7. Kết cấu luận văn
2.2 Tác động tích cực
2.2.2 Thông tin báo chí phản ánh, phân tích, bình luận mọi mặt đời sống xã
xã hội, nhất là những vấn đề nổi cộm, bức xúc, góp phần cung cấp thông tin cho hoạt động điều hành của Chính phủ
Một vụ việc xảy ra làm rung động xã Vinh Quang (huyện Tiên Lãng, Hải Phòng), khiến vùng quê vốn yên bình này trở nên ồn ào vào mùa Xuân năm 2012. Lực lượng công an và quân đội tiến hành cưỡng chế thu hồi đất đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn tại khu cống Rộc vào sáng ngày 05/01/2012. Một quả mìn tự tạo phát nổ, đạn súng hoa cải bắn về phía lực lượng công an và quân đội như phim hành động làm 06 người bị thương. Báo chí nhanh chóng loan tin về vụ việc nổi cộm này. Vụ chống người thi hành công vụ trên cũng được đặt trên bàn nghị sự của Chính phủ.
Sự kiện ông Đoàn Văn Vươn chống người thi hành công vụ đã trở thành tâm điểm trên các mặt báo. Chính phủ và Thủ tướng đã nắm bắt thông tin báo chí để có thêm cơ sở đưa ra giải pháp giải quyết vụ việc hợp lý, hợp tình.
Như chúng ta đã biết, một trong những nguyên nhân ra đời báo chí là nhu cầu thông tin của công chúng. Chức năng quan trọng đầu tiên của báo chí là thông tin. Các cơ quan báo chí liên tục sản xuất tin tức hàng ngày, hàng giờ, thậm chí tính từng phút. “Chức năng nguyên thủy của báo chí là chức năng thông tin. Cơ quan báo chí trước hết là cơ quan thông tin. Người làm báo là người đưa tin” [19, tr. 139].
Có thể nói thông tin báo chí là tấm gương của lịch sử phản ánh mọi mặt đời sống xã hội. Báo chí không chỉ thông tin mà còn phân tích, bình luận, đưa ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề, sự kiện trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, không phải bất cứ sự kiện, vấn đề nào trong xã hội cũng được báo chí thông tin mà báo chí thường chú trọng đưa những thông tin mà công chúng quan tâm, nhất là những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong dưa luận. Thông tin báo chí đã trở thành một phần cơ sở để Chính phủ nắm bắt đời sống xã hội, từ đó đưa ra các quyết sách.
Bàn về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Tuân, một lãnh đạo Phòng Tổng hợp Thông tin báo chí, thuộc Văn phòng Chính phủ để báo cáo lên Thủ tướng và các Phó Thủ tướng khi trả lời phỏng vấn sâu tác giả luận văn, cho biết: “Báo chí phản ánh các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống mà chính sách chưa vươn tới, từ đó, Chính phủ, Thủ tướng ban hành chính sách, quy định bao phủ các lĩnh vực để bảo đảm không lĩnh vực nào mà không có quy định điều chỉnh, như vấn đề hôn nhân đồng giới, mang thai hộ, biểu tình…”
Trong cuộc điều tra xã hội học của tác giản luận văn bằng bảng hỏi anket đối với cán bộ, nhân viên Văn phòng Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan thuộc các bộ và các cơ quan báo chí thì kết quả nhận được phần lớn có sự quan tâm đến thông thông tin báo chí. Theo đó, 70% ý kiến chó rằng thường xuyên quan tâm đến thông tin báo chí; 10% là thỉnh thoảng; 18,8% cho biết quan tâm tùy từng thời điểm; chỉ có 1,3% ý kiến là chưa từng quan tâm đến thông tin báo chí.
Bảng 2.7: Bảng số liệu mức độ quan tâm các cơ quan trong Chính phủ và báo chí đến thông tin báo chí
Mức độ Số lượng
(người)
Tỉ lệ (%)
Thường xuyên 56 70
Thỉnh thoảng 8 10
Tùy từng thời điểm 15 18,8
Chưa bao giờ 1 1,3
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ mức độ quan tâm các cơ quan trong Chính phủ và báo chí đến thông tin báo chí (tỷ lệ %)
Tác giả luận văn quay lại sự kiện nổi bật trong năm 2012 trên các mặt báo, đó là vụ ông Đoàn Văn Vươn để tiến hành khảo sát.
Theo kết quả khảo sát của tác giả thì chỉ riêng báo Vietnamnet có 85 tin, bài, phóng sự ảnh và tọa đàm trực tuyến về vụ ông Đoàn Văn Vươn tính từ ngày 13-1-2012 đến ngày 24-2-2012. Trong đó có 12 tin và 71 bài và 01 buổi tọa đàm trực tuyến, 01 phóng sự ảnh.
