7. Kết cấu luận văn
3.1 Giải pháp nâng cao chất lƣợng tác động của thơng tín báo chí đối vớ
3.1.1 Thay đổi tư duy quản lý báo chí
Khi nhắc đến sự thay đổi tư duy quản lý báo chí, có ý kiên lo sợ thơng tin báo chí sẽ chệch hướng, hay báo chí “tuột khỏi tầm tay”. Báo chí nước ta là báo chí cách mạng Việt Nam, phục vụ cho lợi ích đất nước, lợi ích dân tộc và nhân dân. Báo chí nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý thơng nhất của Chính phủ. Báo chí sinh hoạt và nằm trong khuân khổ của pháp luật. Báo chí vi phạm pháp luật bị xử lý theo pháp luật. Tác giả luận văn muốn nhấn mạnh sự thay đổi tư duy quản lý báo chí với tinh thần xây dựng để Chính phủ quản lý báo chí phù hợp với quy luật phát triển báo chí và để báo chí nước nhà ngày càng lớn mạnh hơn. Khi báo chí đủ mạnh mới có thể hồn thành trách nhiệm và nghĩa vụ của mình với đất nước, dân tộc, nhân dân, với Đảng và cũng là đóng góp nhiều hơn cho hoạt động điều hành của Chính phủ thêm hiệu quả.
Trong Triết học Mác – Lênin có nguyên lý về phát triển. Theo đó, mọi sự vật, hiện tượng luôn vận động và phát triển. Báo chí cũng khơng ngoại lệ. Lý luận và thực tiễn báo chí cũng ln vận động và thay đổi theo từng thời kỳ lịch sử. Nhất là hiện nay khi cơng nghệ khơng ngừng phát triển có tác động mạnh đến báo chí làm cho báo chí có nhiều thay đổi to lớn. Thêm vào đó,
trình độ và nhu cầu của cơng chúng ngày này cũng khác trước. Điều đó địi hỏi chúng ta cần phải thay đổi tư duy quản lý báo chí và làm báo. Thay đổi tư duy quản lý báo chí khơng phải là sự chệch hướng mà làm cho công tác quản lý báo chí được tốt hơn và cũng là để báo chí phát huy tốt hơn vai trị của mình với đất nước và xã hội. Ở phần giải pháp này, tác giả luận văn muốn đề cấp đến vấn đề thay đổi tư duy quản lý báo chí, trước hết là để báo chí hoạt động theo cơ chế thị trường.
Trước kia, khi chưa tiến hành công cuộc đổi mới, báo chí được nhà nước bao cấp tồn bộ, thơng tin báo chí chưa được coi là sản phẩn hàng hóa mà chỉ là sản phẩn tuyên truyền, phấn lớn được phân phát đến công chúng. Thế nhưng, từ khi đất nước đổi mới (1986), chuyển sang nền kinh tế thị trường thì thơng tin báo chí cũng là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt và nó phải hoạt động theo cơ chế thị trường. “Trong nền kinh tế kế hoạch tập trung, quan liêu, bao cấp thì sản phẩm báo chí không được coi là sản phẩm hàng hóa, mà báo chí được coi đơn thuần là sản phẩm tuyên truyền. (…) Ngày nay, hoạt động trong nền kinh tế thị trường, trong bối cảnh tồn cầu hóa, nên hình thành các quan niệm đúng đắn về sản phẩm báo chí là sản phẩm hàng hóa. Tức là sản phẩm báo chí có giá trị và giá trị sử dụng, có giá thành và giá bán, chịu sự chi phối bởi quy luật cung cầu của thị trường [12, tr. 205] .
Trong buổi Hội thảo Góp ý Dự luật Báo chí sửa đổi do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức vào ngày 28/05/2015, ông Nguyễn Quang Thông, Tổng biên tập Báo Thanh Niên cũng đề cập đến vấn đề này. Theo ông, hoạt động tài chính của một số cơ quan báo chí hiện nay khơng khác gì các doanh nghiệp. Bởi nếu báo chí khơng có kinh phí để hoạt động thì có thể phá sản một tờ báo cũng như phá sản một doan nghiệp. Cơ quan báo chí sản xuất ra sản phẩm báo chí đặc biệt, nó là loại hàng hóa đặc biệt cũng chịu ảnh hưởng bởi quy luật kinh tế, độc giả bỏ tiền mua và quảng cáo nó thì đó là một sản phẩm. “Và
thực sự nên coi báo chí như một sản phẩm trên thị trường và cần phải luật hóa điều này”, ơng Thơng nói [40].
