Báo chí định hƣớng dƣ luận xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của thông tin báo chí đối với hoạt động điều hành của Chính phủ ( Khảo sát trên Báo điện tử Chính phủ và Báo điện tử Vietnamnet) (Trang 37 - 42)

7. Kết cấu luận văn

1.4 Báo chí định hƣớng dƣ luận xã hội

Thơng tin báo chí khơng chỉ khơi nguồn, thể hiện dư luận xã hội mà còn định hướng dư luận xã hội. Báo chí phản ánh dư luận xã hội nhưng không phản ánh thụ động mà nó ý thức rõ ràng, hướng đến mục đích cụ thể. Định hướng dư luận ở đây không phải là sự ắp đặt, khuôn mẫu, một chiều lên dư luận xã hội mà dựa trên thơng tin sự thật, có tính thuyết phục nhằm tạo sự đồng tình, thống nhất để giải quyết các vấn đề của dân tộc, góp phần làm cho hoạt động điều hành của Chính phủ hiệu quả hơn, hướng dư luận vào những giá trị tốt đẹp.

Theo PGS. TS Mai Quỳnh Nam cho rằng: “Các phân tích về cơ chế tác động từ tác động truyền thông đại chúng đối với hành vi của con người thông qua các kênh, hay một con đường nào đó đến với đối tượng tiếp nhận, đối tượng tiếp nhận hiểu và có khả năng làm theo sự chỉ dẫn của thơng tin đã tạo nên hành động của các cá nhân và các tập đồn người” [4, tr. 63].

Báo chí định hướng dư luận là một nhu cầu khách quan từ cả hai phái; phía lãnh đạo quản lý và phía cơng chúng, cộng đồng.

Từ phía lãnh đạo quản lý thì định hướng khơng phải là bắt ép cộng đồng nhận thức, suy nghĩ và hành động theo một khuôn mẫu chủ quan duy ý chí; mà là q trình bắt mạch được thực tại khách quan – tâm lý, nguyện vọng và nhu cầu của nhân dân, trên cơ sở ấy quy tụ lòng người, thống nhất cộng đồng lại trên cả hai bình diện nhận thức và hành động để thực hiện được mục tiêu và định hướng phát triển, đem lại lợi ích chính đáng cho cộng đồng và cho mỗi người.

Từ phía cơng chúng và cộng đồng, định hướng là nhu cầu khách quan của công chúng, dư luận xã hội và nhân dân. Nhân dân ln có nhu cầu thống nhất nhận thức làm cơ sở thống nhất ý chí và sức mạnh nhằm khai thác nguồn

lực vật chất và tinh thần, tập trung lý trí và cảm xúc vào giải quyết những vấn đề lớn, những nhiệm vụ trọng tâm trước mắt, xây dựng đất nước tiến đến sự thịnh vượng.

Nhu cầu này khơng phải là q trình triệt tiêu cái riêng cá nhân mà cái tôi cá nhân cần được tôn trọng và đề cao trên cơ sở vì lợi ích chung của cộng đồng, dân tộc. Ở góc độ truyền thơng – xã hội thì đây là quá trình làm giảm sự khác biệt, làm tăng sự tương đồng nhưng không triệt tiêu sự khác biết cá nhân.

Báo chí định hướng dư luận xã hội là thể hiện yêu cầu thống nhất giữa lãnh đạo, quản lý với cơng chúng, cộng đồng. “Bảo đảm tính thống nhất này, báo chí sẽ là phương thức và công cụ quan trọng nhất trong việc khơi nguồn, tập hợp và phát huy nguồn sức mạnh mền – tài nguyên mền của quốc gia trong quá trình phát triển bền vững đất nước” [11, tr. 303]. Làm được điều này, thơng tin báo chí đã tập trung được nguồn lực trí tuệ và cảm xúc của nhân dân là sức mạnh mền; niềm tin của người dân vào sự điều hành của Chính phủ.

Vấn đề là báo chí định hướng dư luận như thế nào để đạt được hiệu quả, theo PGS. TS Nguyễn Văn Dững trong cuốn “Báo chí và dư luận xã hội”, đã đưa ra một số phương thức định hướng dư luận xã hội của báo chí như sau:

Trong thời lỳ nền kinh tế tập trung , quan liêu bao cấp phương thức chủ yếu của báo chí trong việc hình thành và định hướng dư luận xã hội là tuyên truyền điển hình. Tức là trên cơ sở điển hình đã được xác định, báo chí tập trung miêu tả, phân tích kinh ngiệm để giới thiệu mơ hình cho những nơi khác học tập và làm theo; báo chí phát động và nhân rộng phong trào học tập, làm theo mơ hình tiên tiến. Chúng ta có thể thấy báo chí phát động và cổ vũ điển hình cơ giới hóa vào nơng nghiệp ở Duy Tiên, Hà Nam hay như mơ hình Hợp tác xã ở Định Cơng, Thanh Hóa. Ở thời kỳ này, trong môi trường truyền thơng phi đối xứng thì báo chí là nguồn tin độc quyền, bởi vậy phương thức

này đã phát huy được hiệu quả, tạo ra được các phong trào to lớn trong lao động sản xuất thời bấy giờ. Tuy nhiên, khi đất nước đổi mới chuyển sang nên kình tế thị trường, hội nhập với thế giới, mạng Internet vào nước ta và sự ra đời của truyền thông xã hội đã làm cho môi trường truyền thông thay đổi. Trong mơi truyền thơng đối xứng thì việc tuyền truyền manh tích khn mẫu, chủ quan duy ý chí như vậy đã khơng cịn cịn phát huy được hiệu quả như trước.

Phương thức thông tin, tuyên truyền tập trung cũng là một phương thức chủ yếu trong việc khơi nguồn và định hướng dư luận xã hội. Cách thức chủ yếu của phương thức này là, trên cơ sở cơ quan lãnh đạo, quản lý và cơ quan báo chí xác định vấn đề trọng tâm trước mắt trên các lĩnh vực chính trị - tư tưởng, kinh tế - văn hóa – xã hội, từ đó báo chí tập trung thơng tin, thu hút sự chú ý của công chúng và dư luận xã hội, lôi kéo họ vào những nhiệm vụ trọng tâm trước mắt, hoặc những vấn đề cơ bản lâu dài, nhằm định hướng dư luận xã hội, thu hút nguồn lực tinh thần và vật chất của cộng đồng tham gia giải quyết các vấn đề của đất nước.

Trong hoạt động thông tin tuyên truyền tập trung, cơ quan báo chí huy động nguồn lực trong và ngồi tịa soạn để đảm bảo đúng mục đích và yêu cầu đề ra. Đối với nguồn lực trong tòa soạn cần huy động và kết hợp giữa nguồn nhân lực cao – những người có kinh nghiệm nghề nghiệp lâu năm với nhân lực trẻ. Đối với nguồn lực bên ngồi, tịa soạn cần chú trọng đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà hoạt động xã hội, nhóm đối tượng trong cơng chúng. Đặc biệt, chú ý tới sự tham gia của công chúng. “Một trong những nguyên lý của truyền thơng, là vai trị, vị thế của cơng chúng – nhóm đối tượng được đề cao bao nhiêu, sự tham gia tích cực và chủ động của họ càng nhiều bao nhiêu, năng lực và hiệu quả hoạt động thông tin, tuyên truyền càng cao bấy nhiêu” [11, tr. 311]. Vấn đề ở đây là các cơ quan lãnh đạo, quản lý và báo chí khi xác định vấn đề cập tập trung thơng tin phải tính đến đáp

úng nhu cầu thông tin của công chúng, nhất là các vấn đề nóng bỏng, nổi cộm mà dư luận xã hội quan tâm. Bởi nếu không đúng với nhu cầu của cơng chúng thì hiệu quả thơng tin cũng khơng cao và cần chú trọng tương tác với công chúng, lắng nghe cả ý kiến trái chiều. Có như vậy mới có thể thuyết phục được dư luận xã hội.

Phương thức tổ chức chiến dịch truyền thông hiệu quả, đây là một phương thức khá mới mẻ ở Việt Nam. Có thể hiểu chiến dịch truyền thông hiệu quả là sự huy động, tập trung nguồn lực, cùng tập trung thực hiện một công việc, phục vụ cho mục tiêu xã hội xác định trong một thời gian nhất định. Trong chiến dịch truyền thông hiệu quả, chúng ta cần chú ý các điểm:

Thứ nhất, mục tiêu chiến dịch truyền thông được xác định nhất quán, rõ ràng, hướng vào đông đảo công chúng xã hội, và thường một nhóm cơng chúng – đối tượng xác định nhằm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của họ. Trên cơ sở mục tiêu chung, cần thiết kế các mục tiêu cụ thể, được đảm bảo bằng các hoạt động cụ thể với chỉ số đánh giá, giám sát cụ thể.

Thứ hai, chiến dịch truyền thông bao gồm nhiều hoạt động được thiết kế và liên kết với nhau theo trình tự chặt chẽ; các hoạt động này nhằm giải quyết vấn đề cụ thể và cùng hướng tới thực hiện mục tiêu chung của chiến dịch.