Bảng 2.8: Bảng số liệu tin, bài trên báo Vietnamnet về vụ ông Đoàn Văn Vươn
Thể loại Số lượng Tỉ lệ (%) Tin 12 14,1 Bài 71 83,5 Tọa đàm 1 1,2 Phóng sự ảnh 1 1,2 Tổng 85 100
Biểu đồ 2.6: Biểu đồ tin, bài trên báo Vietnamnet về vụ ông Đoàn Văn Vươn (tỷ lệ %)
Ghi chú : 1 : Tin 2 : Bài 3: Tọa Đàm 4 :Phóng sự ảnh
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đó trên, chúng ta thấy, báo Vietnamnet đã sử dụng nhiều thể loại cả tin, bài, phóng sự tọa đàm để thông tin về vụ ông Đoàn Văn Vươn, trong đó thể loại bài được sử dụng là chủ yếu, chiếm 84% tổng số tin, bài và tọa đàm. Tuy toạn đàm chỉ tỉ lệ ít nhất, chỉ có 1,2% , nhưng qua khảo sát một số cơ quan báo chí khác (báo điện tử Vnexpress, Thanh niên, Tuổi trẻ) thì đây là nét nổi bật. Bởi lẽ Vietnamnet là cơ quan báo chí duy nhất tiến hành tọa đàm trực tiếp về vụ ông Đoàn văn Vươn.
Cũng như nhiều sự kiện nổi bật khác, đầu tiên báo Vietnamnet đăng tin về vụ ông Đoàn Văn Vươn chống người thi hành công vụ. Sau đó, hàng loạt bài xuất hiện liên tục trên báo này suốt từ khi vụ việc bắt đầu vào ngày 5-1- 2012 cho đến ngày 24-2-2012 và cả sau này.
Báo Vietnamnet đã sử dụng một gói thông tin với nhiều thể loại khác nhau để thông tin về vụ ông Đoàn Văn Vươn. Thông tin rất đa dạng, nhiều chiều. Điều này thể hiện ở chỗ báo Vietnamnet phản ánh thông tin về tất cả các bên liên quan. Qua khảo sát trên báo Vietnamnet và báo điện tử Chính phủ, tác giả luận văn tạm thời chia ra các khía cạnh nội dung thông tin về vụ ông Đoàn Văn Vươn như sau: thông tin về gia đình ông Vươn; thông tin về các cơ quan chức năng ở Hải Phòng có liên quan (Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Công an, Tuyên giáo, Mặt trận tổ quốc các cấp); thông tin từ Quốc hội; thông
tin về chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng; thông tin từ Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thông tin từ các Tổ chức chính trị, nghề nghiếp các cấp (Hội Nông dân, Hội Nghề cá Việt Nam…); ý kiến luật sư; ý kiến lão thành cách mạng; ý kiến chuyên gia, ý kiến bạn đọc; thông tin tâm tư nguyện vọng của người dân địa phương; thông tin hiện trường vụ án. Có thể khẳng định thông tin trên báo Vietnamnet và báo điện tử Chính phủ khá đầy đủ, nhiều mặt về vụ việc, thông tin vừa có chiều sâu và chiều rộng.
Bảng 2.9: Bảng số liệu về các khía cạnh nội dung thông tin về vụ án ông Đoàn Văn Vươn trên báo Vietnamnet và báo điện tử Chính phủ
Các khía cạnh nội dụng thông tin Số lượng (bài) Tỉ lệ (%)
Thông tin về gia đình ông Đoàn VănVươn 05 6,5
Thông tin về các cơ quan chức năng ở Hải Phòng có liên quan đến vụ án
21 27,2
Thông tin về chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng
17 22,1
Thông tin từ Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
02 2,6
Thông tin từ các Tổ chức chính trị, nghề nghiếp 02 2,6
Ý kiến luật sư 03 3,9
Ý kiến lão thành cách mạng 06 7,8
Thông tin tâm tư nguyện vọng của người dân địa phương
08 10,4
Thông tin hiện trường vụ án 03 3,9
Thông tin từ Quốc hội về vụ án 02 2,6
Ý kiến chuyên gia 02 2,6
Ý kiến bạn đọc 06 7,8
Tổng 77 100
Xét về mặt thời gian thì chỉ riêng báo Vietnamnet đã đăng tương đối liên tục tin, bài từ đầu tháng 01/2012 đến cuối tháng 02/2012 về vụ ông Đoàn Văn Vươn. Bài đầu tiên bắt đầu từ ngày 13/01 đến ngày 24/02/2012 có tổng cộng 85 tin, bài. Tuy nhiên, số lượng tin, bài đăng ở các ngày có sự khác nhau. Có ngày tập trung đăng tới gần 10 bài. Còn có ngày lại đăng 1 đến 2 bài. Theo khảo sát của tác giả, có hai mốc mà tòa soạn tập trung đăng nhiều bài phản ánh thông tin nhiều chiều. Đó là thời điểm sát với ngày Thủ tướng tổ chức họp Chính phủ để bàn về vụ việc ông Đoàn Văn Vươn và thời điểm Thủ tướng kết luận vụ án. Trong hai ngày 08 và ngày 09/02 đăng tới 13 bài. Thời điểm này tập trung đăng nhiều bài hơn các ngày bình thường. Đây là thời gian mà Chính phủ chuẩn bị họp về vụ việc ông Vươn.
