Thông tin báo chí phổ biến những quyết sách củaChính phủ để tạo sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của thông tin báo chí đối với hoạt động điều hành của Chính phủ ( Khảo sát trên Báo điện tử Chính phủ và Báo điện tử Vietnamnet) (Trang 52 - 64)

7. Kết cấu luận văn

2.2 Tác động tích cực

2.2.1 Thông tin báo chí phổ biến những quyết sách củaChính phủ để tạo sự

sự đồng thuận trong dư luận xã hội

Văn phòng Chính phủ đã phát đi một thông điệp “trúng” nguyện vọng của đông đảo người dân trong nước vào chiều tối ngày 17-4-2014. Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịc chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội khẩn trương làm việc với Hội đồng Olympic Châu Á và các đối tác liên quan để có phương án rút đăng cai, không tổ chức Đại hội Thể thao Châu Á (ASIAD) lần thứ 18 vào năm 2019 tại Việt Nam. Quyết định này của Chính phủ và Thủ tướng đã được các cơ quan báo chí đồng tình và trở thành thông tin sốt dẻo trên các mặt báo. Khi thông tin này đăng tải trên các báo đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ của dư luận xã hội đối với quyết định trên của Thủ tướng.

Đó chỉ là một trong nhiều quyết sách đúng đắn của Chính phủ được giới báo chí nước nhà đồng tình, phổ biến thông tin đến công chúng, tạo sự đồng thuận của dư luận.

Trong một lần phát biểu với báo chí tại cuộc họp báo chia tay khi hoàn thành nhiệm kỳ Thủ tướng của mình, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt thổ lộ: “Cảm ơn báo chí, cám ơn các đồng chí đã giúp đỡ, phối hợp cùng Chính phủ, giúp đỡ Thủ tướng hoàn thành nhiệm vụ của mình”. Ông cũng giải thích thêm, chính báo chí không chỉ truyên truyền, thông tin giải thích để các chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng đi vào cuộc sống, mà quan trọng hơn, tạo lập dư luận xã hội như một lực lượng thực tế hỗ trợ cho công tác quản lý xã hội [11, tr. 91].

Hoạt động điều hành của Chính phủ có ảnh hưởng mạnh mẽ, thậm có thể quyết định đến sự phát triển của toàn xã hội cũng như từng cá nhân. Chính phủ đưa ra quyết sách đúng, phù hợp với thực tế đời sống sẽ giúp các tổ chức, cá nhân trong xã hội có điều kiện thuận lợi để hoạt động và thúc đẩy sự tiến lên. Còn chính phủ đưa ra quyết sách chưa phù hợp, không bắt kịp thực tiễn gây ra khó khăn, cản trở cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Điều đó làm cho thông tin về hoạt động điều hành của Chính phủ luôn nhận được sự quan tâm của công chúng. Hoạt động điều hành của Chính phủ cũng luôn là mảng đề tài mà các cơ quan báo chí coi trọng hàng đầu để đưa tin hàng ngày.

Về phương diện thông tin hoạt động điều hành của Chính phủ, báo chí đã trở thành phương tiện truyền thông có hiệu quả đến công chúng. Báo chí không chỉ thông tin mà còn phân tích, bình luận về những quyết sách của Chính phủ để công chúng biết, hiểu và thực hiện. Đối với những quyết sách đúng đắn của Chính phủ được báo chí đồng tình, báo chí nhanh chóng loan báo đến công chúng, đưa ra đánh giá, nhận định sâu sắc có tính thuyết phục thể hiện sự ủng hộ đối với những quyết định đó, từ đó góp phần định hướng, tạo sự đồng thuận trong dư luận xã hội. “Báo chí luôn được coi là một trong những vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng, chính trị. Bởi vì báo chí là phương tiện tạo lập và định hướng dư luận, có thể làm thay đổi nhận thức của người dân đối với nhà cầm quyền hoặc tạo áp lực khiến nhà cầm quyền phải điều chỉnh các quyết định của mình” [19, tr. 86].

Chúng ta có thể đưa ra cơ chế tác động như sau, thông tin báo chí mang thông điệp (thông điệp ở đây là những quyết sách đúng đắn của Chính phủ được báo chí đồng tình) đến công chúng, tác động đến nhận thức làm thay đổi nhận thức và hành vi của công chúng. Sự thay đổi nhận thức và hành vi của công chúng trong trường hợp này là thông tin báo chí tạo ra sự đồng tình, ủng hộ của công chúng đối với những quyết sách phù hợp với thực tế đời sống của

Chính phủ. Do đó, thông tin báo chí góp phần làm cho hoạt động điều hành của Chính phủ hiệu quả hơn.

