.Tác động tới khu vực châu Á– Thái Bình Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ấn độ với asean trong khuôn khổ chính sách hướng đông của ấn độ (1991 2014) (Trang 96 - 112)

Về mặt địa lý, Ấn Độ không phải là một quốc gia châu Á – Thái Bình Dương, nhưng với vị trí địa lý cận kề, quy mô dân số, diện tích, tầm ảnh hưởng văn hóa – ngoại giao cũng như tiềm lực chính trị - quân sự của mình, Ấn Độ có đủ sự quan tâm và lợi ích để tham gia vào tiến trình phát triển khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Thông qua chính sách hướng Đông và hiện tại là hành động hướng Đông, Ấn Độ tăng cường quan hệ với các quốc gia trong khu vực ASEAN đã đóng góp tích cực cho sự ổn định khu vực, bởi nó tạo nên những đối trọng quyền lực cần thiết. Sự chú ý ngày càng tăng đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương như việc theo đuổi chính sách hành động hướng Đông và kích hoạt chính sách của mình trên cả định dạng đa phương và song phương, Ấn Độ phấn đấu duy trì lợi ích kinh tế và lợi ích tăng cường an ninh một cách ngang nhau. Vai trò của Ấn Độ trong đa số trường hợp được khu vực chấp thuận, hơn nữa còn thường được hoan nghênh, coi đó như là một yếu tố hữu ích trong việc hình thành một cân bằng lực lượng hợp lý.

3.2.1. Tác động tới sự hiện diện các cường quốc trong khu vực châu Á – Thái Bình

Dương a. Mỹ

Sau thời kỳ chiến tranh Lạnh, trọng điểm chiến lược toàn cầu của Mỹ chuyển từ châu Âu sang châu Á, trong đó mắt xích trọng yếu là chiến lược châu Á – Thái Bình Dương. Mỹ vẫn chủ trương duy trì mô hình “trục và nan hoa” (hub – and – spoke) từ thời chiến tranh Lạnh với mạng lưới các quốc gia đồng minh. Ở khu vực châu Á -

Thái Bình Dương không chỉ là nơi Mỹ có quan hệ đồng minh truyền thống với nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Phillipinnes, Thái Lan, Australia mà còn có khả năng duy trì và kết nối các quan hệ đồng minh của Mỹ từ Đông Bắc Á đến Đông Nam Á, tạo cho Mỹ thế gọng kìm, kiểm soát địa chính trị Đông Á – châu Á – Thái Bình Dương. Mặc dù, cuộc chiến chống khủng bố và chiến lược “bình định khu vực Trung Đông” có làm giảm sự chú ý của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, dưới thời của tổng thống Obama, khi ông triển khai chính sách “Xoay trục” trở lại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, xác định nơi đây là điểm có khả năng xung đốt nhất vì là khu vực năng động nhất mà cũng tiềm ẩn thời cơ lẫn thách thức với vai trò của Mỹ. Quan điểm này cũng phù hợp với đường lối đối ngoại truyền thống của Mỹ, xem châu Á – Thái Bình Dương là khu vực sống còn của Mỹ.

Với các đồng minh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ chủ động lôi kéo và dần gia tăng ảnh hưởng trong khu vực. Cụ thể là quan hệ với các đồng minh truyền thống được thắt chặt hơn trước bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ với những hành động quyết đoán và khó lường. Bên cạnh hệ thống “trục và nan hoa” với các đồng minh thân cận, gần đây Mỹ đã và đang triển khai hình thành các quan hệ đối tác an ninh mới với những nước không thuộc diện đồng minh như Ấn Độ, Singapore hay chú trọng hơn đến các tổ chức khu vực và tiểu khu vực như APEC, ARF, EAS, ASEAN. Mỹ quyết định tính đến yếu tố Trung Quốc trong chính sách với Ấn Độ bởi bối cảnh địa chính trị ở châu Á đã thay đổi rất nhiều và sự trỗi dậy của Trung Quốc như một nước lớn ngày càng trở nên rõ ràng. Chính mối quan ngại tăng cao trước sự tăng trưởng của Trung Quốc trùng hợp một cách “ngạc nhiên” về thời gian bắt đầu “chính sách Ấn Độ” tích cực của Washington bắt đầu từ những năm 2000. Năm 2000, Tổng thống Clinton thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước tới Ấn Độ và nhấn mạnh tầm quan trọng của Ấn Độ trong chiến lược châu Á của Mỹ. Mỹ nhìn nhận Ấn Độ như một nhân tố chủ chốt tại khu vực giúp cho quan hệ của Ấn Độ với các nước khác trở nên thuận lợi vì nhiều nước Đông Nam Á cũng như Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia đều có quan hệ gần gũi với Mỹ.

