- Máy chủ dữ liệu số: Do hệ thống thông tin thư viện cần lưu trữ rất nhiều dữ liệu đặc biệt là trong trường hợp sử dụng module dữ liệu số Không chỉ lưu giữ
1.3 Vai trò của thƣ viện điện tử đối với công tác nghiên cứu khoa học tại Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga
học tại Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga
“Không có thông tin thì sẽ không có tiến bộ trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và sản xuất vật chất” (V. I. Lênin). Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, ngày nay thông tin trở thành nguồn tài nguyên đặc biệt và nguồn lực phát triển của mỗi quốc gia, là công cụ điều hành sản xuất và quản lý xã hội, là cơ sở của các hoạt động chuyển giao tri thức, và trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Thấy rõ vai trò quan trọng của thông tin khoa học đối với hoạt động nghiên cứu khoa học đặc biệt trước những yêu cầu, đòi hỏi mới ngày càng cao của hoạt động nghiên cứu khoa học trong bối cảnh và xu thế phát triển nhanh nền kinh tế tri thức, xã hội hóa thông tin và hội nhập quốc tế việc đẩy mạnh công tác thông tin khoa học theo hướng tăng cường tin học hoá để nâng cao năng lực hoạt động thông tin – thư viện nhằm phục vụ ngày càng hiệu quả hơn cho hoạt động nghiên cứu khoa học là một hướng đi đúng đắn. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ có tác động sâu sắc tới mọi mặt hoạt động của xã hội. Cũng chính vì những thành tựu mạnh mẽ của công nghệ đặc biệt là thông tin mà vai trò của các thư viện điện tử hiện nay đang ngày càng được khẳng định bởi những tiện ích, những hiệu quả mà nó mang lại cho NDT.
Thông tin khoa học quân sự là một trong những nội dung quan trọng của chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong lĩnh vực quân sự và quốc phòng đến năm 2020. Nhằm thúc đẩy công tác thông tin khoa học – công nghệ quân sự phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hớn cho sự nghiệp xây dựng quân đội cách mạng chính quy tinh nhuệ và từng bước hiện đại, Ngày 30.7.2002. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ban hành Chỉ thị số 102/2002/CT-BQP về đẩy mạnh công tác thông tin khoa học – công nghệ - môi trường trong quân đội giai đoạn 2009 – 2015 [1]. Trong đó, chỉ thị nêu rõ việc “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin khoa học, đẩy nhanh tiến độ kết nối mạng Intranet ngành thông tin KH-CN-MT (mạng truyền CSDL) đến các đầu mối toàn quân. Hoàn thiện và nâng cấp mạng Intranet vào năm 2003. Quản lý, khai thác các mạng Internet, intranet, LAN có hiệu quả và
bảo mật thông tin trong quá trình khai thác theo qui định của Bộ Quốc phòng. Đến năm 2005 điện tử hóa, số hóa 50% các kho tư liệu và ấn phẩm thông tin khoa học”.
Là cơ quan đầu ngành về lĩnh vực thông tin trong quân đội, Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự đã vạch ra chiến lược phát triển ngành thông tin Khoa học Quân sự đến năm 2020 [35] với những định hướng cụ thể như sau:
- Xây dựng Hệ thống thông tin KH-CN-MT quân sự trở thành một trong những hệ thống mạnh của mạng lưới thông tin KH-CN quốc gia.
- Công tác thông tin KH-CN-MT quân sự phải bám sát nhiệm vụ chính trị, gắn liền với hoạt động thực tiễn và phát triển của quân đội, lấy việc cung cấp, đáp ứng nhu cầu tin của các cấp, các ngành làm mục tiêu và động lực phát triển ;
- Báo đảm sự liên kết giữa thông tin KH-CN-MT quân sự với các mặt hoạt động khác của quân đội trên lĩnh vực nghệ thuật kỹ thuật quân sự, kinh tế quốc phòng, khoa học xã hội và nhân văn quân sự từ việc đầu tư đến ứng dụng công nghệ ;
- Đa dạng hóa các hình thức và dịch vụ thông tin khoa học, phát triển cân đối các sản phẩm thông tin khoa học theo các chuyên ngành : nghệ thuật quân sự, khoa học xã hội và nhân văn quân sự...
- Kết hợp đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động thông tin với việc phát triển nội dung thông tin khoa học trên tất cả các chuyên ngành quân sự
- Bảo đảm sự thống nhất và khả năng liên kết công tác thông tin khoa học quân sự với các hoạt động thông tin khoa học của các cơ quan Nhà nước và quân đội các nước trong khu vực.
Bộ Quốc phòng cũng giao nhiệm vụ cho Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự phối hợp với các cơ quan thông tin khoa học quân sự trong toàn quân khẩn trương triển khai dự án “Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng” theo kế hoạch.
Như vậy, yêu cầu về việc ứng dụng CNTT mà cụ thể là xây dựng TVĐT trong hoạt động thông tin khoa học quân sự là một nhiệm vụ cấp bách đối với hoạt động thư viện toàn quân cũng như Thư viện TTNĐ Việt – Nga, một cơ quan nghiên cứu khoa học hàng đầu có hợp tác nước ngoài.
Chƣơng 2: TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG THƢ VIỆN ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT – NGA