7. Kết cấu luận văn
1.3 Báo chí khơi nguồn và thể hiện dƣ luận xã hội
Hiệu quả xã hội của thơng tin báo chí được biểu hiện ở chỗ báo chí khơi nguồn và thể hiện dư luận xã hội. Chính C. Mác từng nói: “Sản phẩm của truyền thông đại chúng là dư luận xã hội” [11, tr. 256]. Như vậy, cơ sở đánh giá năng lực và hiệu quả tác động của báo chí, truyền thơng, trước hết là có tạo ra được dư luận xã hội tích cực hay khơng. Thơng qua thơng tin báo chí, dư luận xã hội hướng tập trung vào vấn đề gì, ở phạm vi hay mức độ nào và vận động theo chiều hướng nào. Khi báo chí tạo ra dư luận xã hội về các quyết sách của Chính phủ, đó có thể là sự đồng tình, hoặc là phản đối quyết sách của Chính phủ. Dư luận xã hội sẽ gây áp lực nhất định tác động lên hoạt động điều hành của Chính phủ. Hay nói cách khác thơng tin báo chí tác động lên Chính phủ thơng qua dư luận xã hội.
Theo tác giả Đỗ Chí Nghĩa, trong cuốn “Vai trị của báo chí trong định hướng dư luận xã hội” có đưa ra định nghĩa về dư luận xã hội như sau: “Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân nhưng có mối quan hệ hữu cơ, cộng hưởng với nhau trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng có tính thời sự, thể hiện nhận thức, tình cảm, ý chí của các lực lượng xã hội nhất định trong thời điểm nhất định” [4, tr. 39].
Việc nghiên cứu hiệu quả của các phương tiện truyền thông đối với công chúng đã được nhiều nhà nghiên cứu tiến hành từ lâu. Ông Siers (1987), một nhà nghiên cứu nổi tiếng người Mỹ bằng việc nghiên cứu tâm lý học chính trị nhận thấy: vào những năm 30 của thế kỷ trước, khi radio được sử dụng rộng rãi vì các mục đích mị dân, đã bày tỏ lo ngại rằng công chúng của phương tiện này dễ trở thành “các bản đúc”, dễ tin, dễ phục tùng theo các mục
đích và các thơng điệp được truyền đi từ các đài phát thanh. Tuy nhiên, nhận xét đó chưa dựa trên cơ sở nghiên cứu thực nghiện đối với cơng chúng. Nó được đưa ra từ sự quan sát số lượng công chúng và sử dụng phương pháp phân tích nội dung thơng điệp.
Trong bài viết “Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội” của PGS. TS Mai Quỳnh Nam đăng trên Tạp chí Xã hội học số 1, năm 1996, cho rằng: các phương tiện truyền thơng đại chúng hướng đến hình thành dư luận xã hội, đồng thời hệ thống này cũng là kênh thể hiện dư luận xã hội.
Do nhưng đặc trưng tính chất vốn có của mình, báo chí và truyền thơng đại chúng có khả năng truyền dẫn và phát tán thông tin về các sự kiện và vấn đề thời sự nhanh nhất, lan tỏa rộng rãi nhất, thường xuyên và liên tục nhất, định kỳ và đều đặn nhất; do đó nó có sức ảnh hưởng to lớn nhất trong việc khởi nguồn dư luận xã hội. Việc khởi nguồn dư luận xã hội chủ yểu thơng qua báo chí thơng tin các sự kiện và vấn đề xã hội liên quan đến lợi ích cộng đồng, được cộng đồng quan tâm.
Khơi nguồn dư luận xã hội, đó là q trình báo chí, truyền thơng đại chúng xã hội hóa các sự kiện và vến đề thời sự; làm cho các sự kiện và vấn đề ấy xảy ra hay xuất hiện ở góc phố hay làng q, thậm chí trong góc nhà mỗi gia đình, thành sự kiện và vấn đề của khu vực hay toàn cầu được dư luận xã hội quan tâm; từ đó khơi nguồn, truyền dẫn, định hướng và điều hòa dư luận xã hội; không chỉ thu hút sự quan tâm, mà còn khơi dậy nguồn lực và sức mạnh xã hội tham gia bàn luận, chia sẻ và có thể giải quyết vấn đề đã và đang đặt ra. Đơn cử như thơng tin báo chí khơi nguồn và thể hiện dư luận xã hội về sự kiện thay thế cây xanh của Thành Phố Hà Nội diễn ra vào tháng 3/2015.
Có thể nói, khơng một binh lực nào trong xã hội hiện đại có đủ sức mạnh đặc biệt trong việc khơi nguồn tiềm lực ý kiến trong cộng đồng nhanh và hiệu quả như báo chí; khơi nguồn bằng sự kiện và chính sự kiện ấy tác động vào ý trí và nhất là tình cảm của hàng triệu người, hướng dẫn nhận thức,
thái độ và huy động hành vi của hàng triệu người trên phạm vi rộng lớn trong một thời gian ngắn nhất có thể, tập chung vào vấn đề nhằm đem lại hiệu quả thiết thực khó có thể đo đếm được.