Mốc thời gian thứ hai mà báo Vietnamnet đăng nhiều bài là ngày 10-2- 2012. Đây là ngày Chính phủ họp bàn về vụ việc ông Vươn và Thủ tướng đưa ra kết luận về vụ việc nay. Cũng trong ngày này, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo thông báo kết luận vụ việc. Chỉ trong ngày này, báo Vietnamnet và Báo điện tử Chính phủ đăng tới 15 bài báo về vụ ông Vươn.
Như vậy, về mặt thời gian, khảo sát trên báo Vietnamnet và Báo điện tử Chính phủ thông tin về vụ việc nổi cộm ông Đoàn Văn Vươn thì tin, bài có tính liên tục. Vào các thời điểm quan trọng trong tiến trình vụ việc, hai báo đã tập trung đăng nhiều bài.
Cùng với báo Vietnamnet và Báo điện tử Chính phủ, hàng loạt cơ quan báo chí khác cũng chú trọng thông tin về vụ ông Vươn. Theo tác giả khảo sát trên báo Thanh niên điện tử có 88 tin, bài; trên báo Vnexpress có 36 bài… Tính đến ngày 10-2-2012, cả nước có khoảng 800 bài báo viết về vụ ông Đoàn Văn Vươn [50].
Chỉ riêng vụ việc nổi cộm về ông Đoàn Văn Vươn thì báo Vietnamnet và báo điện tử Chính phủ cùng các cơ quan báo chí trong cả nước đã thông tin
liên tục trong nhiều tháng. Thông tin báo chí về vụ việc này rất kịp thời, đa dạng, nhiều chiều và sâu rộng. Thông tin báo chí đã giúp Chính phủ nắm bắt được vụ việc ở nhiều góc độ khác nhau, từ đó Chính phủ có thêm cơ sở để đưa ra quyết sách hợp lý, hợp tình về vụ việc.
Chính thông tin báo chí về vụ ông Vươn đã trở thành một nguồn để lãnh đạo Chính phủ nắm bắt dư luận xã hội, ông Vũ Đức Đam lúc ấy là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã tâm sự về vụ ông Vươn: “Hai đêm vừa rồi tôi ngủ rất ít, đọc nhiều bài báo, bình luận. Theo thống kê có gần 800 bài báo và hàng nghìn bình luận kèm theo. Điều này cho thấy vụ việc rất đáng quan tâm” [50].
Trong Thông báo kết luận của Thủ tướng về vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng, Thủ tướng đã đá giá thông tin báo chí nhiều chiều về vụ việc, giúp các cơ quan chức năng và Chính phủ kịp thời xử lý thỏa đáng vụ việc nổi cộm này: “Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh các cơ quan thông tin đại chúng đã đóp góp tích cực để các cơ quan chức năng làm sáng tỏ và có sự chỉ đạo phù hợp với sự việc này. Yêu cầu các cơ quan thông tấn báo chí tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của mình, đóng góp thiết thực hơn nữa vào việc xây dựng Đảng và bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, phát huy quyền làm chủ và lợi ích chính đáng của người dân (…). Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh những ý kiến đóng góp tâm huyết, xác đáng đối với vụ việc này của các đồng chí lão thành, chuyên gia và cán bộ, nhân dân đã gửi trực tiếp đến Thủ tướng hoặc thông quan các phương tiện thông tin đại chúng và mong muốn tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp xây dựng đối với việc quản lý, điều hành của Chính phủ và chính quyền các cấp” [29].
Nói về hiệu quả của thông tin báo chí đối với hoạt động điều hành của Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên đã khẳng định: “Thông qua việc phản ánh các vấn đề kinh tế - xã hội, với
những phát hiện nhân tố mới, tích cực và cả bất cập tồn tại, các cơ quan báo chí truyền thông đã đóng góp hiệu quả vào công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ…” [57].
Khi bàn về vai trò của thông tin báo chí trong việc hình thành chính sách của Chính phủ, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá rất cao đóng góp của báo chí trong thời gian qua, đặc biệt là trong một năm qua khi qua kênh báo chí – tiếng nói của nhân dân – không chỉ là khen, chê, mà còn hiến kế cho Chính phủ, góp phần hành thành chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước [37].
Từ sự kiện khảo sát trên, cùng với sự ghi nhận của Chính phủ, chúng ta có thể đi đến khẳng định rằng thông tin báo chí phản ánh, phân tích, bình luận mọi mặt đời sống xã hội, nhất là những vấn đề nổi cộm, bức xúc, góp phần cung cấp thông tin cho hoạt động điều hành của Chính phủ
2.2.3 Thông tin báo chí với vai trò "kênh phản biện" những quyết sách của Chính phủ, nhất là các quyết sách chưa phù hợp