Thông tin báo chí với các phản hồi, phản biện chưa thích hợp về quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của thông tin báo chí đối với hoạt động điều hành của Chính phủ ( Khảo sát trên Báo điện tử Chính phủ và Báo điện tử Vietnamnet) (Trang 91 - 96)

7. Kết cấu luận văn

2.3 Tác động tiêu cực

2.3.2 Thông tin báo chí với các phản hồi, phản biện chưa thích hợp về quyết

Trong thời gian qua, thông tin báo chí đã thực hiện khá tốt vai trò giám sát và phản biện. Thực tế cho thấy, những phản biện của báo chí về những quyết sách của Chính phủ đã cung cấp thông tin đa chiều, nhiều mặt, góp phần không nhỏ đem lại hiệu quả cho hoạt động điều hành của Chính phủ. Thậm chí, có những thôn tin phản biện của báo chí đã giúp Chính phủ thấy được hạn chế, sự chưa phù hợp với cuộc sống của chính sách, từ đó Chính phủ có sự thay đổi về chính sách cho phù hợp với thực tiễn, như phản biện về dự án di dời và bảo tồn cầu Long Biên, hay mới đây nhất là phản biện về dự án thay 6.700 cây xanh của Thành phố Hà Nội.

Tuy nhiên, thực tế hoạt động báo chí cho thấy, không phải tất cả thông tin phản biện, phản hồi của báo chí đều đúng, có tác động tích cực đến hoạt động điều hành của Chính phủ. Có thông tin phản hồi của báo chí đối với những quyết sách của Chính phủ chưa thích hợp, chưa đúng gây nghi nghờ trong dư luận và gây khó khăn nhất định cho Chính phủ. Trong luận văn này, tác giả đề cập đến hai vấn đề để tiến hành khảo sát. Đó là quyết sách kiềm chế lạm phát và bình ổn thị trường vàng để ổn định kinh tế đất nước trong thời gian qua.

Cơn bão khủng khoảng kinh tế, tài chính toàn cầu diễn ra vào cuối thập niên đầu của thế kỷ này đã quét qua nhiều quốc gia trên thế giới khiến nền kinh tế nhiều nước khốn đốn, Việt Nam cũng nằm trong số đó vì nước ta đã hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Ở trong nước, lạm phát tăng liên tục và ở mức cao đạt mốc hơn 18% vào năm 2011 [49]. Lạm phát tăng cao kéo theo giá cả các mặt hàng cũng đua nhau tăng giá, cuộc sống người dân khó khăn, sản xuất ở nhiều doanh nghiệp đình đốn. Trong khi đó thị trường vàng cũng bất ổn, giá vàng liên tục nhảy múa. Nền kinh tế nước nhà lâm vào tình cảnh nguy hiểm buộc Chính phủ phải đưa ra các giải pháp quyết liệt và những

bước đi chiến lược khôn ngoan để nên kinh tế đất nước quay trở lại quỹ đạo phát triển.

Trước bối cảnh đó, Chính phủ đã có nhiều quyết sách mạnh mẽ thể hiện quyết tâm kiềm chế lạm phát, bình ổn thị trường vàng. Mùa Xuân năm 2011, Chính phủ và Thủ tướng đã đưa ra Nghị quyết 11 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội (vào ngày 24-2-2011). Một trong những giải pháp hàng đầu là thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, thận trọng. Ngân hàng Nhà nước đã tăng lãi suất cho vay nhằm hạn chế lượng tiền ra thị trường để kiềm chế lạm phát.

Quyết sách trên của Chính phủ nhanh chóng xuất hiện liên tục trên các mặt báo. Báo chí đưa tin, phân tích, bình luận về chính sách này của Chính phủ. Khi quyết sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ được đưa vào thực tiễn cuộc sồng thì các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất sẽ phải vay vốn với lãi suất cao hơn, chặt chẽ, không còn buông lỏng như trước. Các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả sẽ gặp khó khăn, còn các doanh làm ăn tốt sẽ không khó tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng. Các cơ quan báo chí đã có nhiều ý kiến đóng góp chân thành cho giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Tuy nhiên, cũng có thông tin phản hồi chưa thích hợp, tạo sự nghi nghờ về hiệu quả quyết sách trên, tác động tiêu cực, gây ít nhiều khó khăn đến hoạt động điều hành của Chính phủ.

Khảo sát trên báo Vietnamnet và các báo khác sẽ không khó bắt gặp các bài viết như vậy. Trên báo Vietnamnet số ra ngày 6-8-2011 có bài “Doanh nghiệp kiệt quệ vì “thuốc” lãi xuất quá liều”. Ngày 3-4-2012 đăng bài “DN mắc kẹt vì lãi xuất?”.

