7. Kết cấu luận văn
2.2 Tác động tích cực
2.2.3 Thông tin báo chí với vai trò "kênh phản biện" những quyết sách của
Báo cáo Chính trị tại Đại hội X của Đảng cộng sản Việt Nam có đề cập đến thuật ngữ “phản biện xã hội”. Theo đó, phản biện xã hội là “phản biện nói chung, nhưng có quy mô rộng và lực lượng rãi hơn của xã hội, của nhân dân và các nhà khoa học về nội dung, phương hướng, chủ chương, chính sách, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học – công nghệ, giáo dục, y tế, môi trường, trật tự anh ninh chung toàn xã hội của Đảng, Nhà nước và các tổ chức liên quan” [27, tr. 183].
Thông tin báo chí đã trở thành một kênh quan trọng để phản biện xã hội và phản biện lại các quyết sách của Chính phủ. Trong cuốn Giáo trình cơ sở lý luận báo chí, tác giả Nguyễn Văn Hà cho rằng: “Báo chí có khả năng giám sát và bầy tỏ thái độ đối với hoạt động của chính phủ, nhà nước, các đảng phái chính trị cũng như tât cả các quá trình xã hội” [19, tr. 82].
Để thực hiện chức năng phản biện xã hội và phản biện lại các chính sách của Chính phủ thì báo chí phải là diễn đàn của đông đảo các tầng lớp nhân dân, khơi thức, tập hợp nguồn trí tuệ và cảm xúc của toàn dân, nhất là đội ngũ trí thức, các chuyên gia về các các lĩnh vực khác nhau, góp ý chân thành cho các quyết sách của Chính phủ trong quá trình xây dựng và thực hiện nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
Tuy nhiên, hiệu quả phản biện của thông tin báo chí phụ thuộc vào quy mô, uy tín của từng cơ quan báo chí. Đối với cơ quan báo chí có quy mô và lượng công chúng theo dõi lớn, có uy tin thì hiệu quả phản biện sẽ có sức lan tỏa hơn đối với các cơ quan báo chí có quy mô và lượng công chúng ít. Hiện nay, thông tin báo chí từ tất cả các loại hình báo chí đều tham gia quá trình phản biện lại các quyết sách của Chính phủ, nhất là các quyết sách chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Thế nhưng, theo tác giả luận văn thì báo điện tử với nhiều ưu thế nổi bật (thông tin nhanh chóng, tính tương tác cao và liên tục, đa phương tiện), đã thể hiện vai trò phản biện nhanh nhạy hơn cả. “Không phải bao giờ và ở đâu báo chí cũng thực hiện đầy đủ vai trò phản biện, mà tính chất, chất lượng, quy mô phát hành báo chí quyết định đến hiệu quả của phản biện. Một tờ báo địa phương có phạm vi phát hành hẹp dù đăng tải thông tin có giá trị thì cường độ phát tán vẫn hạn chế. Nhưng ngược lại, nếu một tờ báo có số lượng phát hành lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng thì tác dụng phản biện lớn hơn rất nhiều. Đó là chưa kể khi có một thông tin nào đó có giá trị các báo đồng loạt đăng tải, càng tác động trên phạm vi rộng, gây ấp lực đối với các chủ thể hoạch định chính sách và thực thi chính sách… Đặc biệt, ngày nay với sự đa dạng các loại hình báo chí từ báo nói, báo viết, báo hình đến báo điện tử, cùng đưa tin về một vấn đề nào đó thì tạo dư luận rất nhanh chóng, sôi nổi. Báo điện tử đã và đang trỏ thành một kênh phản ánh rất nhanh nhạy những thông tin của Chính phủ đối với người dân” [23, tr. 46].
Thực tế hoạt động báo chí nhiều năm ngần đây ở nước ta cho thấy, thông tin báo chí đã trở thành một kênh phản biện các quyết sách của Chính phủ, nhất là các quyết sách chưa phù hợp vớ cuộc sống có hiệu quả. Tiếng nói phản biện có cơ sở khoa học của thông tin báo chí, thậm chí là tiếng nói trái chiều đã cung cấp cái nìn đã chiều, có tác động tích cực đến quá trình hoạt động điều hành của Chính phủ. Thông tin báo chí đã tham gia góp ý, phản biện hàng loạt quyết sách lớn của Chính phủ như dự án Bauxite ở Tây Nguyên, dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam… Trong luận văn này, tác giả luận văn đề cấp đến một quyết sách của Bộ Giao thông vận tải để khảo sát. Đó là dự án bảo tồn cầu Long Biên. Theo đó, Liên quan đến dự án xây dựng cầu đường sắt cho tuyền đô thị số 1 Yên Viên – Ngọc Hồi, Bộ Giao thông vận tải đưa ra 3 phương án xây mới, bảo tồn cầu Long Biên làm dấy lên nhiều tranh cãnh, lo lằng cho một di sản văn hóa, vắt qua 03 thế kỷ vào ngày 18-2-2014.
