Cán bộ thƣ viện điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu hoàn thiện thư viện điện tử tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga (Trang 89 - 92)

- Ứng dụng chức năng quản lý truy cập

Hình 2.14: Thời gian đáp ứng NCT cho NDT

2.5. Cán bộ thƣ viện điện tử

Bác Hồ từng nói: “Cán bộ là cốt lõi của mọi công việc”. Trong công việc. mọi vấn đề có liên quan đến chất lượng và hiệu quả đều phụ thuộc vào yếu tố con người.

Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và việc ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông vào các hoạt động của đời sống xã hội đã tạo nên sự hình thành và phát triển xã hội thông tin. Xã hội thông tin ra đời đã tác động căn bản tới ngành thơng tin - thư viện nói chung và đã làm thay đổi vai trị, hình ảnh của người cán bộ thủ thư nói riêng. Với sự dịch chuyển từ một thư viện tổ chức, quản lý và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện với nguồn tin trên vật mang tin là giấy sang nguồn tin điện tử đã làm thay đổi các kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng làm việc của cán bộ thư viện, đòi hỏi cán bộ thủ thư cần phải được đào tạo nhiều kỹ năng khác nhau trong quá trình phục vụ.

Một TVĐT cần có cán bộ TVĐT làm những cơng việc mới như sau: - Quản trị TVĐT

- Phổ biến thông tin số

- Phục vụ các dịch vụ tra cứu thơng tin số - Tìm và phục vụ thơng tin số cho NDT

- Xử lý, số hố, lưu trữ và bảo quản thơng tin số

Chính đặc điểm lưu trữ thơng tin số dưới dạng số, sử dụng trực tiếp các mạng truyền thông để truy cập và lấy thông tin. Đồi hỏi cán bộ thư viện phải có khả năng quản trị một khối lượng lớn dữ liệu số, đảm bảo cho một hệ thống thông tin số hoạt động hiệu quả cao, tạo khả năng truy cập tối đa cho cộng đồng NDT khi nhập mạng. Hiện nay Phịng Thơng tin khoa học – Quân sự/ Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga với biên chế là 10 cán bộ nhân viên với hai bộ phận: bộ phận công nghệ thơng tin và bộ phận thư viện, trong đó bộ phận thư viện có 4 cán bộ.

Đội ngũ cán bộ thư viện đều là những cán bộ có trình độ chun mơn, được đào tạo chính quy với 03 cán bộ đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành thư viện và một cán bộ tốt nghiệp cao đẳng thư viện. Hiện có hai cán bộ đang theo học Thạc sỹ thư viện tại Đại học Văn hóa Hà Nội và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Chính việc các cán bộ thư viện tại đây được đào tạo đúng chuyên môn đã tạo thuận lợi cho thư viện khi tiến hành xây dựng TVĐT.

Bên cạnh đó được sự tạo điều kiện của lãnh đạo đơn vị, các cán bộ ở đây luôn được tạo điều kiện cho đi học tập nhằm nâng cao trình độ, tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Thư viện trung ương quân đội,Trung tâm Thông tin Khoa học Cơng nghệ, Bộ Quốc phịng và Cục Thông tin Khoa học Công nghệ quốc gia tổ chức. Chính vì vậy mà ngay từ khi bắt đầu ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thư viện với việc sử dụng gói phần mềm Smilib được trang bị năm 2005 cán bộ thư viện đã nhanh chóng tiếp nhận và triển khai sử dụng tốt phần mềm thư viện Smilib, toàn bộ tài liệu trong thư viện đã được nhập CSDL, quản lý bạn đọc và triển khai cho việc mượn trả tài liệu của bạn đọc được thực hiện hoàn toàn trên máy. Khi tham gia vào Dự án Thư việc số dùng chung trong Bộ Quốc phòng, lực lượng cán bộ nơi đây với khả năng sử dụng máy tính tốt, có trình độ và kinh nghiệm trong công việc đã được đánh giá là một điểm mạnh, là điều kiện tốt để triển khai thành công TVĐT này.

Tuy vậy, trong việc triển khai vận hành và duy trì hoạt động của TVĐT cũng cịn gặp khó khăn do những cán bộ này chỉ có trình độ nghiệp vụ về cơng tác thư viện mà không hề được đào tạo về công nghệ thông tin đặc biệt là phần cứng. Chính vì vậy mà những khúc mắc về hạ tầng kỹ thuật vẫn chưa thể tự mình xử lý được mà cịn phải nhờ đến sự hỗ trợ kỹ thuật của bộ phận khác. Đây là một vấn đề về công tác đào tạo cán bộ mà đơn vị cần quan tâm.

Ngoài ra với lực lượng cán bộ mỏng mà công việc lại nhiều dẫn đến ở đây vẫn chưa có sự chuyên mơn hố trong cơng tác nghiệp vụ. Các cán bộ vẫn phải làm kiêm nhiệm hết tất cả công việc từ xử lý tài liệu, số hố tài liệu cho đến phục vụ bạn đọc chính vì vậy mà tính chun nghiệp của cán bộ chưa cao.

Bên cạnh đó, vì đây là một cơ quan nghiên cứu có hợp tác với Liên bang Nga, chính vì thế các tài liệu tiếng Nga, tiếng Anh… có giá trị cao, đặc biệt là các báo cáo khoa học bằng tiếng Nga. Để khai thác tốt nguồn tài liệu ngoại văn này, đòi hỏi các cán bộ thư viện nơi đây phải có trình độ ngoại ngữ tiếng Nga, tiếng Anh tốt. Hiện nay, ngồi một cán bộ thư viện có bằng đại học Nga văn và một các bộ được tham gia một khóa học tiếng Nga tại đơn vị thì cịn các cán bộ khác vẫn chưa thể xử

lý được nguồn tài liệu này. Vì vậy, thư viện cần có kế hoạch đào tạo cán bộ nhằm nâng cao trình độ cả về ngoại ngữ cũng như các kỹ năng của một cán bộ thư viện trong thời kỳ công nghệ như hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu hoàn thiện thư viện điện tử tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)