Tính khách quan, chân thật có ý nghĩa quyết định đối với việc hình thành dư luận xã hội. Thơng tin báo chí chân thật sẽ đem lại uy tín cho nguồn tin và lòng tin của công chúng. Đây là nhân tố xác định thái độ của công chúng đối với chủ đề được báo chí khơi gợi và đề xuất, từ đó tạo nên mối liên hệ xã hội trên cơ sở những lợi ích chung để cơng chúng tiên hành thảo luận và đánh giá. Mức độ chín mùi trong sự đánh giá của dư luận xã hội về một chủ đề nào đó là cơ sở tạo nên hành động của các nhóm. Điều này có nghĩa là sự bền vững của dư luận xã hội hình thành bởi các tác động của các phương tiện truyền thông được bộc lộ hai cấp độ lời nói và việc làm. Hiệu quả dư luận xã hội đo được trên hai cấp độ đó.
Cũng trong bài viết “Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội” của PGS. TS Mai Quỳnh Nam đăng trên Tạp chí Xã hội học số 1, năm 1996, PGS. TS Mai Quỳnh Nam đã đưa ra các giai đoạn hình thành dư luận xã hội như sau:
Giai đoạn thứ nhất, cơng chúng là quen với vấn đề được báo chí gợi ý hoặc đề xuất.
Giai đoạn thứ hai, bằng cách đăng bài của các chuyên gia am hiểu về chủ đề nào đó nhằm kích thích lợi ích xã hội về chủ đề đó. Việc trình bày các quan điểm khác nhau trong cách nhìn nhận đánh giá tạo nên cơ sở tranh luận.
Giai đoạn thứ ba, tiến hành tranh luận trên phạm vi đại chúng.
Giai đoạn làm quen với các vấn đề xã hội có ý nghĩa khởi đầu của con đường hình thành dư luận xã hội, dù vấn đề là quan trọng, nếu nó khơng được cơng chúng quan tâm thì hoạt động truyền thơng khơng thu được hiệu quả. Lợi ích xã hội là nhân tố chi phối sâu sắc đến sự hình thành dư luận xã hội.
Cùng với việc khơi nguồn dư luận xã hội thì, thơng tin báo chí cịn thể hiện dư luận xã hội. “Báo chí có vài trị rất quan trọng, có thể nói là quan trọng chủ yếu nhất, trong việc phản ánh và truyền dẫn dư luận xã hội; phản ánh dư luận xã hội càng kịp thời, càng sâu sát và đầy đủ các luồng ý kiến bao nhiêu thì báo chí càng thể hiện tính sinh động và hấp dẫn bấy nhiêu” [11, tr. 277].
Quá trình thể hiện dư luận xã hội của báo chí được tiếp nối ngay sau khi báo chí khơi nguồn dư luận xã hội. Với những sự kiện liên quan mật thiết đến sự quan tâm đặc biệt của cơng chúng, được báo chí thơng tin cơng khai, sẽ gây ra phản ứng dây truyền như vết dầu loang, tạo sự hưởng ứng hay phản đối của công luận. Các sự kiện trong dư luận xã hội mới nảy sinh lại được tiếp tục thông tin và những sự kiện này được gia tăng sức mạnh như cấp số nhân, được báo chí lan truyền với tần xuất và tốc độ nhanh chóng, trên phạm vi rộng lớn bao nhiêu, sẽ tạo ra được sự cộng hưởng với cường độ lớn trong dư luận xã hội bấy nhiêu.
Thoạt đầu là công chúng được thông tin về sự kiện. Từ sự kiện ấy hình thành các ý kiến, đánh giá riêng của mỗi người; ý kiến, đánh giá riêng của mỗi người được trao đổi, chia sẻ giữa các cá nhân, trên cơ sở ấy hình thành ý kiến và đánh giá của nhóm. Rồi ý kiến, đánh giá, bình phẩm của các cá nhân và nhóm được đăng tải trên báo chí; và trên diễn đàn báo chí truyền thơng, các nhóm chia sẻ và cộng hưởng, loang dần, tạo sự quan tâm chung và có thể hình thành làn sóng dư luận xã hội.
Theo PGS. TS Nguyễn Văn Dững, trong cuốn “Báo chí và dư luận xã hội” cho rằng, báo chí có các phương cách phản ánh và lan truyền dư luận xã hội sau đây:
Phương cách thứ nhất, báo chí chỉ lựa chọn và thơng tin những sự kiện, vấn đề nào phù hợp với quan điểm, thái độ thơng tin của mình. Phương án này báo chí ở nhiều nước thường làm. Bởi vì xét cho cùng, báo chí là sản phẩm của chính trị. Nếu báo chí làm theo cách này, tức là chỉ thơng tin những
gì phù hợp với quan điểm, thái độ của tịa soạn, có lẽ cơng chúng sẽ khơng mặn mà với sản phẩm báo chí do tịa soạn cung cấp. Bởi vì chưa cần tiếp cận thơng tin của tịa soạn đã biết quan điểm, thái độ và cách ứng sử của tòa soạn khi có sự kiện và vấn đề nóng hổi, phức tạp đang diễn ra. Hơn nữa, trong tâm lý tiếp cận, cơng chúng khơng thích những sản phẩm thơng tin một chiều hoặc sắp đặt một chiều.
