Chính phủ đẩy mạnh chủ động cung cấp thông tin cho báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của thông tin báo chí đối với hoạt động điều hành của Chính phủ ( Khảo sát trên Báo điện tử Chính phủ và Báo điện tử Vietnamnet) (Trang 111 - 115)

7. Kết cấu luận văn

3.1 Giải pháp nâng cao chất lƣợng tác động của thông tín báo chí đối vớ

3.1.2 Chính phủ đẩy mạnh chủ động cung cấp thông tin cho báo chí

Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), quyết đổi mới đất nước đánh dấu những thay đổi to lớn của dân tộc ở phía trước. Việt Nam đẩy mạnh hòa nhập với nhân loại. Năm 1997, Việt Nam chính thức nối mạng toàn cầu. Các sự kiện đó đã đem lại môi trường hoạt động báo chí mới.

Sự phát triển của cộng nghệ thông tin, đặc biệt là sự ra đời của mạng Internet, đã khai sinh ra truyền thông xã hội, các mạng xã hội như Facbook…làm thay đổi căn bản việc cung cấp thông tin đến công chúng. Báo chí đã không còn là nguồn cung cấp thông tin “độc quyền” như trước. Các trang mạng xã hội đã cạnh tranh gay gắt với thông tin báo chí. Ở phần các vấn đề đặt ra trong chương này, tác giả cũng đã đề cập khá chi tiết về sự cạnh trang giữa các mạng xã hội với thông tin báo chí. Nhìn nhận về điều này, ông Hoàng Hữu Lượng, Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông nhận định với sự phát triển mạnh mẽ về thông tin trên mạng Internet hiện nay, “báo chí không còn độc quyền thông tin nữa” [34].

Thực tế đã khẳng định cùng với báo chí, các trang mạng xã hội đã trở thành nguồn cung cấp thông tin cho công chúng. Điều đó có nghĩa là công chúng có thể tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Do đó, Chính phủ

cũng cần phải thay đổi trong việc cung cấp thông tin để thích ứng với xu thế hiện nay. Bởi vậy, tác giả luận văn muốn nhấn mạnh đến giải pháp là Chính phủ cần phải chủ động cung cấp thông tin cho báo chí một cách công khai, minh bạch.

Trước kia, khi chưa có mạng xã hội xuất hiện, báo chí là nguồn cung cấp thông tin “độc quyền”. Do đó, các Chính phủ nắm giữ hệ thống báo chí trong tay khi xảy ra khủng hoảng trong hoạt động điều hành đất nước có thể bưng bít thông tin hoặc không cần cung cấp thông tin cho báo chí. Nếu báo chí không có thông tin thì công chúng cũng khó mà biết được các khủng hoảng của Chính phủ, bởi lúc đó trong môi trường thông tin phi đối xứng thì báo chí là nguồn cung cấp thông tin duy nhất. Ở môi trường thông tin này độc quyền thông tin là một sức mạnh mềm. Tuy nhiên, khi các mạng xã hội ra đời, báo chí không còn là nguồn cung cấp thông tin duy nhất. Công chúng có thể tiếp cận thông tin trên mạng Intenet. Trong môi trường thông tin đối xứng, nếu báo chí không có thông tin mà công chúng cần thì công chúng sẽ tìm đến các nguồn tin khác trên mạng Internet. Trong môi trường thông tin đối xứng thì việc độc quyền thông tin không còn là một sức mạnh nữa. “Trong môi trường thông phi đối xứng – độc quyền kiểm soát thông tin là một loại sức mạnh mền; nhưng trong điều kiện thông tin đối xứng – độc quyền lại là cái yếu tố phá hủy sức mạnh mền mạnh mẽ nhất” [20, tr. 85].

Thực tế trong thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều bài học đắt giá trong việc chậm cung cấp thông tin cho báo chí, dẫn đến có sự kiện nóng bỏng mà công chúng rất quan tâm nhưng báo chí chính thống lại không có thông tin. Trong khi báo chí nước người, các trang mạng xã hội lại có tràn lan thông tin này. Điều này dẫn đến hậu quả nguy hiểm. Khi báo chí chính thông không có thông tin hoặc thông tin chậm về các vấn đề, sự kiện nóng, nhất là các vấn đề nhạy cảm thì công chúng sẽ tìm đến nguồn tin trên các mạng xã hội. Như vậy là thông tin trên báo chí chính thống sẽ hụt hơi, bị động trên mặt

trận thông tin. Nếu điều này diễn ra liên tục, công chúng có thể quen với nguồn tin khác mà bỏ qua thông tin trên báo chí chính thống. Lúc này, báo chí chính thông khó có thể dẫn dắt và định hướng dư luận. Nguy hiểm hơn, các lực lượng có quan điểm đối lập sẽ tận dụng các mạng xã hội để đưa các thông tin xuyên tạc, bịa đặt về tinh hình đất nước, nói xấu lãnh đạo Đảng và Chính phủ gây mất ổn định đất nước, làm khó khăn cho hoạt động điều hành của Chính phủ.