Như vậy, trong nền kinh tế thị trường thì thơng tin báo chí là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt. Bởi vậy nên để nó tuân theo quy luật kinh tế thị trường, quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh.
Khi đề cập đến vấn đề để báo chí hoạt động theo cơ chế thị trường, có ý kiến cho rằng thơng tin báo chí dễ dẫn đến tình trang “thương mại hóa” báo chí và “giật ngân, câu khách”. Đúng là thực tế thời gian qua, khơng ít tờ báo đã đi sâu vào khai thức những thông tin giật ngân, câu khách, đăng tải quá nhiều, quá sâu các chi tiết về tội ác, cướp, hiếp, giết, tình dục; và đời sống riêng tư của các “sao”, nhân vật nổi tiếng trong làng giải trí. Thế nhưng, chúng ta cũng nên cần có cách hiểu đúng về “thương mại hóa” trong báo chí.
Chúng ta đồng tình quan điểm một tờ báo nào đó cố tình chạy theo lợi nhận bằng mọi giá, sử dụng mọi cách, kể cả kỹ thuật rẻ tiền để câu khách, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội thì cần phải phê phán. Nhưng chúng ta lại đánh đồng các cơ quan báo chí làm việc hết mình, thực tâm có nhiều thơng tin báo chí thực sự hấp dẫn, thu hút nhiều quảng cáo để hoạt động cũng là “thương mại hóa” báo chí thì khơng đúng. Một nhà quản lý khi cầm một tờ báo hay xem một đài truyền hình, nghe một đài phát thanh, đọc một báo điện tử có nhiều quảng cáo mà cho rằng đó là “thương mại hóa” báo chí thì thật là nguy hiểm. Một khi từ “thương mại hóa” báo chí theo cơ chế thị trường bị hiểu sai thì gây ra nhiều hệ luy cho báo chí.
Thực tế là vẫn có một bộ phận cơng chúng nhất định có nhu cầu thơng tin về các vụ án, về đời sống riêng tư của các nhân vật nổi tiếng trong làng giải trí. Vấn đề là ở chỗ báo chí cung cấp thơng tin ở mức độ nào? Và viết để làm gì? Bàn về vấn đề này, ông Dương Xuân Nam, Nguyên Tổng biên tập báo Tiền Phong cho rằng: “Theo tôi, chúng ta không nên đánh đồng những tờ báo có nhiều độc giả, bán chạy với sự quy kết “thương mại hóa” báo chí.
Khơng phải báo viết về vụ án, về các sự kiện giật gân là “giật gân, câu khách”, là “thương mại hóa”! Vấn đề viết như thế nào? Ở mức độ nào? Viết để làm gì? Nếu đó là những bài viết vừa thu hút được bạn đọc, vừa có tính giáo giục và tự giáo dục, những bài viết có phân tích, lý giải, cảnh tình con người thì phải chăng có nhiều tác dụng hơn những bài viết một chiều, nhạt nhẽo, vô thưởng, vô phạt trên những tờ báo rất ít người đọc, chỉ để cho mà cho người ta cũng không đọc” [35].
Chúng ta phê phán “thương mại hóa” báo chí là phê phán tạo ra tin tức giật gân kiểu “nửa sự thật”, xốy sâu vào tình tiết tội ác, thêm thắt các chi tiết ly kỳ đề kiếm lợi bằng mọi giá.
Thêm vào đó, chúng ta thấy rằng không phải tất cả công chúng đều quan tâm đến những tin tức về tội ác, về cướp, hiếp, giết, về mông hay ngực của các “sao” trong làng giải trí mà đó chí là một bộ phận cơng chúng. Hơn nữa, công chúng cũng không dễ bị lừa, những thơng tin báo chí giật ngân băng mọi giá để câu khách, thêm thắt tình tiết ly kỳ sẽ bị công chúng quay lưng. Công chúng sẽ từ chối đối với những thông tin bịa đặt, gian dối.
