7. Kết cấu luận văn
2.4 Các vấn đề đặt ra
2.4.2 Cạnh tranh của mạng xã hội với thông tin báo chí
Khi các trang mạng xã hội ra đời như như Facebook, Google, Blog… đã trở thành đối thủ cạnh tranh xứng tầm với thơng tin báo chí trong việc cung cấp thơng tin, làm lung lay vị trí số 1 của báo chí. Các trang mạng xã hội đã chấm dứt kỷ ngun báo chí là nguồn cung cấp thơng tin số một, buộc báo chí bước vào cuộc canh tranh khốc liệt.
Điều này đặt ra cho Chính phủ cần tính đến việc sử dụng mạng xã hội để thực hiện các mục tiêu của mình cùng với thơng tin báo chí. Thực tế cũng cho thấy, các trang mạng xã hội cũng có tác động nhất định đến hoạt động của Chính phủ. Khơng chỉ có báo chí mà các mạng xã hội cũng hình thành, thể hiện dự luận xã hội để tạo áp lực nhất định đến các quyết sách chưa phù hợp
của Chính phủ. Gần đây nhất là kế hoạch thay thế cây xanh của Thành phồ Hà Nội khi triển khai đã nhận được sự phản đối của người dân. Ngay lập tức trên mạng xã hội Facbook thành lập trang “6.700 người cho 6.700 cây xanh”. Chỉ chưa đầy 1 tháng, trang này đã thu hút trên 150.000 thành viên. Có thể khẳng định mạng xã hội đang cạnh tranh mạng mẽ với thơng tin báo chí trong đó có cả việc tác động đến hoạt động điều hành của Chính phủ. Chúng ta có thể nhận thấy mạng xã hội cạnh tranh với báo chí ở các mặt.
Thứ nhất, cạnh tranh về thơng tin thời sự. Báo chí và mạng xã hội đều nỗ lực phản ánh nhanh nhất những sự kiện mới xảy ra trong đời sống xã hội. Báo chí được biết đến như kênh thông tin nhanh nhạy, phổ biến, sâu rộng. Trước sự linh hoạt nhạy bén của mạng xã hội trong việc cung cấp những thông tin mới ở tất cả các mặt đời sống của người dân, báo chí đã gặp phải sức ép về cạnh tranh thông tin. Các mạng xã hội như Facbook, Twiter, Goole… đã trở nên quá quen thuộc với người dân trên khắp thế giới, thu hút hàng tỷ người sử dụng, tạo ra một cộng đồng cực kỳ lớn, với tốc độ lan tỏa thông tin khủng khiếp. Ngay cả những trang thông tin điện tử, một loại hình báo chí mới, đơi khi cũng thua kém mạng xã hội trong việc lan tỏa thơng tin, ít nhất dưới góc độ thời gian.
Một tịa soạn với số lượng phóng viên có hạn nên khơng thể nào nắm bắt ngay những thơng tin nóng hổi diễn ra mọi nơi. Nhưng mạng xã hội thì lại làm điều này do thành viên trong mạng xã hội rất đơng đảo, hàng tỷ người nên nếu có sự kiện quan trọng vừa mới xảy ra thì ngay tức khắc trên mạng xã hội đã có.
Do vậy, trong nhiều trường hợp, thông tin về sự kiện mới xảy ra xuất hiện trên mạng xã hội trước khi xuât hiện trên báo chí. Điều này là do người sử dụng mạng xã có mặt ở khắp mọi nơi, họ có thể thu nhận những hình ảnh, âm thanh, đoạn video về sự kiện mới xảy ra ở bất cứ lúc nào và tải lên mạng xã hội trước cả khi nhà báo phát hiện và tiếp cận sự kiện. Trọng sự kiện động
đất, sóng thần xảy ra ở Nhật Bản năm 2011, riêng buổi chiều ngày 11/3, đã có hơn 9.000 video liên quan đến trận động đất và 7.000 video liên quan đến sóng thần được tải lên Yuotube [5, tr. 64]. Những hình ảnh và viedeo này về sau đã được báo chí ở Nhật cũng như trên thế giới xâu chuỗi và sử dụng, góp phần thơng tin cho cơng chúng tồn thế giới cái nhìn tồn cảnh về thảm họa thiên nhiên này. Sự nhanh nhạy đó của mạng xã hội đã tạo nên sức ép để báo chí đẩy nhanh tốc độ cập nhập tin tức, đồng thời, khẳng định vai trị của mình là người cung cấp thơng tin chính thống. Thơng tin trên báo chí là thơng tin đã qua kiểm chứng, thẩm định, mang tính tin cậy và được công chúng coi như nguồn để đánh giá, kiểm chứng thông tin trên mạng xã hội.
Thứ hai là cạnh tranh về tính cơng khai, nhiều chiều. Thơng tin trên báo chí và mạng xã hội đều mạnh tính cơng khai, đa dạng và nhiều chiều nhưng do mạng xã hội không phụ thuộc vào cơ quan chủ quản và sự kiểm duyệt nên thông tin trên mạng có sự cơng khai và nhiều chiều hơn. Mạng xã hội có thế mạnh về giao lưu, chia sẻ, trình bày cảm xúc nên các thành viên có thể thoải mái trình bày quan điểm của mình. Ở một góc độ nào đó điều này đã làm cho thơng tin trên mạng xã hội vượt qua được rào cản cá nhân để trở nên đa dạng nhiều chiều. Một thông tin được đăng tải trên mạng xã hội ngay lập tức được những người quan tâm chia sẻ, đánh giá, bình luận và các thành viên trong mạng xã hội dễ dàng bình luận lại những bình luận trước đó một cách thuận tiện. Trong khi đó, báo chí lại khó có thể thực hiện việc đăng tải tất cả các bình luận của cơng chúng ngay lập tức. Mặt khác cho thấy, điều kiện trao đổi trên mạng xã cũng thẳng thắn và cởi mở hơn trên báo chí, ở đó các cá nhân bình luận một cách tự do nhất, góp ý một cách thẳng thắn nhất và do vậy thơng tin cũng có sự nhiều chiều hơn bởi nó qua góc nhìn của nhiều người.