Phương thức thứ hai, trong dư luận xã hội có bao nhiêu luồng ý kiến, bao nhiêu sự kiện nảy sinh, báo chí thơng tin đầy đủ tất cả; còn tiếp nhận, phán xét, đánh giá và nhận thức nó như thế nào là tùy thuộc vào nhận thức, phán xét của công chúng xã hội. Tuy nhiên, cách thơng tin như vậy sẽ tạo nên tình trạng loạn thơng tin.
Phương thức thứ ba, báo chí thơng tin hầu hết các sự kiện nổi bật đang diễn ra, đề cập đến các luồng ý kiến khác nhau, thậm chí đối lập nhau đang tồn tại trong dư luận xã hội với sự chọn lọc và phân tích để vừa đảm bảo tính đa dạng, phong phú, nhiều chiều của thông tin, vừa đảm bảo khơi nguồn và định hướng dư luận xã hội cũng như hướng dẫn nhận thức của cơng chúng xã hội. Trong đó, khi thơng tin các luồng ý kiến trái chiều cần kèm theo những bài viết phản biện có tính phê phán, đấu tranh, bác bỏ một cách tâm phục khẩu phục; chứ không thông tin đơn thuần theo kiểu khách quan chủ nghĩa hoặc áp đặt ý chí, quyền lực. Cho nên, u cầu có tính đặc thù trong đấu tranh tư tưởng, phê phán trên báo chí chủ yếu bằng thơng tin sự kiện và sự phân tích, bình luận nó bằng những đặc điểm, luận cứ và luận chứng xác thực, chặt chẽ, thuyết phục cả về lý trí lẫn tình cảm. Với phương cách này, báo chí đảm bảo tính hấp dẫn của thông tin, nhưng lại không rơi vào kiểu khách quan chủ nghĩa, vơ chính phủ hoặc tạo ra mớ hỗn mang thông tin làm khó cho nhận thức của cơng chúng.
Thơng tin báo chí khơi nguồn và thể hiện dự luận xã hội sẽ có tác động đến hoạt động điều hành của Chính phủ. V.I.Lênin khẳng định: “Chúng ta
muốn rằng chính phủ bao giờ cũng phải được dư luận cơng chúng của nước mình kiểm sốt”[11, tr. 199].
Còn theo quan điểm của J.J. Rousseau, trên cơ sở đề cao vai trò thực tế của nhân dân thông qua nghị trường và dư luận xã hội, ông cho rằng chủ thể dư luận xã hội phải là đông đảo nhân dân, rằng quyền lực của nhà nước phải được thể hiện phù hợp với các phán xét của nhân dân, mọi phán xét của nhân dân [11, tr. 67].
Khi báo chí khơi nguồn và thể hiện dư luận xã hội về các vấn đề, sự kiện, trong chừng mực nào đó đã tạo áp lực nhất định lên hoạt động điều hành của Chính để giải quyết các vấn đề, sự kiện đó. Và thơng tin báo chí tạo ra dư luận về chính chính sách của Chính phủ sẽ có tác động tạo sự đồng thuận với chính sách đúng đắn, hoặc phản đối với những chính sách chưa hợp lý, góp phần giúp Chính phủ nhận biết điều bất hợp lý đó để điều chỉnh cho phù hợp.
Thơng tin báo chí là một kênh để phản ánh tâm lý, nhận thức, tình cảm, hành động của người dân với các vấn đề của đất nước, góp phần giúp Chính phủ nắm bắt đời sống xã hội để đưa ra cách chính sách và điều chỉnh chính sách cho phù hợp với thực tế đời sống. “Việc phản ánh dư luận xã hội trước hết giúp các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan hoạch định chính sách có thêm thơng tin để điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của công chúng trong xã hội. Hơn thế nữa, khi dư luận được thể hiện cơng khai trên mặt báo, nó trở thành một quyền lực thực sự, có khả năng áp chế, điều chỉnh hành vi xã hội theo hướng tích cực, phù hợp với các chuẩn mực có tính cộng đồng” [4, tr. 56].
Như vậy có thể thấy rằng, hiệu quả xã hội của thơng tin báo chí là tạo ra dư luận xã hội về các vấn đề và sự kiện. Thơng tin báo chí tác động lên hoạt động điều hành của Chính phủ thơng qua dư luận xã hội. Ở đây là thơng tin báo chí tạo ra dư luận xã hội đồng thuận, hoặc chưa đồng tình với hoạt
động điều hành của Chính phủ, từ dư luận xã hội mà Chính phủ nắm bắt đời sống để hoạch định chính sách hoặc điều chỉnh chính sách cho phù hợp.