Thứ ba, chiến dịch truyền thông thường huy động và tập hợp nhiều kênh truyền thơng cùng tham gia và hướng vào nhóm cơng chúng mục đích, với phương thức phù hợp nhằm lôi kéo và tập hợp, thuyết phục, gây ảnh hưởng trong công chúng xã hội để nhằm tới mục tiêu chung của chiến dịch.

Thứ tư, khai thác và huy động nguồn lực truyền thông một cách có kế hoạch, có tổ chức trên quy mơ lớn, hướng tới mục tiêu chung.

Thứ năm, phương thức tổ chức chiến dịch truyền thông vừa đảm bảo nguyên tắc vừa đảm bảo tính mền dẻo, linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu của cơng chúng – nhóm đối tượng; mặt khác, quá trình truyền thơng phải đảm báo tính tương tác với công chúng.

Thứ sáu, đảm bảo tuân thủ các hoạt động kiểm tra, đánh giá, động viên và giám sát chặt chẽ từ mục tiêu và hoạt động cụ thể cho đến kế hoạch tổng hợp và mục tiêu chung; đảm bảo sự lãnh đạo và chỉ đạo tập trung thống nhất, chuyên nghiệp.

Chúng ta có thể đưa ra hai phương cách mà báo chí tham gia khởi nguồn và định hướng dư luận xã hội hiệu quả.

Một là, khả năng thông tin nhanh nhạy cùng với việc chọn lọc thơng tin có giá trị thời sự và tính thực tiễn cao, đáp ứng nhu cầu của công chúng. Thực tế cho thấy, cuộc sống hiện đại ngày càng diễn ra với tốc độ nhanh chóng, dịng thơng tin sự kiện có thể nói như thác lũ không ngừng nghỉ và ngày một tăng cả về quy mơ, tính chất, cường độ. Bởi vậy thơng tin báo chí cần nhanh chóng, bao qt những vấn đề, sự kiện công chúng quan tâm.

Tuy nhiên, đội ngũ người làm báo không thể bao quát được tất cả thông tin trong đời sống. Do đó, thơng tin báo chí cần phải có sự chắt lọc những thơng tin mà cơng chúng có nhu cầu. Việc chọn lọc thơng tin cần phải khách quan vì lợi ích của dân tộc, của nhân dân, của cơng chúng. Có như vậy, thơng tin mới có tình thuyết phục cơng chúng.

Hai là, giá trị của thơng tin báo chí đem lại cho công chúng và dư luận xã hội không chỉ thông tin sự kiện, mà quan trọng hơn, cần phân tính, bình luận, đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề; thơng qua đó kích thích trí tuệ và cảm xúc, hướng dẫn nhận thức tư tưởng và định hướng dư luận xã hội.

Còn theo PGS. TS Mai Quỳnh Nam để định hướng hướng dư luận, các phương tiện truyền thơng đại chúng có những nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, tăng cường và phát triển dân chủ hóa các mặt đời sống xã hội; tổ chức và động viên nhân dân tham gia các hoạt động quản lý xa hội.

Thứ hai, thông tin cho nhân dân về tình trạng của dư luận xã hội trên các vấn đề đang tạo nên mối quan tâm chung của tồn xã hội, nhất là các vấn đề có tính cấp bách.

Thứ ba, tác động lên các thiết chế xã hội và đề xuất các phương án hoạt động.

Thứ tư, hình thành dư luận xã hội về một vấn đề nào đó nhằm thúc đẩy hoặc hạn chế sự phát triển của thực tế đó.

Thứ năm, xây dựng lòng tin thế giới quan và ý thức quần chúng.

Thứ sáu, điều chỉnh hành vi của các cá nhân trong xã hội, làm tăng cường tính tích cực chính trị - xã hội của quần chúng [4, tr. 63, 64].

Như vậy, chúng ta có thể hiểu, báo chí định hướng dư luận xã hội không phải là sự can thiệp một các thô bạo, một chiều, khuôn mẫu theo kiểu duy ý chí mà là dựa vào sự thuyết phục bằng thông tin trung thực, đa chiều với mục địch phục vụ lợi ích dân tộc, nhân dân, cộng đồng. Định hướng ở đây là giảm sự khác biệt, tăng sự thống nhất, nhưng không triệt tiêu cái riêng của cá nhân để tập trung trí tuệ, tình cảm, vật chất cùng Chính phủ giải quyết các vấn đề của dân tộc, đưa đất nước nước đến sự văn minh, thịnh vượng và đóng góp giá trị chung của nhân loại.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của thông tin báo chí đối với hoạt động điều hành của Chính phủ ( Khảo sát trên Báo điện tử Chính phủ và Báo điện tử Vietnamnet) (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)