Mỹ đang hướng sự tập trung, thúc đẩy hợp tác an ninh và ngoại giao với các quốc gia vừa và nhỏ, trong đó hướng tới xây dựng các cơ chế mới về đa phương, song phương, đối thoại. Mạng lưới liên minh của Mỹ không ngừng được mở rộng và nâng cấp lên một tầm cao mới từ một phần di sản thới chiến tranh Lạnh. Đáng chú ý là liên minh bốn bên, cơ chế đối thoại bốn bên Mỹ - Nhật – Australia - Ấn được coi là sự liên minh của những cường quốc được coi là “cùng hệ dân chủ”. Để làm cơ sở cho thỏa thuận quan hệ an ninh “bộ tứ” này, Mỹ đã ký kết Hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự (CNCA) với Ấn Độ năm 2006. Bước ngoặt này đánh dấu sự nhất trí về chính trị ở mức độ cao và Mỹ muốn phát triển hợp tác hạt nhân dân sự với Ấn Độ dù nước này không ký kết NPT. Mỹ cùng Australia và Singapore tiến hành tập trận hải quân chung với Ấn Độ vào tháng 9/2007. Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao quốc phòng thường niên Mỹ - Australia năm 2011, chính thức kêu gọi thúc đẩy quan hệ sâu sắc hơn giữa Mỹ - Australia - Ấn Độ, hoan nghênh sự can dự của Ấn Độ và kêu gọi sự hợp tác lớn hơn với Ấn Độ trong việc bảo đảm an ninh trên biển. Gần đây nhất, tháng 6/2016, Ấn Độ cùng Mỹ và Nhật Bản tiến hành tập trận tại biển Đông với mục đích hỗ trợ an ninh hàng hải.

Ở thời kỳ hậu Obama, theo bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter về tứ giác Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ, ông đã nói rằng mục tiêu của Washington là “tiếp tục hành động” để phát triển “các mạng lưới hoạt động ngày càng mở rộng” tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đối với chính quyền Donald Trump, mục tiêu đặt ra là phải làm mới lại các mối liên kết cũ như đối thoại ba bên Mỹ - Ấn – Nhật. Chính quyền Donald Trump không chỉ phải đối phó với những thách thức trong khu vực như sự ứng phó với một Trung Quốc ngày càng mạnh và tự tin, hay đối phó với một Triều Tiên sở hữu hạt nhân ngày một khó lường và táo bạo, mà còn phải vật lộn với một nước Nga ngày một cứng rắng hơn. Bên cạnh đó, việc thúc đẩy hơn nữa chính sách xoay trục không chỉ để giải quyết những thách thức quen thuộc mà còn phải tìm kiếm những cơ hội phát triển mới.

b. Trung Quốc

Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực có vị trí vô cùng quan trọng đối với Trung Quốc trong chiến lược phát triển về cả an ninh chính trị và kinh tế. Trung Quốc luôn coi các nước láng giềng là khu vực “đệm” bảo vệ Trung Quốc. Cùng với đó là nhu cầu phát triển của nội tại và tham vọng trở thành siêu cường của thế giới đã và đang thôi thúc nước này đưa ra các kế hoạch, chương trình hành động trên tất cả các mặt, trong đó tìm nhiều cách thức gia tăng ảnh hưởng, chỗ đứng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.Bằng việc tích cực tham gia và thúc đẩy các tiến trình hợp tác này, Trung Quốc cho rằng muốn thực hiện được mục tiêu dài hạn trở thành cường quốc thế giới, trước hết phải trở thành cường quốc khu vực.

Trung Quốc đang xây dựng ảnh hưởng kinh tế của mình ở Đông Á, lấy hợp tác Đông Á làm điểm tựa. Với Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc gia tăng đàm thoại ký kết các hợp đồng thương mại và nhanh chóng vượt Mỹ để trở thành bạn hàng lớn nhất của họ. Trung Quốc cũng không bỏ lỡ cơ hội thiết lập lại mối quan hệ vốn tốt đẹp trước đây với Liên Bang Nga để tranh thủ sự ủng hộ trên trường quốc tế. Trung Quốc thực hiện hợp tác khu vực toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh, theo hướng “Cộng đồng Đông Á” nhằm hình thành một cực quan trọng trong trật tự kinh tế - chính trị thế giới.