Ngay lập tức, báo Vietnamnet đã mở diễn dần thu hút nhiều ý kiến phản biện của các nhân dân, trong đó mạnh mẽ nhất là đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học để “thiết lập một chương trình nghị sự” nhằm phản biện lại dự án trên. Thông tin trên báo có nhiều chiều, có ý kiến phản đối và có cả ý kiến đồng tình.
Về mặt thời gian, từ khi Bộ giao thông đưa ra 03 phương án xây mới và bảo tồn cầu Long Biên vào ngày 18-2-2014 cho đến khi Thủ tướng có quyết định về dự án này vào ngày 28-2-2014, báo Vietnamnet đã đăng tải tất cả 11 bài. Sau khi Thủ tướng có ý kiến thì báo Vietnamnet vẫn theo đuổi sự kiện này cho đến này.
Khi khảo sát trên báo Vietnamnet, tác giả luận văn nhận thấy ý kiến phản biện đa dạng của nhiều tầng lớp nhân dân, nhưng tiên phong và đóng góp nhiều hơn cả vẫn là các nhà khoa học, chuyên gia.
Bảng 2.10: Bảng số liệu về cơ cấu ý kiến chủ thể tham gia phản biện dự án bảo tồn cầu Long Biên trên báo Vietnamnet
Ý kiến chủ thể phản biện Số lượng Tỷ lệ (%)
Nhà khoa học, chuyên gia 8 42,2
Kiến trúc sư 3 15,,79
Bạn đọc 3 15,79
Nhà báo 1 5,26
Cơ quan quản lý nhà nước (Bộ giao thông vận tải và Thành phố Hà Nội)
3 15,79
Cơ quan tư vấn, thiết kế 1 5,26
Tổng 19 100
Nguồn: Tác giả luận văn Ý kiến tham gia phản biện về dự án bảo tồn cầu Long Biên trên báo Vietnamnet đảm bảo đa chiều; không chỉ có ý kiến phản đối mà có cả ý kiến đồng tình và ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước; cơ quan thiết kế, tư vấn. Tuy nhiên, luồng ý kiến chủ lưu vẫn là phản đối 03 phương án của Bộ Giao thông vận tải.
Bảng 2.11: Bảng số liệu về cơ cấu mức độ ý kiến phản biện về dự án bảo tồn cầu Long Biên trên báo Vietnamnet
Mức độ ý kiến phản biện Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%)
Phản đối và đề nghị giữa nguyên hiện trạng
11 57,9
Đồng tình với phương án của Bộ Giao thông vận tải
1 5,26
Đưa ra giải pháp khác 2 10,52
Ý kiến khác 5 26,32
Tổng 19 100
Như vậy, nhìn vào bảng số liệu trên, chúng ta nhận thấy, ý kiến phản biện trên báo Vietnamnet và dự án bảo tồn cầu Long Biên là đa chiều. Nhưng ý kiến chủ yếu vẫn là phản đối và đề nghị giữ nguyên hiện trạng cầu Long Biên. Ngoài báo Vietnamnet thì tác giả luận văn còn khảo sát trên nhiều cơ quan báo chí khác như Tuổi trẻ, Thanh niên, Tiền phong, Vnexpress… Dòng ý kiến phản biện chủ yếu đăng tải trên các cơ quan báo chí này là chưa đồng tình với các phương án mà Bộ Giao thông đã đưa ra.
Trong trường hợp cụ thể này, các thông tin báo chí trên đã trở thành một kênh phản biện lại quyết sách của Bộ Giao thông vận tải. Các thông tin báo chí này đã cung cấp cái nhìn đa chiều, nhiều mặt về dự án bảo tồn cầu Long Biến, góp phần giúp Bộ Giao thông vận tải, Chính phủ nhìn thấy những bất cập, chưa hợp lý của dự án. Từ đó, có tác động tích cực đến quyết định điều chỉnh dự án của Chính phủ cho phù hợp với thực tiễn đời sống.
Điều này được thể hiện trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02 vào ngày 28-2-2014, Thủ tướng khẳng định quan điểm ứng xử với cầu Long Biên từ trước đến nay luôn là giữa nguyên và bảo tồn, không nên bàn ý tưởng tháo dỡ. Pháp cũng mong muốn giữ nguyên và tham gia tài trợ để bảo tồn cây cầu lịch sử này. “Lấy cây cầu dịch lên trên, đem đi chỗ khác bảo tồn nghe hơi lạ” – Thủ tướng nói và cho rằng không nên bàn ý tưởng tháo dỡ cây cầu này. [44]
Còn theo kết quả điều tra xã hội học của tác giả luận văn, trong tổng số 80 người được hỏi thì có 14% ý kiến kiến cho rằng báo chí thực hiện phản biện lại các quyết sách của Chính phủ rất hiệu quả; 52% ý kiến là có hiệu quả; còn 34% là chưa hiệu quả.
