Báo chí với sự đưa tin thiếu chính xác, sai sự thật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của thông tin báo chí đối với hoạt động điều hành của Chính phủ ( Khảo sát trên Báo điện tử Chính phủ và Báo điện tử Vietnamnet) (Trang 86)

7. Kết cấu luận văn

2.3 Tác động tiêu cực

2.3.1 Báo chí với sự đưa tin thiếu chính xác, sai sự thật

“Hụt hẫng và mất niềm tin nếu đây là sự thật”. “Lại là VTV, mà đây là “Điều ước thứ 7” – một chương trình mang tính nhân văn cao, giành được sự quan tâm chú ý của nhiều người. Làm sao thế nhà đài chính thức của cả nước ơi???” [32]. Đó là 2 trong tổng số 36 ý kiến bạn đọc về bài viết “Phía sau chuyện “Vợ chồng hát rong lên sân khấu Sao Mai” đăng trên báo Vietnamnet ngày 15/01/2015 của tác giả Cao Nam và Duy Tuấn. Bài báo viết về một chương trình “Điều ước thứ 7” của Đài Truyền hình Việt Nam đã thơng tin sai sự thật về chuyện tình đẹp như “cổ tích” của chàng trai tên Thanh và cơ gái Nguyễn Như Đào. Rõ ràng hai bình luận trên đã thể hiện sự chán nản, thất vọng và mất niềm tin vào nhà đài khi đưa thơng tin thiếu chính xác.

Chân thực, khách quan là sức mạnh của thông tin báo chí. Cơng chúng đặt niềm tin vào những thông tin báo chí cung cấp. Bởi vậy, nếu báo chí thơng tin thiếu chính xác, sai sự thật thì hậu quả thật tai hại. Điều đó làm mất uy tin và hiệu quả của thơng tin báo chí. “Trong thực tế, uy tín và hiệu quả báo chí phụ thuộc vào tính khách quan, chân thật của những thơng tin mà nó đem đến cho công chúng. Một tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình hay hãng thơng tấn nếu đưa tin sai, sau đó dù có đính chính thì cũng hạ thấp vị trí của mình trong lịng cơng chúng. Nhà báo viết sai sự thật, chẳng những vi phạm đạo đức nghề nghiệp, uy tín, danh dự của anh ta mà cịn gây tổn hại rất lớn cho xã hội” [1, tr. 112].

Ở Việt Nam, báo chí là cơng cụ tun truyền của Đảng và Nhà nước. Báo chí đã trở thành phương tiện truyền thông, cánh tay nối dài để đưa các quyết sách của Chính phủ đến với người dân. Bởi vậy, nếu thơng tin báo chí sai sự thật làm cơng chúng mất niềm tin thì cơng chúng sẽ từ chối thơng tin từ các cơ quan báo chí đưa tin khơng chính xác. Điều đó có thể được hiểu là khi các quyết sách của Chính phủ đăng tải trên các cơ quan báo chí mà công chúng đã khơng cịn đặt niềm tin và từ chối cơ quan báo chí đó thì các thơng

tin về hoạt động điều hành của Chính phủ khó đến được với cơng chúng, thậm chí là khơng đến công chúng. Trong trường hợp này, tác động của thơng tin báo chí sẽ khơng mang lại hiệu quả truyền thơng cho hoạt động điều hành của Chính phủ.

Mặt khác, thơng tin báo chí phản ánh, phân tích, bình luận về mọi mặt đời sống xã hội, nhất là các vấn đề nóng hổi và nổi cộm. Nguồn tin báo chí là một trong những cơ sở để Chính phủ làm căn cứ đưa ra quyết sách điều hành đất nước. Một khi thơng tin báo chí thiếu chính xác, khơng đúng sự thật sẽ có tác động tiêu cực đến hoạch định chính sách của Chính phủ.

Tuy khơng diễn ra phổ biển, nhưng cũng có lúc, thơng tin báo chí vẫn cịn thiếu chính xác, sai sự thật. Có thơng tin khơng đúng sự thật đã gây thất vọng cho công chúng, khiến công chúng nghi ngờ về độ chính xác thơng tin của các cơ quan báo chí. Tác giả luận văn quay trở lợi sự kiện chương trình “Điều ước thứ 7” về chuyện tình đẹp như cổ tích của cặp đơi Thanh – Đào phát sóng vào đầu tháng 1-2015. Theo đó, điều ước của vợ chồng hát rong Nguyễn Nhật Thanh và Nguyễn Như Đào được đứng biểu diễn trên sân khấu Sao Mai Điểm Hẹn đã trở thành hiện thực nhờ chương trình “Điều ước thứ 7”. Sau khi chương trình này phát sóng đã gây xúc động mạnh cho khan giả, rất nhiều người đã rơi nước mắt. Cậu chuyện tình đẹp như mơ của vợ chồng Thanh – Đào trong chương trình trên đã trao niềm tin cho biết bao nhiều khán giả về giá trị tốt đẹp của cuộc sống.