Đặc biệt khu vực Đông Nam Á, khu vực ảnh hưởng truyền thống cả ở khía cạnh địa kinh tế và địa văn hóa là nơi mà Trung Quốc có nhiều lợi thế trong ganh đua xác lập và giành nhiều lợi thế trong ganh đua xác lập và giành quyền kiểm soát địa chính trị khu vực. Trung Quốc còn phát huy vai trò của minh trong các cơ chế hợp tác khu vực như ASEAN+3, ARF, EAS, APEC, Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO). Đặc biệt, Trung Quốc còn tích cực thúc đẩy các vòng đàm phán RCEP với 10 nước thành viên ASEAN và năm nước đối tác đối thoại khác của ASEAN gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản. New Zealand và Hàn Quốc nhằm hướng tới mục tiêu thiết lập một khối thương mại tự do lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, Trung Quốc đang gặp khó khăn vươn ra vùng nước sâu ở Thái Bình Dương do sự khống chế của liên minh Mỹ - Nhật và sự gia tăng tranh chấp ở biển Đông, thì con đường tiếp cận với Ấn Độ Dương qua ngả Myanmar thay cho qua eo biển Malacca, rồi từ đó thông thương với thế giới Ả Rập và châu Phi, nơi cung cấp nguồn dầu mỏ lớn nhất cho Trung Quốc là hiệu quả nhất79. Các nước Đông Nam Á lục địa nằm giữa hai đại dương là Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Thông qua các nước này, nhất là qua Myanmar, Trung Quốc dễ dàng và ngắn nhất tiếp cận với Ấn Độ Dương bằng đường bộ và đường sông.

Sự hiện diện ngày một gia tăng của hải quân Trung Quốc ở khu vực biển Ấn Độ Dương khi Trung Quốc tiếp tục có các hoạt động thúc đẩy và mở rộng quan hệ với các nước Nam Á. Tuy mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Ấn Độ và Trung Quốc không ngừng được cải thiện, song vẫn không làm giảm sự hỗ trợ về cả kinh tế và quân sự của Trung Quốc cho Pakistan hay nỗ lực “bao vây” Ấn Độ. Sự ủng hộ của Trung Quốc với Pakistan cũng như sự can dự vào Ấn Độ Dương làm một phần trong chiến lược nhằm “bao vây” Ấn Độ và hạn chế ảnh hưởng của nước này ở Nam Á.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc rất tích cực mở rộng hợp tác trong khu vực Nam Á, trong đó điển hình là Chiến lược Ấn Độ Dương của Bắc Kinh. Nỗ lực của Trung Quốc nhằm đảm bảo việc tiếp cận các nguồn năng lượng ở nước ngoài đã hướng sự chú ý của Trung Quốc vào khu vực sân sau của Ấn Độ. Dầu mỏ từ Đông Phi và Vịnh Persian phải đi qua Ấn Độ Dương để tiến tới thị trường Trung Quốc. Trong nỗ lực bảo vệ lợi ích của mình, Trung Quốc đã hỗ trợ thiết lập một mạng lưới các cảng và quan hệ đối tác với các nước trong khu vực duyên hải, bảo gồm cả Pakistan vốn có quan hệ thù địch với Ấn Độ. Một “chuỗi ngọc trai” (“string of pearl”) bao gồm: Ở phía Tây Ấn Độ, Trung Quốc tài trợ cho Pakistan xây dựng một khu cảng lớn ở Gwadar. Khu cảng này được các nhà phân tích đánh giá Trung Quốc sẽ sử dụng để đạt được vị trí chiến lược trong vùng biển Arab, gần vịnh

79Trần Lê Minh Trang, Trần Khánh (2014), “Đông Nam Á trong lợi ích chiến lược của Mỹ và Trung Quốc”,

Persian. Ở phía Đông, quân đội Trung Quốc hỗ trợ Myanmar xây dựng một số cơ sở hải quân trên Vịnh Bengal, đặc biệt ở đảo Kyaukpyu và Hainggyi. Giống như khu cảng lớn ở Gwadar, đã có nhiều dự đoán cho rằng các cơ sở hải quân này được nâng cấp để phục vụ nhu cầu của Trung Quốc trong tương lai về mặt quân sự. Về phía Nam, Trung Quốc đạt được thỏa thuận để phát triển một dự án cảng cho Sri Lanka tại đảo Hambantota trên bờ biển phía Nam của đảo.