Chúng ta có thể kể ra nhiều dẫn chứng. Còn nhớ khoảng 10 năm trước khi xảy ra bạo loạn ở Tây Nguyên. Trong suốt một tuần sau đó, báo chí nước ta không hề có thông tin gì vệ vụ bạo loạn này. Trong 07 ngày đó, báo chí nước ngoài tha hồ tự tung, tự tác, nhiều thông tin trên báo chí các nước lúc đó còn xuyên tạc, bôi nhọ, dựng đúng các sự việc hoàn toàn không có để nói xấu lãnh đạo, chỉ đạo của ta [6, tr. 157].

Mới đây nhất, báo chí chính thống đã bị chậm trễ trong việc thông tin về tình hình sức khẻo của ông Nguyễn Bá Thanh, cố Trưởng ban Nội chính Trung ương. Trong khi trên mạng xã hội tràn lan tin đồn ông Thanh bị bệnh ung thư phải đi nước ngoài chữa trị, thậm chí trang “Chân dung quyền lục” còn đưa thông tin bịa đặt về một Phó Thủ tướng có liên quan đến sức khỏe của ông Thanh vào khoảng cuối năm 2014; còn báo chí chính thống thì ngần như không có thông tin hoặc có thì thông tin rất ít. Ban Tuyên giao Trung ương và Ban Bảo vệ Sức khẻo Trung ương mới có cuộc trao đổi với báo chí để công bố thông tin chính thức vào ngày 07/01/2015 thì đã muộn so với thông tin trên các mạng xã hội.

Bàn về vấn đề này, trong cuốn “Quản lý và phát triển thông tin báo chí Việt Nam”, ông Lê Quý Doãn, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Thông tin và truyền thông chân thành đề nghị: “Tôi xin đề nghị Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương báo cáo Ban Bí thư, Bộ Chính trị chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương đơn vị cần đổi mới việc cung cấp thông tin và chỉ đạo thông

tin. Phải thực sự chủ động trong cung cấp thông tin mới có thể định hướng dư luận. Trong thời đại bùng nổ thông tin, phương tiện thông tin, mọi người dân đều có thể trở thành chủ thể cung cấp thông tin; hơn ai hết, các phương tiện thông tin đại chúng của Đảng và Nhà nước phải cung cấp thông tin, định hướng thông tin kịp thời hơn” [6, tr 158, 159].

Như vậy, Chính phủ cần chủ động cung cấp thông tin cho báo chí (ngoài trừ thông tin bí mật quốc gia mà luật pháp quy định), nhất là các vấn đề, sự kiện nóng bỏng, nhạy cảm để thông tin báo chí chính thống có thể kịp thời đến công chúng, dẫn dắt và định hướng dư luận.

Đặc biết đối với những khủng khoảng trong hoạt động điều hành của Chính phủ thì Chính phủ không tìm cách bưng bít, che giấu thông tin. Bởi trong thế giới phẳng ngày nay khó mà giữa kín được thông tin. Chính phủ nền nhanh chóng tổ chức họp báo để cung cấp thông tin nhằm hạn chế hậu quả và lấy lại lòng tin của cống chúng. “Một điều quan trọng cần phải ghi nhớ là trong cuộc khủng khoảng, cần phải nói hết tất cả, nói sớm và nói sự thật. Nếu bạn làm được như thế, bạn giảm thiểu những hậu quả bất lợi có thể xảy ra” [70, tr. 164, 165].

Một vấn đề mà tác giả luận văn muốn bàn đến, đó là Chính phủ không chỉ chủ động cung cấp thông tin cho báo chí mà thông tin Chính phủ cung cấp phải đúng sự thật, trung thực, chính xác. Nếu những thông tin mà Chính phủ đưa đến cho báo chí có tính chất bao biện, không đúng trọng tâm vấn đề thì cũng khó thuyết phục được giới báo chí và công chúng, không mang lại hiệu quả. Thêm vào đó là thái độ của người đại diện cho Chính phủ khi cung cấp thông tin cho báo chi nên thể hiện tinh thần cầu thị, chân thành; chứ không phải là người ban phát, trịnh trọng. Tinh thần thẳng thắn đối thoại, cởi mở sẽ nhận được sự đồng cảm của báo chí và công chúng tiếp nhận thông tin báo chí.

Tóm lại, trong thế giới phẳng, báo chí không còn độc quyền thông tin, đòi hỏi Chính phủ phải chủ động cung cấp thông tin cho báo chí. Những

thông tin đó phải trung thực, chính xác mới có sức thuyết phục công chúng. Việc báo chí chính thống cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời và chính xác đến bạn đọc, không để các mạng xã hội lấn lướt sẽ là yếu tố quan trọng giúp Chính phủ điều hành đất nước có hiệu quả hơn.

Trong thời đại thông tin số ngày nay thì vấn đề trách nhiệm xã của báo chí lại càng trở nên quan trọng. Đây chính là một giải pháp tiếp theo mà tác giả luận văn muốn đề cập đến.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của thông tin báo chí đối với hoạt động điều hành của Chính phủ ( Khảo sát trên Báo điện tử Chính phủ và Báo điện tử Vietnamnet) (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)