Thế rồi, sự thật về chuyện tình cổ tích của vợ chồng Thanh – Đào lại khơng giống như mơ mà chương trình “Điều ước thứ 7” đã thơng tin. Sau khi chương trình phát sóng một thời gian, từ một nguồn tin của công chúng, báo Vietnamnet đã đăng hai bài viết về vợ chồng Thành – Đào. Đó là bài “Phía sau chuyện “Vợ chồng hát rong lên sóng Sao Mai Điểm Hẹn” đăng ngày 15/01/2015 của tác giả Cao Nam – Duy Tuấn và bài “Gia đình nói về vợ chồng hát rong lên Điều ước thứ 7” đăng ngày 16-1-2015 của tác giả Văn

Đức – Cao Nam. Từ đó hé lộ nhiều thông tin sai sự thật, anh Thanh trong chương trình đã có vợ con ở q. Chính đạo diễn chương trình, ơng Lại Bắc Hải Đăng cũng thừa nhận sai sót này trong buổi họp báo sau đó và cho biết chương trình dự kiến phát sóng vào tháng 8-2014 nhưng trước khi phát sóng 02 tiếng, anh Thanh có gọi điện thơng báo là mình đã có vợ. Thế nhưng, chương trình vẫn được lên sóng vào đầu tháng 1-2015.

Ngay sau khi biết sự thật về chuyện tình của Thanh – Đào khơng như “cổ tích”, nhiều cơng chúng đã thể hiện sự thất vọng, mất niềm tin vào thơng tin báo chí, cụ thể ở đây là chương trình “Điều ước thứ 7” và nhà đài. Trong phần ý kiến bình luận sau bài viết “Phía sau chuyện “Vợ chồng hát rong lên sóng Sao Mai Điểm Hẹn” đăng ngày 15-1-2015 của tác giả Cao Nam – Duy Tuấn. Bạn đọc có tên Minh Tuấn tâm sự: “Thật là nản quá đi. Lại đặt niềm tin nhầm chỗ rồi. Tôi là 1 người đàn ông và cũng vừa mới lập gia đình khi xem điều ước thứ 7, tôi đã rất xúc động vậy mà… thật khơng biết tin ai”, cịn bạn Nguyễn Hải Lý bức xúc: “Trời ơi, Thế là thế nào? Bây giờ tôi biết tin báo đài nào đây, mà tơi thì lại đã “trót’ khóc rất nhiều khi xem chương của VTV rồi!!! Giờ lại khóc tiếp nữa vậy (khóc vì hoang mang!!!)” [32].

Một điều đáng nói hơn nữa là có một số thơng tin báo chí cịn chưa chính xác về việc làm của một số lãnh đạo các bộ, ngành thuộc Chính phủ. Điều này khơng chỉ làm giảm uy tín của cơ quan báo chí mà cịn tạo ra hình ảnh không thiện cảm về các thành viên lãnh đạo trong các bộ thuộc Chính phủ, có tác động tiêu cực nhất định đến hoạt động điều hành của Chính phủ.

Cịn nhớ vào trung tuần tháng 1-2015, một số báo điện tử đưa tin về Thứ trưởng Bộ Giao thơng Vận tải Nguyễn Hồng Trường có nhắn tin “qua lại chuyện tiền nong” và bút phế với một nữ doanh nhân. Thơng tin này nhanh chóng gây xơn xao dư luận, nhận được sự quan tâm của công chúng. Nhiều người dân không khỏi ghi ghờ về vấn đề tiêu cực, doanh nghiệp chạy quan chức để nhận thầu cơng trình. Ngay lập tức, Thanh tra Bộ Giao thơng vận tải tiến hành thanh tra gói thầu có liên quan.

Và sự thật về vụ việc trên lại khơng đúng như những gì mà một số báo đã thông tin. Bộ Giao thông vận tải đã đề nghị Bộ Cơng an vào cuộc. Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1-2015, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã cho biết việc bút phê của Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường là đúng với thẩm quyền và quy định của pháp luật. “Về vấn đề tin nhắn, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đã báo cáo Ban cán sự Đảng về việc tin nhắn các báo đưa là hoàn toàn sai sự thật. Căn cứ vào báo cáo của Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, chúng tơi đã báo cáo với Ban Bí thư, báo cáo với Thủ tướng Chính phủ để đề ghị Cục Cảnh sát, Bộ Công an điều tra, làm rõ, xử lý theo đúng quuy định của pháp luật”, Bộ trưởng Thăng nói [51].