Như vậy, không thể phủ nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc cùng với ảnh hưởng mạnh mẽ của cường quốc này đã tạo ra sự dịch chuyển cán cân quyền lực ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trung Quốc với sự hiện diện và ảnh hưởng sâu rộng của mình đã tác động tới tình hình khu vực. Ngày nay, Trung Quốc còn mở rộng phạm vi ảnh hưởng thông qua sức mạnh kinh tế để chiếm ưu thế tại khu vực Ấn Độ Dương và sự hiện diện ở khu vực Nam Á nhằm phân tán sự tập trung của Ấn Độ.

3.2.2. Tác động tới sự định hình cấu trúc an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Khu vực châu Á – Thái Bình Dương từ sau chiến tranh Lạnh vẫn còn tồn tại hai di sản là vấn đề bán đảo Bắc Triều Tiên và eo biển Đài Loan và còn mang đậm dấu ấn của kiến trúc an ninh “trục và nan hoa” do Mỹ thiết kế và duy trì. Sau chiến tranh Lạnh, cấu trúc an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục phát triển theo hai thể thức: sự hình thành và tiến hóa của các trục quan hệ do Mỹ lãnh đạo; sự xuất hiện và phát triển của các thể chế đa phương ở khu vực.

Cấu trúc an ninh ở châu Á – Thái Bình Dương đang thay đổi, chịu sự định hình mạnh mẽ của một loạt các nhân tố như: sự “xoay trục” trở lại châu Á của Mỹ, sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ, sự can dự ngày càng mạnh mẽ của Nhật Bản và sự tương thuộc kinh tế ngày càng tăng giữa các nền kinh tế trong khu vực Đông Á. Việc Ấn Độ trở thành một bên tham gia vào các trục quan hệ do Mỹ lãnh đạo và tích cực chủ động trong các thể chế an ninh đa phương dựa trên vai trò điều phối của ASEAN đã đưa Ấn Độ vào một vị trí xứng đáng trong định hình cục diện và kiến

trúc an ninh châu Á – Thái Bình Dương. Ấn Độ có mặt tại tất cả các thể chế an ninh đa phương với ASEAN. Ấn Độ ngày càng tích cực trong việc tham gia định hình cấu trúc khu vực Ấn Độ ngày cành tích cực trong việc tham gia định hình cấu trúc khu vực: “Ấn Độ và ASEAN cũng đang tham gia vào phát triển một cấu trúc khu vực mở rộng ở châu Á – Thái Bình Dương. Diễn đàn khu vực ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á tạo ra cơ hội hữu ích cho sự liên kết khu vực”80. Quan hệ giữa Ấn Độ và ASEAN liên tục được củng cố thông qua các hoạt động cụ thể góp phần làm dịu đi tình hình căng thẳng tại khu vực như tranh chấp trên biển Đông cũng như góp phần cân bằng mối quan hệ giữa các nước lớn trong các quan hệ lợi ích đan xen. Chính yếu tố từ sự lôi kéo Ấn Độ của các nước châu Á – Thái Bình Dương vào cân bằng quyền lực đã trở thành một trong những đà tạo thuận lợi cho Ấn Độ gia tăng vai trò trong định hình cấu trúc an ninh khu vực, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi cấu trúc an ninh khu vực chưa hình thành rõ nét, vẫn đang trong trạng thái đa tầng bao gồm cả hợp tác đa phương, đa biên, song phương.

Trong bối cảnh cạnh tranh Trung – Mỹ và Mỹ phải đối phó với sự lo ngại đó thông qua chính sách can dự hoặc kiềm chế. Tuy nhiên, với khoảng cách còn rất lớn giữa Mỹ và Trung Quốc về kinh tế và khoa học – công nghệ, Mỹ có nhiều ưu thế trội hơn trong việc tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Mỹ sẽ tiếp tục củng cố quan hệ đồng minh với Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia; tiếp tục thúc đẩy quan hệ nhiều mặt với các quốc gia có vị trí quan trọng như Ấn Độ, Pakistan; chú trọng hơn đến các tổ chức khu vục và tiểu khu vực như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ấn độ với asean trong khuôn khổ chính sách hướng đông của ấn độ (1991 2014) (Trang 96 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)