Trên báo điện tử VnEconomy ngày 5-4-2011 có đăng bài “Lãi suất cao có chống được lạm phát cao” của tác giả Minh Đức. Đây là một bài phỏng vấn chuyên gia kinh tế Quách Mạnh Hào. Bài báo này đã đặt ra câu hỏi nghi ngờ về hiệu quả và sự hợp lý trong chính sách tăng lãi suất để kiềm chế lạm

phát của Chính phủ. Thậm chí trong bài viết còn đưa ra ý kiến cho rằng, việc tăng lãi xuất còn có tác dụng ngược, gây áp lực cho giảm lạm phát.

Còn trên báo Vnexpress có đăng bài “Không nên để lãi suất chay đua với lạm phát” đăng ngày 14-3-2012 của thạc sĩ Lê Tấn Lam Anh. Bài viết đưa quan điểm cho rằng việc tăng lãi suất chỉ làm lợi cho một nhóm người nhưng gây ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân. Bài báo đã đưa ra nhiều dẫn chứng, số liệu, lập luận để khẳng định không nên chạy đưa lãi suất với lạm phát.

Đó là các phản hồi, phản biện của thông tin báo chí về chính sách tăng lãi suất để kìm chế lạm phát. Còn quyết sách bình ổn thị trường vàng của Chính phủ thì sao? Những ý kiến tranh luận, phản hồi nảy lửa đã xuất hiện trên các mặt báo về quyết sách này.

Cùng với khoảng thời gian trên, không chỉ lạm phát tăng theo ngày tháng, thị trường vàng trong nước cũng biến động khôn lường, giá vào nhảy múa do nạn đầu cơ, giá vàng liên tục phá vỡ những đỉnh cao và thiết lập các kỷ lục mới. Đến tháng 4-2012, giá vàng đã vượt mốc 48 triệu đồng/lượng [52]. Người dân đua nhau đi mua vàng, ngân hàng và nên kinh tế có nguy cơ vàng hòa. Kinh tế nước nhà đã khó khăn khi lạm phát tăng cao, nay lại thêm khốn đốn vì thị trường vàng biến động. Chính phủ đã ban hành Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng vào ngày 3-4-2012 nhằm ra quyết sách bình ổn thị trường vàng. Ngân hàng nhà nước đứng ra tổ chức các phiên đấu giá vàng miếng, thắt chặt thị trường vàng, ngăn chặn tình trạng đầu cơ vàng.

Phản hồi lại chính sách trên của Chính phủ, nhiều báo đã đã ra thông tin phản đối khá gay gắt. Khảo sát trên báo Vietnamnet ngày 5-10-2012 có đăng bài “Sốt vàng và câu hỏi về cơ chế độc quyền”, của tác giả Nhất Vy. Theo bài báo thì việc độc quyền vàng miếng, dưới sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước mà cơn sốt vàng vẫn bất ổn. Từ đó đặt dấu hỏi lớn về hiệu quả cơ chế này của Ngân hàng Nhà nước. Trong bài viết còn đưa ra sự

nghi ngờ về lợi ích của việc Ngân hàng Nhà nước lấy thương hiệu vàng SJC để giao dịch.

Trong bài “Đừng lạm dụng “chống vàng hóa”, đăng trên báo VnEconomy vào ngày 19-11-2012, trích nguồn từ Thời báo Kinh tế Việt Nam. Theo tác giả bài báo này thì không thể lạm dụng việc “chống vàng hóa” để bao biện cho việc sử dụng biện pháp hành chính trong quản lý bằng vàng. Bài báo cũng đặt sự nghi ghờ hiệu quả của Nghị định 24 của Chính phủ với ổn định tỷ giá, đồng thời nói về sự mâu thuẫn của nghị định này với Luật Doanh nghiệp và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội.

Đỉnh điểm là bài báo “Từ thống kê về Việt Nam của Hiệp hội Vàng Thế giới: “Rửa vàng bằng cơ chế?” đăng số 144 ngày 24-4-2013 trên báo Thanh niên của tác giả Nguyên Hằng. Tác giả bài báo đã dẫn số liệu của Hiệp hội Vàng Thế giới về nhu cầu vàng của Việt Nam trong năm 2011 và 2012 để phân tích và đưa ra nhận định hàng tỷ USD nhập lậu vàng và các chính sách xuất – nhập và cuộc chuyển đổi vàng phi SJC sang vàng SJC trong thời gian qua hé lộ khả năng đã có tình trạng trục lợi chính sách để rửa số lượng vàng khổng lồ đã tràn vào Việt Nam và hợp thức hóa vàng lậu. Thế nhưng, các phân tích của tác giả bài báo lại mang tính suy luận không chính xác, mang tính quy chụp.