Một trường hợp khác tương tự cũng diễn ra ở Bộ Y tế. Đó là ơng Vũ Bá Quyết, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Thông tin từ một số báo điện tử đưa tin ông Vũ Bá Quyết đã từ chối mổ cho một bệnh nhân nữ khi biết cơ này là một phóng viên vào cuối tháng 03/2014. Khảo sát trên Vietnamnet có 02 bài viết về sự kiện này. Một bài tổng hợp thông tin từ một số báo với tiêu đề “Giám đốc BV Phụ sản TƯ từ chối mổ bệnh nhân viết báo?”, đăng ngày 24-3-2015 của tác giả có bút danh M.T. Và bài “Vì sao Giám đốc BV Phụ sản TƯ từ chối mổ bệnh nhân “viết báo”?, cũng đăng vào ngày 24-3- 2015 của tác giả Hạnh Thúy. Ngồi ra, nhiều báo khác cũng đăng thơng tin này. Dư luận vốn đã bàn tán nhiều về các tiêu cực trong ngành y, bởi vậy thơng tin trên nhanh chóng nhận được sự quan tâm của công chúng. Từ thông tin báo chí, Bộ Y tế đã u cầu ơng Quyết báo cáo sự việc.

Thế nhưng, sau đó cơng chúng lại một phen ngã ngửa khi thông tin của một số báo điện tử về việc ông Vũ Bá Quyết, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ chối mổ cho bệnh nhân tên Trang (trú tại Hà Tĩnh) khi biết cô này là cộng tác viên của báo Người đưa tin là thiếu chính xác. Ơng Quyết đã tổ chức họp báo đưa ra nhiều bằng chứng thuyết phục để chứng minh thông tin mà báo Người đưa tin viết và một số báo khác đăng lại là chưa đúng sự

thật. Ơng Quyết cịn thông tin thêm báo Người đưa tin từng “gài” ơng khi cử phóng viên đóng giả bệnh nhân để tìm thơng tin viết bài về ơng.

Tình trạng thơng tin sai sự thật diễn ra ở nhiều báo, chỉ riêng tháng 12/2014, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phạt 3 cơ quan báo chí thơng tin khơng chính xác, trong đó có báo Vietnamnet. Theo đó, báo Đầu tư bị phạt 6 triệu đồng, báo Vietnamnet là 4 triệu đồng, báo Dân trí cũng 4 triệu đồng khi các báo này thông tin không đúng về nội dung phát biểu của bà Đặng Thị Kim Chi, Phó trưởng đồn đại biểu Quốc hội của tỉnh Phú Thọ [60]. Năm 2014, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phạt 68 trường hợp với số tiền hơn 1,5 tỷ đồng trong lĩnh vực báo chí [62].

Theo kết quả điều tra xã hội học của tác giả luận văn trong tổng số 80 ý kiến được hỏi (cán bộ, chuyên viên trong Văn phịng Chính phủ, các cơ quan thuộc các bộ, nhà báo tại các cơ quan báo chí được lựa chọn nhiều phương án trả lời), cho thấy 47,5% ý kiến cho rằng thơng tin báo chí thiếu chính xác gây khó khăn cho hoạt động điều hành của Chính phủ; 53,8% ý kiến cho biết cơng chúng hiểu khơng đúng về các quyết sách của Chính phủ; có 17,5% ý kiến là hồn tồn khơng có tác động tiêu cực đến hoạt động điều hành của Chính phủ. Ơng Nguyễn Đức Tuân, một cán bộ lãnh đạo Phịng Tổng hợp Thơng tin báo chí, thuộc Văn phịng Chính phủ để báo cáo lên Thủ tướng và các Phó Thủ tướng khi trả lời phỏng vấn sâu tác giả luận văn đã đưa ra quan điểm tác động tiêu cực của thơng tin báo chí đối với hoạt động điều hành của Chính phủ là: “Phản ánh thiếu chính xác, bình luận một chiều, phiến diện.VD: Đưa tin thiếu chính xác về việc chuẩn hóa bằng xe lái xe khiến người dân đổ xô đi đổi bằng, khiến việc thực hiện chính sách gặp khó khăn”.

Như vậy, thơng tin báo chí khơng chính xác, nhất là thông tin về lãnh đạo ở các bộ, ngành trong Chính phủ có tác động tiêu cực, gây khó khăn nhất định cho hoạt động điều hành của Chính phủ.