Đề cập đến vấn đề này, Nhà báo Nguyễn Hoàng Hải, chuyên đưa tin hoạt động Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Báo điện tử Chính phủ trả lời phỏng vấn sâu tác giả luận văn, cho rằng: “Báo chí và truyền thông nói chung có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng đối hoạt động chỉ đạo và điều hành của Chính phủ - cơ quan hành chính cao nhất của đất nước, trực tiếp triển khai, cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và các nhiệm vụ khác trên mọi lĩnh vực của đất nước.

Chính vì vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng này và với tư cách như một cầu nối giữa Chính phủ với người dân, doanh nghiệp của báo chí; Văn phòng Chính phủ đã đặc biệt quan tâm đến công tác thông tin, công tác thông tin đã thực sự trở trở thành 1 trong 3 trụ cột chính trong triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Chính phủ (…).Nói tóm lại và báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, qua đó đã đưa một văn bản, một chỉ đạo, điều hành nào đó của Chính phủ đến với người dân, doanh nghiệp nhanh chóng, chính xác, kịp thời, góp phần tạo đồng thuận, định hướng dư luận, tạo dư luận đồng tâm, nhất trí trong thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế-xã hội đã đề ra”.

Cùng quan điểm trên, nhà báo Đặng Đình Nam của Báo điện tử Chính phủ, chuyên đưa tin hoạt động về Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng: “Báo chí đã chuyển tải các thông tin chỉ đạo điều hành cũng như các chủ trương, chính sách đến người dân, xã hội không chỉ đơn thuần 1 chiều mà còn có cả sự giải thích, phân tích, làm rõ để tạo sự đồng thuận trong dư luận xã hội để thực hiện các chủ trương chính sách. Báo chí góp phần thông tin những công việc, hoạt động hết sức cụ thể không chỉ các văn bản chỉ đạo của Chính phủ

mà cả các hoạt động của Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ và thành viên Chính phủ đến người dân”.

Thông tin báo chí không chỉ thông tin một chiều về hoạt động điều hành của Chính phủ, nhất là các quyết sách đúng đắn mà còn thông tin hai chiều, phản ảnh cả ý kiến phản hồi của công chúng về các quyết sách của Chính phủ. Báo chí đã trở thành diễn đàn để người dân nói lên ý kiến đối với hoạt động điều hành của Chính phủ, giúp Chính phủ nắm bắt được phản ứng của người dân với những quyết sách của Chính phủ.

Khi trao đổi với tác giả luận văn, trong một cuộc phỏng vấn sâu, ông Nguyễn Đức Tuân, một lãnh đạo Phòng Tổng hợp Thông tin báo chí, thuộc Văn phòng Chính phủ để báo cáo lên Thủ tướng và các Phó Thủ tướng đưa ra quan điểm: “Báo chí đóng vai trò quan trọng trong hoạt động điều hành của Chính phủ: Thông tin tuyên truyền sâu rộng các chính sách, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tới các tầng lớp nhân dân, giúp người dân hiểu rõ chính sách, qua đó tạo đồng thuận, giúp chính sách đi vào thực tiễn.

Bên cạnh đó, báo chí truyền tải các phản hồi từ người dân, dư luận đối với các chính sách, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, qua đó, có những điều chỉnh chính sách kịp thời, sát với thực tế hơn, tăng tính khả thi của chính sách”.

Theo kết quả điều tra xã xã hội học của tác giả thì có đến 80% ý kiến cho biết báo chí thực hiện thông tin về hoạt động điều hành của chính rất hiệu quả và hiệu quả (trong đó 10% ý kiến là rất hiệu quả); 17,5 % ý kiến cho rằng kém hiệu quả; 2,5 % có ý kiến khác.

Bảng 2.3: Bảng số liệu quan điểm về hiệu quả báo chí thực hiện thông tin về hoạt động điều hành của Chính phủ

Quan điểm Số lượng (người) Tỉ lệ (%)

Rất hiệu quả 8 10

Hiệu quả 56 70

Kém hiệu quả 14 17,5

Ý kiến khác 2 2,5

Tổng 80 100

Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2015

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ về hiệu quả của báo chí thực hiện thông tin về hoạt động điều hành củaChính phủ (tỷ lệ %)

Dù vẫn còn hạn chế, nhưng chúng ta có thể thừa nhận, thông tin của báo chí đã mang lại hiệu quả đối với hoạt động điều hành của Chính phủ.