Như vậy, để báo chí vận động theo cơ chế thị trường, theo quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh sẽ “cởi trói” cho báo chí phát triển. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng, sự cạnh tranh thơng tin báo chí sẽ là động lực và địn bẩy để thơi thúc các cơ quan báo chí, người làm báo khơng ngừng sáng tạo, lao động nhiều hơn nữa để có được thơng tin báo chí trung thực, chính xác, hấp dẫn và mới mẻ nhằm thu hút cơng chúng và tăng quảng cáo, có thêm nguồn thu để tiếp tục đầu tư trở lại cho cơ quan báo chí. Khi đó chất lượng thơng tin sẽ được nâng lên, phục vụ tốt hơn công chúng. Hệ thống báo chí đủ mạnh và nhận được sự tin tưởng của công chúng sẽ là phương tiện truyền thơng đắc lực để Chính phủ đạt được mục đích và dĩ nhiên giúp hoạt động điều hành của Chính phủ hiệu quả hơn. Con đối với tờ báo nào chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá, câu khách bằng mọi thủ đoạn, kể cả thêm bớt
tình tiết để thơng tin ly kỳ thì sẽ bị chính cơng chúng quay lưng, từ chối thơng tin của cơ quan báo chí đó và chịu sự điều chỉnh của pháp luật.
Một điều nữa cần nhắc đến, theo cơ chế thị trường, quy luật cạnh tranh, nếu báo chí chính thơng khơng cung cấp thơng tin mà cơng chúng có nhu cầu thì các mạng xã hội cũng sẽ đưa tin để đáp ứng nhu cầu của cơng chúng. Lúc đó, báo chí chính thống sẽ khơng đủ sức để dẫn dắt và định hướng dư luận. Điều này thật sự là nguy hiểm đến xã hội và cả hoạt động điều hành của Chính phủ.
Vấn đề thứ hai, tác giả luận văn muốn đề cập đến trong phần giải pháp đổi mới tư duy quản lý báo chí, đó là vấn đề bao cấp ngân sách cho báo chí hoạt động. Trong thời kỳ đất nước còn bao cấp thì tất cả các cơ quan báo chí đều được bao cấp toàn bộ. Khi đất nước đổi mơi, cơ chế tự hoạch toán kinh doanh đã giúp nhiều cơ quan báo chí đảm bảo thu chi, khơng cịn nhận bao cấp từ nhà nước, một số cơ quan báo chí cịn có lãi. “Báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, doanh thu năm 2009, đạt 800 tỷ đồng. Tờ báo này nộp thuế cho Nhà nước hơn cả doanh nghiệp hạng trung. Đài phát thành – truyền hình tỉnh Vĩnh Long trong năm 2010 cũng đạt doanh thu hơn 700 tỷ đồng, nộp thuế hơn 100 tỷ đồng” [12, tr. 207].
Ở nước ta, hiện nay vẫn cịn nhiều cơ quan báo chí được nhà nước bao cấp kinh phí hoạt động. Khi chưa có thể để tất cả các cơ quan báo chí tự hoạch tốn kinh doanh, thu đủ chi hoặc có lãi, nhà nước vẫn cần bao cấp cho báo chí hoạt động. Tác giả luận văn muốn đưa ra đề xuất xây dựng một cơ chế để việc bao cấp nhà nước đối với báo chí đạt được hiệu quả cao hơn.
Tác giả luận văn đề xuất cơ chế đối với các cơ quan báo chí nhận bao cấp từ nhà nước cần phải xây dựng đề án tuyên truyền hiệu quả mới được cấp kinh phí. Ví dụ: Nếu Chính phủ muốn truyền thơng về vấn đề phát triển vùng Tây Bắc bền vững thì những cơ quan báo chí nhận kinh phí từ Chính phủ phải xây dựng đề án, chương trình tuyền truyền và truyền thơng bài bản, hiệu quả.
Chính phủ cũng cần phải có cơ quan độc lập để đánh giá hiệu quả của đề án đó một cách khách quan và minh bạch.
Đối với các cơ quan báo chí chun ngành như tạp chí Hán – Nơm mà nhà nước cần thiết phải bao cấp kinh phí hoạt động thì cơ quan báo chí này cần xây dụng đề án hoạt động nhằm đảm bảo hiểu quả tốt. Khi Chính phủ đặt hàng để truyền thông về một vấn đề nào đó có cấp kinh phí, nếu nhiều cơ quan báo chí cùng muốn tham gia thì nên đấu thầu đề án truyền thông giữa các cơ quan báo chí xem đề án nào tốt nhất thì giao cho cơ quan báo chí đó thực hiện.
