (bao gồm mới gia nhập ASEAN từ sau chiến tranh lạnh: Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam)73. Hợp tác tiểu vùng giữa Ấn Độ và ASEAN cũng hoạt động tương đối có hiệu quả, khi các nước CLMV cũng được xác định là trọng tâm trong chiến lược Hành động phía Đông dưới thời tổng thổng Narendra Modi. Ngoài ra, hợp tác giữa Ấn Độ với các quốc gia này thông qua BIMSTEC, hay chương trình MGC đều tác động tích cực tới quá trình phát triển kinh tế của 4 nước trên và thu hẹp khoảng cách phát triển trong nội khối ASEAN.

Về chính trị - an ninh:

Thứ nhất, trước hết, bên cạnh những nỗ lực theo đuổi các mối quan hệ an ninh – chính trị với các nước thành viên ASEAN, Ấn Độ chủ trương đẩy mạnh quan hệ với ASEAN với tư cách là một khối trong các cơ chế như ARF, Hội nghị cấp cao ASEAN - Ấn Độ, ADMM+. Với việc mở rộng quan hệ với Ấn Độ đã tạo đà cho ASEAN xây dựng nhiều cơ chế hợp tác chính trị - an ninh, mở rộng số lượng thành viên với bên ngoài như cơ chế Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) có các thành viên ASEAN+6 và mới đây từ năm 2010, thêm cả Mỹ và Nga hay diễn đàn của các bộ trưởng quốc phòng ASEAN thành ADMM+8. Các cơ chế này góp phần đa dạng hóa các hình thức hợp tác của ASEAN. Trong các cơ chế này, ASEAN đang đóng vai trò chèo lái tập trung vào giải quyết các vấn đề liên quan tới hòa bình, an ninh và phát triển của Đông Nam Á, giúp ASEAN nâng cao vị thế chính trị và kinh tế của mình trong khu vực và trên thế giới. Với việc triển khai chính sách hướng Đông, Ấn Độ

tăng cường sự hiện diện và ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á, góp phần củng cố vai trò động lực của ASEAN trong hợp tác an ninh – chính trị ở khu vực Đông Á và châu Á – Thái Bình Dương. ASEAN nhận thức về sự trỗi dậy của Ấn Độ cùng với đó coi Ấn Độ là một cường quốc đang lên ở khu vực. Kể từ khi cơ chế hợp tác ASEAN+3 và hình thức Hội nghị cấp cao ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – Nhật Bản, ASEAN – Hàn Quốc ra đời, nhiều nước ASEAN đã tỏ rõ sự lo ngại về sức mạnh ngày càng lớn về kinh tế lẫn quân sự của Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, ASEAN - Ấn Độ tổ chức Hội nghị cấp cao vào năm 2002, đồng nghĩa với việc Ấn Độ được ASEAN đối xử ngang hàng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc ở cơ chế ASEAN+1 và nhờ đó vị trí trung tâm hợp tác an ninh – chính trị của ASEAN được củng cố thêm một bước. Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) ra đời năm 2005, cũng là một cơ chế hợp tác do ASEAN chủ đạo, đồng thời EAS còn là một ví dụ điển hình của chính sách cân bằng nước lớn của ASEAN. Với việc Ấn Độ, Australia, New Zealand tham gia EAS với tư cách là các quốc gia thành viên, vai trò động lực của ASEAN ngày càng được củng cố. Thông qua cơ chế EAS, ASEAN cũng nhấn mạnh rằng chỉ các nước thành viên của mình mới có thể chủ trì các hội nghị thượng đỉnh hàng năm. Vì vậy, cũng như các cuộc họp ASEAN+3 và ARF, ASEAN sẽ ngồi ở vị trí chủ trì. ASEAN đã đặt ba điều kiện cho việc các quốc gia muốn tham gia EAS: là thành viên của TAC, đã có vị thế đối tác đối thoại, có mối quan hệ “đáng kể” với ASEAN. Trong bối cảnh hợp tác khu vực vượt ra khỏi Đông Nam Á, Ấn Độ chủ trương ủng hộ việc hỗ trợ thêm nữa nhằm gia tăng vai trò đầu tàu của ASEAN trong hợp tác an ninh – chính trị khu vực.

Thứ hai, Ấn Độ tăng cường hợp tác về an ninh – chính trị với ASEAN cũng góp phần cân bằng quyền lực giữa các nước lớn hiện diện ở châu Á Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Đông Nam Á là khu vực có vị trí địa – chiến lược quan trọng đối với thế giới và khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt đối với các nước lớn. Đây cũng là nơi thể hiện rõ đặc trưng của cuộc đấu tranh và hợp tác giữa các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Khu vực Đông nam Á trở thành địa bàn tranh giành ảnh hưởng và lợi ích giữa các nước lớn như Mỹ,

Trung Quốc, Nhật Bản, các thế lực hiếu chiến đang điều chỉnh chiến lược nhằm tăng cường dính líu, củng cố, mở rộng liên minh, xây dựng cơ chế hợp tác ở khu vực này. ASEAN bày tỏ thiện chí và khuyến khích quan hệ hợp tác tích cực với các nước nhưng vẫn chủ trương giữ được chiến lược cân bằng74 giữa các nước lớn tránh những mâu thuẫn, cạnh tranh gay gắt với các cường quốc.

Tuy không phải là quốc gia thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhưng Ấn Độ từ lâu đã có chiến lược ở khu vực này và gần đây đang có những chuyển biến đáng kể dưới tác động chiến lược “xoay trục” của Mỹ, cũng như mong muốn tạo ra thế đối trọng đối với Trung Quốc trong khi vẫn coi trọng quan hệ với Trung Quốc và Nga. Như vậy, có thể thấy Ấn Độ cũng quan tâm đến việc thay đổi quyền lực trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng. Bằng việc tiếp tục đóng góp khả năng của mình thông qua các đối tác chiến lược và nâng tầm quan hệ với các quốc gia chủ chốt trong khu vực, New Delhi sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành sự cân bằng ở châu Á – Thái Bình Dương.

Thứ ba, Ấn Độ thông qua chính sách hướng Đông đã thể hiện quan điểm ủng hộ cho tiến trình hội nhập nội khối nói chung và tiến trình xây dựng Cộng đồng An ninh – Chính trị ASEAN nói riêng. Sự có mặt của Ấn Độ có khả năng tạo ra sự cân bằng quyền lực và hài hòa lợi ích giữa các nước lớn75, giúp ASEAN thực hiện mục tiêu xây dựng một khu vực mở, năng động, hướng ra bên ngoài và hội nhập toàn cầu như đã ghi rõ trong Kế hoạch tổng thể APSC. Việc hiện thức hóa APSC sẽ tạo ra khuôn khổ chính trị - pháp lý buộc các nước phải tôn trọng ASEAN như một thực thể có sức mạnh và khả năng thích ứng với môi trường địa chính trị, kinh tế khu vực và thế giới đang thay đổi. Điều này, sẽ làm hạn chế những mặt trái của cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, làm tăng độ tin cậy hợp tác và phát triển dựa trên cơ

74 Nguyễn Kim Lân (2006), “Quan hệ hợp tác giữa các nước lớn ở Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 1(76), tr. 23.

75 Trần Khánh (2013), Hiện thực hóa cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN vấn đề và triển vọng, NXB Khoa học Xã hội, tr. 129.

sở luật pháp và quản tri tốt. Từ đó, góp phần quan trọng tạo một trật tự văn minh trong nội bộ các nước ASEAN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ấn độ với asean trong khuôn khổ chính sách hướng đông của ấn độ (1991 2014) (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)