2.3.2 Thơng tin báo chí với các phản hồi, phản biện chưa thích hợp về quyết sách của Chính phủ

Trong thời gian qua, thơng tin báo chí đã thực hiện khá tốt vai trò giám sát và phản biện. Thực tế cho thấy, những phản biện của báo chí về những quyết sách của Chính phủ đã cung cấp thông tin đa chiều, nhiều mặt, góp phần khơng nhỏ đem lại hiệu quả cho hoạt động điều hành của Chính phủ. Thậm chí, có những thơn tin phản biện của báo chí đã giúp Chính phủ thấy được hạn chế, sự chưa phù hợp với cuộc sống của chính sách, từ đó Chính phủ có sự thay đổi về chính sách cho phù hợp với thực tiễn, như phản biện về dự án di dời và bảo tồn cầu Long Biên, hay mới đây nhất là phản biện về dự án thay 6.700 cây xanh của Thành phố Hà Nội.

Tuy nhiên, thực tế hoạt động báo chí cho thấy, không phải tất cả thông tin phản biện, phản hồi của báo chí đều đúng, có tác động tích cực đến hoạt động điều hành của Chính phủ. Có thơng tin phản hồi của báo chí đối với những quyết sách của Chính phủ chưa thích hợp, chưa đúng gây nghi nghờ trong dư luận và gây khó khăn nhất định cho Chính phủ. Trong luận văn này, tác giả đề cập đến hai vấn đề để tiến hành khảo sát. Đó là quyết sách kiềm chế lạm phát và bình ổn thị trường vàng để ổn định kinh tế đất nước trong thời gian qua.

Cơn bão khủng khoảng kinh tế, tài chính tồn cầu diễn ra vào cuối thập niên đầu của thế kỷ này đã quét qua nhiều quốc gia trên thế giới khiến nền kinh tế nhiều nước khốn đốn, Việt Nam cũng nằm trong số đó vì nước ta đã hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Ở trong nước, lạm phát tăng liên tục và ở mức cao đạt mốc hơn 18% vào năm 2011 [49]. Lạm phát tăng cao kéo theo giá cả các mặt hàng cũng đua nhau tăng giá, cuộc sống người dân khó khăn, sản xuất ở nhiều doanh nghiệp đình đốn. Trong khi đó thị trường vàng cũng bất ổn, giá vàng liên tục nhảy múa. Nền kinh tế nước nhà lâm vào tình cảnh nguy hiểm buộc Chính phủ phải đưa ra các giải pháp quyết liệt và những

bước đi chiến lược khôn ngoan để nên kinh tế đất nước quay trở lại quỹ đạo phát triển.

Trước bối cảnh đó, Chính phủ đã có nhiều quyết sách mạnh mẽ thể hiện quyết tâm kiềm chế lạm phát, bình ổn thị trường vàng. Mùa Xuân năm 2011, Chính phủ và Thủ tướng đã đưa ra Nghị quyết 11 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội (vào ngày 24-2-2011). Một trong những giải pháp hàng đầu là thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, thận trọng. Ngân hàng Nhà nước đã tăng lãi suất cho vay nhằm hạn chế lượng tiền ra thị trường để kiềm chế lạm phát.

Quyết sách trên của Chính phủ nhanh chóng xuất hiện liên tục trên các mặt báo. Báo chí đưa tin, phân tích, bình luận về chính sách này của Chính phủ. Khi quyết sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ được đưa vào thực tiễn cuộc sồng thì các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất sẽ phải vay vốn với lãi suất cao hơn, chặt chẽ, khơng cịn bng lỏng như trước. Các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả sẽ gặp khó khăn, cịn các doanh làm ăn tốt sẽ khơng khó tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng. Các cơ quan báo chí đã có nhiều ý kiến đóng góp chân thành cho giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Tuy nhiên, cũng có thơng tin phản hồi chưa thích hợp, tạo sự nghi nghờ về hiệu quả quyết sách trên, tác động tiêu cực, gây ít nhiều khó khăn đến hoạt động điều hành của Chính phủ.

Khảo sát trên báo Vietnamnet và các báo khác sẽ khơng khó bắt gặp các bài viết như vậy. Trên báo Vietnamnet số ra ngày 6-8-2011 có bài “Doanh nghiệp kiệt quệ vì “thuốc” lãi xuất quá liều”. Ngày 3-4-2012 đăng bài “DN mắc kẹt vì lãi xuất?”.

Trên báo điện tử VnEconomy ngày 5-4-2011 có đăng bài “Lãi suất cao có chống được lạm phát cao” của tác giả Minh Đức. Đây là một bài phỏng vấn chuyên gia kinh tế Quách Mạnh Hào. Bài báo này đã đặt ra câu hỏi nghi ngờ về hiệu quả và sự hợp lý trong chính sách tăng lãi suất để kiềm chế lạm

phát của Chính phủ. Thậm chí trong bài viết cịn đưa ra ý kiến cho rằng, việc tăng lãi xuất cịn có tác dụng ngược, gây áp lực cho giảm lạm phát.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của thông tin báo chí đối với hoạt động điều hành của Chính phủ ( Khảo sát trên Báo điện tử Chính phủ và Báo điện tử Vietnamnet) (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)