Thực tế là khơng ít cơ quan báo chí được bao cấp từ “bầu sữa” ngân sách của nhà nước có tư tưởng ỷ lại, dễ dẫn đến hiệu quả tuyên truyền không được như mong muốn. Việc các cơ quan báo chí được bao cấp phải xây dựng đề án tuyên truyền bài bản hoặc có sự cạnh trạng giữa các đề án tuyên truyền và truyền thông của nhiều cơ quan báo chí với nhau, có thể sẽ khắc phục được tình trạng ỷ lại, bắt buộc sự sáng tạo trong thơng tin báo chí. Điều đó sẽ mạng lại hiệu quả cao cho thơng tin báo chí trong việc tun truyền, truyền thơng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời nâng cao hiệu quả tác động của thơng tin báo chí đối với hoạt động điều hành của Chính phủ khi báo chí là phương tiện truyền thơng của Chính phủ.
Như vậy, trong phần giải pháp về thay đổi tư duy quản lý báo chí, tác giả luận văn đề cấp đến hai vấn đề là để báo chí hoạt động theo cơ chế thị trường, theo quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh và xây dựng đề án truyền truyền, đấu thầu đề án tuyên truyền đối với các cơ quan báo chí nhận bao cấp từ nhà nước. Với hai giải pháp này, theo tác giả luận văn, báo chí được “cỏi trói” và việc quản lý báo chí sẽ phù hợp với quy luật phát triển của báo chí, hạn chế tính ỷ lại, thơi thúc sực sáng tạo với người làm báo. Điều đó giúp các cơ quan báo chí có đủ sức mạnh thực hiện tốt hơn vai trò, trách nhiệm của mình với dân tộc, với dân nhân và xã hội, đảm bảo sự lãnh đạo của
Đảng với báo chí; đồng thời, nâng cao được hiệu quả tác động của thơng tin báo chí đối với hoạt động điều hành của Chính phủ.
Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập với thế giới, thay đổi tư duy quản lý báo chí theo hương tơn trọng các quy luật phát triển của báo chí sẽ giúp Chính phủ quản lý báo chí một cách chủ động thay vì bị động thay đổi theo thực tiễn hoạt động báo chí đi theo xu hướng khơng thể cưỡng lại được, đồng thời đứa Việt Nam tiến đến giá trị chung của nhân loại. Mơi trường hoạt động báo chí đang có nhiều thay đổi kể khi chúng ta hội nhập với nhân loại. Điều này địi hỏi Chính phủ phải có sự thay đổi trong việc cung cấp thông tin cho báo chí. Phần giải pháp tiếp theo, tác giả luận văn sẽ đề cập đến vấn đề này.
3.1.2 Chính phủ đẩy mạnh chủ động cung cấp thông tin cho báo chí
Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), quyết đổi mới đất nước đánh dấu những thay đổi to lớn của dân tộc ở phía trước. Việt Nam đẩy mạnh hòa nhập với nhân loại. Năm 1997, Việt Nam chính thức nối mạng toàn cầu. Các sự kiện đó đã đem lại mơi trường hoạt động báo chí mới.
Sự phát triển của cộng nghệ thông tin, đặc biệt là sự ra đời của mạng Internet, đã khai sinh ra truyền thông xã hội, các mạng xã hội như Facbook…làm thay đổi căn bản việc cung cấp thông tin đến cơng chúng. Báo chí đã khơng cịn là nguồn cung cấp thông tin “độc quyền” như trước. Các trang mạng xã hội đã cạnh tranh gay gắt với thơng tin báo chí. Ở phần các vấn đề đặt ra trong chương này, tác giả cũng đã đề cập khá chi tiết về sự cạnh trang giữa các mạng xã hội với thơng tin báo chí. Nhìn nhận về điều này, ơng Hoàng Hữu Lượng, Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thơng tin và Truyền thơng nhận định với sự phát triển mạnh mẽ về thông tin trên mạng Internet hiện nay, “báo chí khơng cịn độc quyền thông tin nữa” [34].
Thực tế đã khẳng định cùng với báo chí, các trang mạng xã hội đã trở thành nguồn cung cấp thông tin cho cơng chúng. Điều đó có nghĩa là cơng chúng có thể tiếp nhận thơng tin từ nhiều nguồn khác nhau. Do đó, Chính phủ
cũng cần phải thay đổi trong việc cung cấp thơng tin để thích ứng với xu thế hiện nay. Bởi vậy, tác giả luận văn muốn nhấn mạnh đến giải pháp là Chính phủ cần phải chủ động cung cấp thơng tin cho báo chí một cách cơng khai, minh bạch.
Trước kia, khi chưa có mạng xã hội xuất hiện, báo chí là nguồn cung cấp thơng tin “độc quyền”. Do đó, các Chính phủ nắm giữ hệ thống báo chí trong tay khi xảy ra khủng hoảng trong hoạt động điều hành đất nước có thể