Thứ ba là cạnh tranh về tính tương tác. Tương tác là một trong những thế mạnh của báo chí, đặc biệt là báo mạng điện tử, tuy nhiên báo mạng điện tử cùng bị cạnh trang bởi mạng xã hội ở ngay thế mạnh này. Mạng xã hội sẽ
chết nếu nó ngừng tương tác với công chúng do vậy mà bất cứ trang mạng xã hội nào cùng ln biết phát huy thế mạnh này. Trên Facebook, tính tương tác thể hiện ngay phần bình luận trọng mục Cảm xúc cá nhân, trong nhóm. Cịn ở YouTube thì phần bình ở ngay phía dưới mỗi video, và người có tài khoản của YouTube có thể ngay lập tức tham gia bình luận.
Nhờ tính năng tương tác mà cư dân mạng được thỏa sức thể hiện ý kiến, bình luận về vấn đề mình quan tâm. Mỗi người lại mang những quan điểm, nhìn nhận vấn đề khác nhau, tạo ra những luồng ý kiến khác nhau. Cũng không thiếu những độc giả trung thành, họ thực sự quan tâm đến những vấn đề, những sự kiện và đi sâu tìm hiểu để đưa ra những ý kiến sắc bén, có lý. Chính họ đã đóng góp những cái nhìn mới mẻ cho vấn đề. Đây là một kênh quan trọng để các nhà báo cũng năm bắt các chiều hướng dư luận.
Mạng xã hội có thể cung cấp mọi thông tin, từ những thông tin ảnh
hướng đến đời sống của nhiều người như động đất, bão lũ, hỏa hoạn… đến những điều nhỏ nhặt bình thường nhất trong cuộc sống riêng tư sinh hoạt của mỗi con người. Không chỉ vậy, những tiện ích chia sẻ của mạng xã hội giúp người dùng được tùy chọn để tạo ra một khơng gian riêng, khiến ai cũng có cơ hội trở thành trung tâm của đám đông. Các mạng xã hội đem đến cho những người tham gia nhận thức rằng họ đang là một phần của câu chuyện. Và trong sự cạnh tranh đó, “mạng xã hội đã buộc các cơ quan báo chí phải thay đổi cách suy nghĩ từ làm báo một chiều sang đối thoại hai chiều với độc giả” [5, tr. 68].
Như vậy, sự cạnh trang gay gắt của các mạng xã hội buộc báo chí phải thay đổi cách làm báo truyền thống để thích nghi với mơi trường truyền thơng mới trong việc cung cấp thông tin đến với công chúng, cũng như thúc đẩy tác động của báo chí đối với hoạt động điều hành của Chính phủ.
2.5 Tiểu kết
Từ khảo sát thực trạng tác động của thơng tin báo chí đến hoạt động điều hành của Chính phủ, chúng ta nhận thấy, thơng tin báo chí có cả tác động tích cực và tiêu cực đến hoạt động điều hành của Chính phủ.
Về mặt tích cực: Thiển hiện ở nhiều mặt. Thơng tin báo chí đã trở thành cánh tay nối dài, trở thành một phương tiện để Chính phủ đưa các quyết sách điều hành đất nước đến với người dân một cách nhanh chóng và có hiệu quả. Đồng thời, thơng tin báo chí cũng đã phản ánh mọi mặt đời sống xã hội, nhất là các vấn đề, sự kiện nổi cộm, vấn đề mới phát sinh mà chính sách của Chính phủ chưa vươn tới. Từ thơng tin của báo chí mà Chính phủ có thêm nguồn tin để nắm bắt đời sống xã hội, kịp thời đưa ra quyết sách, hành động để giải quyết các vấn đề bức xúc, các chính sách đối với các vấn đề mới.
Thơng tin báo chí khơng chỉ đưa tin, phản ánh, bình luận về các chính sách mà cịn đưa ra các phản biện, kể có phản biện trái chiều về chính sách của Chính phủ. Nhiều ý kiến phản biện đã có tác dụng tích cực và Chính phủ đã lắng nghe và có sự thay đổi chính sách để phù hợp với thực tiễn đời sống. Bên cạnh đó thơng tin báo chí cịn cổ vũ những việc làm tốt, tích cực của các thành viên Chính phủ tạo sức lan tỏa, ủng hộ của cơng chúng. Các tác động tích cực trên khơng chỉ góp phần làm thay đổi các chính sách của Chính phủ tốt hơn mà còn giúp cho hoạt động điều hành của Chính phủ hiệu quả hơn.
Tuy vậy, thơng tin báo chí cũng có các tác động tiêu cực. Đó là thơng tin cịn thiếu chính xác, sai sự thật và những phản hồi chưa thích hợp về quyết sách của Chính phủ. Đều này khơng chỉ làm mất niềm tin của công chúng vào cơ quan báo chí mà cịn gây khó khăn nhất định cho Chinh phủ trong quá trình điều hành đất nước. Từ thực trạng đó, tác giả luận vặn mạnh dạn đề xuất một số giải pháp với mong muốn nâng cao hiệu quả tác động của thơng tin báo chí đối với hoạt điều hành của Chính phủ ở chương tiếp theo.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA THƠNG TIN BÁO CHÍ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH CỦA CHÍNH PHỦ
3.1 Giải pháp nâng cao chất lƣợng tác động của thơng tín báo chí đối với hoạt động điều hành của Chính phủ