Ở đây, tác giả đưa ra một quyết định được xem là đúng đắn của Chính phủ và Thủ tướng để tiến hành khảo sát. Đó là Thủ tướng quyết định rút đăng cai ASIAD 18. Qua Khảo sát trên báo Vietnamnet và báo điện tử Chính phủ cùng nhiều cơ quan báo chí khác, tác giả nhận thấy ngay khi Văn

phòng Chính phủ thông báo Thủ tướng quyết định rút đăng cai ASAD 18 đã nhận được sự đồng tình của nhiều cơ quan báo chí trong nước. Ngay lập tực, các cơ quan báo chí trong nước và quốc tế đồng loạt loan báo. Thông tin này đã nhanh chóng đến với công chúng. Chỉ riêng báo Vietnamnet đã có 06 bài viết xoay quanh quyết định này của Thủ tướng, còn báo điện tử Chính phủ thì có 02 bài.

Trong số 06, tác giả luận văn đưa ra một số bài chứng minh. Đầu tiên trên báo Vietnamnet đưa thông tin với bài “Việt Nam xin rút đăng cai ASAD” của tác giả Song Ngư đăng vào 19 giờ 08 phút, ngày 17-4-2015. Còn báo điện tử Chính phủ có bài “Thủ tướng kết luận về việc đăng cai ASAD 18” vào ngày 17-4-2014. Các báo Thanh niên, Tuổi trẻ, Vnexperrs… cũng nhanh chóng đưa thông tin này.

Việc đưa thông tin trên mới chỉ là màn dạo đầu của các cơ quan báo chí về quyết định rút đăng cai ASIAD của Thủ tướng. Các bài báo trên của Vietnamnet, Báo điện tử Chính phủ mang tính thông báo để công chúng biết thông tin. Thông tin báo chí như vậy mới chỉ khởi nguồn cho dư luận của công chúng biết về quyết sách của Thủ tướng. Các báo chưa dừng lại ở đó mà tiến thêm sâu hơn.

Báo Vietnamnet, báo điện tử Chính phủ cùng nhiều báo khác tiếp tục cần mẫn cày xới bằng các bài báo phân tích, đánh giá, các ý kiến của chuyên gia, người quản lý mang tính thuyết phục về tính đúng đắn trong quyết định dừng đăng cai ASIAD của Thủ tướng.

Báo Vietnamnet với bài “Rút đăng cai ASIAD là hợp lòng dân” của tác giả Bằng Lăng đăng ngày 18-4-2014. Tác giả bài báo đã đưa ra các số liệu, dẫn chứng cụ thể để chứng minh quyết định của Thủ tướng là sáng suốt, hợp lòng dân. Bởi việc đăng cai ASIAD đòi hỏi kinh phí lớn, trong khi nước ta còn nghèo, chưa cần thiết tổ chức một Đại hội Thể thao tầm châu lục.

Tiếp đó, báo Vietnamnet đăng bài “Rút đăng cai ASIAD là quyết định đúng đắng”, của tác giả Huy Phong. Đây là bài phỏng vấn ông Nguyễn Hồng Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao. Ý kiến của một chuyên gia, một người từng quản lý trong lĩnh vực thể thao một lần nữa khẳng định sự ủng hộ với quyết định của Thủ tướng. “Tôi vui lắm”, ông Minh bộc lộ cảm xúc khi được hỏi về thông tin Chính phủ rút đăng cai ASIAD. Ông nói tiếp: “Như tôi nói ở trên, chúng ta không thể làm mà không tính toán kỹ lưỡng mọi thứ, bởi không ai tính được hết hậu quả” [41].

Trong khi đó, báo điện tử Chính phủ có bài viết “Rút đăng cai ASIAD: Quyết định hợp lý dù không dễ dàng” của tác giả Phương Liên vào ngày 18- 4-2014. Đây cũng là một bài phỏng vấn một quan chức từng lãnh đạo ngành thể thao. Cụ thể là ông Hà Quang Dự, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao, nguyên Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam thể hiện sự đồng tình với quyết định của Thủ tướng. Ông bầy tỏ ý kiến đánh giá quyết định nay của Thủ tướng là rất hợp lý và tán thành rất cao với quyết định của Thủ tướng.