Cũng theo thông tin báo chí thì ở nghị trường Quốc hội cũng “nóng” với chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát và bình ổn thị trường vàng. Theo thông tin bài viết “Thống đốc “chỉ cần một nửa giải Nobel” đăng trên báo Vietnamnet ngày 13-11-2012 của tác giả Chung Hoàng thì Đại biểu Trần Du Lịch, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh đã chất vấn gay gắt Thống đốc Nguyễn Văn Bình việc tăng lãi suất, về nợ xấu và vàng. Trong phiên chất vấn đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói “Các chính sách vĩ mỗ không thể đáp ứng mọi nhu cầu.”. Rồi ông phải thốt lên: “Tôi đã từng nói đùa với Chủ tịch QH “thôi thì em chỉ cần nửa giải Nobeln nếu được làm được một trong hai” [33].

Có thể thấy rằng, các bài báo tác giả khảo sát trên khi công chúng đọc sẽ mang đến cảm giác nghi nghờ về hiệu quả các chính sách của Chính phủ trong việc kiềm chế lạm phát, bình ổn thị trường vàng. Thậm chí, có thông tin báo chí phản hồi chưa thích hợp, dẫn đến hiểu sai về chính sách của Chính phủ, gây hậu quả nhất định, làm khó khăn thêm cho hoạt động điều hành của Chính phủ. Đơn cử là bài báo “Từ thống kê về Việt Nam của Hiệp hội Vàng Thế giới: “Rửa vàng bằng cơ chế?” đăng số 144 ngày 24-4-2013 trên báo Thanh niên của tác giả Nguyên Hằng. Chính báo Thanh niên đã phải đính chính lại thông tin trong bài viết này [30] Ngân hàng Nhà nước cũng mời Bộ Công an vào làm việc để xử lý thông tin.

Thực tế đến nay cho thấy, các quyết sách của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, thắt chặt tiền tệ, ổn định thị trường vàng đã phát huy tác dụng, các “liều thuốc” chính sách này đã đem lại hiệu quả giúp nền kinh tế ổn định, đời sống nhân dân trở lại bình thường. Điều này đã được nhiều chuyên gia và tổ chức tài chính thế giới thừa nhận và đánh giá cao. Các tổ chức tài chính quốc tế và Ngân hàng Thế giới trong một lần gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định: “Tôi hoanh nghênh nỗ lực của các cơ quan Chính phủ trong việc duy trùy củng cố tài khóa và đạt được mục tiêu về thâm hụt ngân sách trong năm này, điều này cùng với chính sách tiền tệ hiện tại, sẽ góp phần giúp kiềm chế lạm phát” [61]. Còn trên báo Vietnamnet cũng đăng các bài viết “Chuyên gia quốc tế soi chính sách tiền tệ Việt Nam” đăng ngày 14-11-2014 của tác giả Trường Giang cũng đưa quan điểm tương tự. Theo bài báo thì tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Ratinhs và một số chuyên gia trên thế giới và Việt Nam đã nghị nhận và đánh giá hiệu quả trong điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ Việt Nam. Sự thừa nhận và đánh giá cao của Ngân hàng Thế giới, các tổ chức tín dụng, tổ chức tín nhiệm quốc tế cùng các chuyên gia trong và ngoài nước về chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát, điều hành kinh tế vĩ mô của Chinh phủ đã cho thấy các thông tin phản hồi của báo chí về

quyết sách của Chính phủ ở trên là chưa thích hợp, gây khó khăn nhất định đến hoạt động điều hành của Chính phủ.

Bàn về vấn đề thông tin báo chí với những phản hồi chưa thích hợp với quyết sách của Chính phủ, Ông Nguyễn Đức Tuân, một cán bộ lãnh đạo Phòng Tổng hợp Thông tin báo chí, thuộc Văn phòng Chính phủ để báo cáo lên Thủ tướng và các Phó thủ tướng khi trả lời phỏng vấn sâu tác giả luận văn đưa ra quan điểm: “Ảnh hưởng tiêu cực. Phản hồi nóng vội, chưa chính xác về chính sách đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông”.

Như vậy, đằng rằng sự phản hồi, phản biện của thông tin báo chí đối với quyết sách của Chính phủ là cần thiết và giúp Chính phủ thấy được nhiều mặt của các quyết sách đó. Tuy nhiên, có thông tin báo chí phản hồi chưa thích hợp đã có tác động tiêu cực đến họa động điều hành của Chính phủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của thông tin báo chí đối với hoạt động điều hành của Chính phủ ( Khảo sát trên Báo điện tử Chính phủ và Báo điện tử Vietnamnet) (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)