Ngoài hai báo trên thì nhiều cơ quan báo chí khác cũng đưa ra các đánh giá sắc sảo, thể hiện sự đồng tình với quyết định của Thủ tướng. Như báo điện tử Tuổi trẻ có bài “Không tổ chức chức ASIAD 18: Quyết định hợp lòng dân”, của tác giả V. V Thành đăng vào ngày 18-4-2014. Trong bài báo, nhà báo Tuấn Thành, Phó bạn đại diện báo Tuổi trẻ tại Hà Nội đã reo vui khi gọi điện về tòa soạn thông báo thông tin Thủ tướng đã quyết định không tổ chức ASIAD 18, trong vài phút nữa các báo sẽ nhận được thông báo từ Văn phòng Chính phủ. Báo điện tử Thanh niên có bài “Quyết định rút đăng cai ASIAD rất hợp lòng dân” của tác giả Quang Huy đăng vào 17 giờ 58 phút, ngày 17-4-2014…

Báo Vietnamnet và một số báo khác còn tiến xa hơn khi dẫn lại các thông tin báo chí nước ngoài có quan tâm lớn đến quyết định rút đăng cai ASIAD của Thủ tướng Việt Nam. Báo Vietnamnet với bài “Báo chí quốc tế

“sốt” chuyện VN rút đăng cai ASIAD” của tác giả Bằng Lăng tổng hợp từ hãng thông tấn Reuter, AFP, hãng tin ABC, ABC New… Theo bài báo này thì các hãng tin lớn, các tờ báo lớn mang tầm quốc tế cũng đồng tình với quyết định trên của Chính phủ Việt Nam.

Hàng loạt các thông tin báo chí trên của báo Vietnamnet, báo điện tử Chính phủ và nhiều cơ quan báo chí khác trong nước và nước ngoài đã đưa ra những nhận định, đánh giá, các số liệu, dẫn chứng và ý kiến chuyên gia, nhà quản lý mang tính thuyết phục cao đối với công chúng. Thông tin báo chí trên đã có sức lan tỏa, tác động vào nhận thức, tạo dư luận đồng thuận với quyết định đắn của Chính phủ, Thủ tướng.

Bằng chứng cho thấy thống tin báo chí đã góp phần tạo nên sự đồng thuận của người dân với quyết định rút đăng cai ASIAD 18 của Thủ tướng là nhiều cơ quan báo chí đã đăng tải lại những ý kiến phản hồi của người dân về các tòa soạn báo thể hiện sự ủng hộ, đồng tình với quyết định Thủ tướng, từ đó góp phần tăng thêm niềm tin của người dân vào hoạt động điều hành của Chính phủ. Điều đó chứng tỏ thông tin báo chí có tác động tích cự, giúp hoạt động điều hành của Chính phủ, Thủ tướng hiệu quả hơn.

Bây giờ, chúng ta hãy nghe công chúng nói về cảm xúc của họ khi biết Thủ tướng rút đăng cau ASAD qua thông tin báo chí. Cụ thể, báo Vietnamnet đăng bài “Dừng đăng cai ASIAD: Lùi một bước để tiến hai bước”, đăng vào ngày 18-4-2014. Theo bài viết này thì có hàng nghìn ý kiến gửi về tòa soạn, trong đó rất nhiều ý kiến khẳng định sự sáng suốt trong quyết định của Thủ tướng. Bài viết đã lấy ra 08 ý kiến bạn đọc gửi về tòa soạn để minh họa. Điển hình như bạn Phương Lê (địa chỉ e mail là phuongcsdi@gmail.com) viết: Đây là quyết định sáng suốt của Thủ tướng và Chính phủ. Trong lúc tình hình kinh tế khó khăn mà tổ chức ASIAD 18 thì thật mất lòng tin của dân. Cùng quan điểm, bạn Trần Đức Thông (thongfasub@gmail.com), hồ hởi: “Rất hoan nghênh quyết định của Thủ tướng, có thể nói đây là quyết định hợp ý Đảng,

lòng dân”; còn bạn Phạm Hông Tung (phamtung63@gmail.com), vui mừng bầy tỏ: “Đây là quyết định đúng đắn, rất hợp lòng dân! Hoan hô Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Cảm ơn ông và Phó thủ tướng Vũ Đức Đam”. Đặc biệt, ngoài việc bày tỏ sự đồng thuận với quyết định của Thủ tướng thì theo bài viết trên, nhiều công chúng còn đánh giá cao vai trò của báo chí trong việc này. Đơn cử như bạn Đình Ninh (dinhnhinhiphone@gmail.com) cho biết: “Hoan nghênh quyết định của Thủ tướng, như vậy là người dân được nhờ, con cháu sau này đỡ khổ. Nhưng cũng phải cảm ơn và không quên vai trò của báo chí đã có tác động tích cực đến việc này”. [59].

Cùng với báo Vietnamnet, hàng loạt báo khác khác cũng thông tin về các ý kiến phản hồi của công chúng thể hiện sự đồng thuận với đối với quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của thông tin báo chí đối với hoạt động điều hành của Chính phủ ( Khảo sát trên Báo điện tử Chính phủ và Báo điện tử Vietnamnet) (Trang 52 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)