Bảng 2.12: Bảng số liệu về hiệu quả thông tin báo chí đã thực hiện việc phản biện đối với các quyết sách của Chính phủ
Số lượng %
Rất hiệu quả 11 13.75%
Hiệu quả 42 52.5%
Chưa hiệu quả 27 33.75%
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2015
Biểu đồ 2.7: Biểu đồ về hiệu quả thông tin báo chí thực hiện việc phản biện đối với các quyết sách của Chính phủ (tỷ lệ %)
Như vậy, có đến hơn 65% ý kiến được hỏi đã cho rằng báo chí thực hiện phản biện lại các quyết sách của Chính phủ rất hiệu quả và có hiệu quả.
Về phản ứng của Chính phủ đối với thông tin phản biện của báo chí, cũng theo kết quả điều tra thì có đến 60% cho biết Chính phủ luôn lắng nghe; 26,3% ý kiến là Chính phủ chưa lắng nghe; 8,8% có ý kiến khác; 3,8% ý kiến Chính phủ ngăn cấm.
Bảng 2.13: Bảng số liệu về Chính phủ đã phản ứng đối với ý kiến phản biện, góp ý của thông tin báo chí về các quyết sách của Chính phủ
Số lượng %
Luôn lắng nghe 48 60%
Chưa lắng nghe 21 26.3%
Ngăn cấm 3 3.8%
Ý kiến khác 7 8.8%
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2015
Biểu đồ 2.8: Biểu đồ về Chính phủ đã phản ứng đối với ý kiến phản biện, góp ý của thông tin báo chí về các quyết sách của Chính phủ (tỷ lệ %)
Ghi chú : 1 : Luôn lắng nghe 2 : Chưa lắng nghe 3: Ngăn cấm
4 : Ý kiến khác
Chính phủ không chỉ lắng nghe mà còn có sự thay đổi quyết sách của mình trước thông tin phản biện, góp ý của báo chí. Theo kết quả cuộc điều tra xã hội học vào tháng 5/2015 của tác giả luận văn khi được hỏi về sự thay đổi của Chính phủ trước thông tin phản biện, góp ý của báo chí đối với các quyết sách chưa phù hợp thì có đến 65% ý kiến cho rằng Chính phủ thay đổi sau khi xem xét phản biện của báo chí; 28% ý kiến là Chính phủ chậm thay đổi; chỉ có 5% ý kiến là Chính phủ không thay đối.
Trong khi đó, khi được hỏi về so sánh hiệu quả phản biện của báo chí so với các phương tiện truyền thông khác như (mạng xã hội, sách…), có 43,8% ý kiến khẳng định phản biên trên báo chí hiệu quả hơn; 38,8% ý kiến là ngang bằng nhau; 11,3% ý kiến là phản biện báo chí kém hiệu quả hơn; 3,8% có ý kiến khác.
Bảng 2.14: Bảng số liệu về so sánh hiệu quả phản biện của thông tin báo chí với phương tiện truyền thông khác (mạng xã hội, sách…) đối với các quyết
sách của Chính phủ
Số lượng %
Hiệu quả hơn 35 43.8%
Ngang bằng 31 38.8%
Kém hiệu quả hơn 9 11.3%
Ý kiến khác 3 3.8%
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 5/2015
Biểu đồ 2.9: Biểu đồ về so sánh hiệu quả phản biện của thông tin báo chí với phương tiện truyền thông khác (mạng xã hội, sách…) đối với các quyết sách
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ trên, chúng ta nhận thấy hiệu quả phản biện của thông tin báo chí đối với các quyết sách của Chính phủ so với phương tiện truyền thông khác như mạng xã hội, sách có cao hơn. Tuy nhiên, hiệu quả phản biện thông tin báo chí chưa chiếm ưu thế vượt trội. Mạng xã hội đang ngày càng chứng tỏ sự cạnh trạnh mạnh mẽ đối với thông tin báo chí về phương diện phản biện lại chính sách của Chính phủ. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý báo chí và người làm báo cần phải làm việc tốt hơn nữa để tiếp tục khẳng định vị thế của thông tin báo chí.
Trả lời phỏng vấn sâu của tác giả luận văn, ông Nguyễn Đức Tuân, một lãnh đạo Phòng Tổng hợp Thông tin báo chí, thuộc Văn phòng Chính phủ để báo cáo lên Thủ tướng và các Phó Thủ tướng có đánh giá tác động thông tin phản biện của báo chí như sau: “Tác động trực tiếp đến người lập chính sách. Tác động đến dư luận xã hội. Nhiều trường hợp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chưa sát thực tế, thiếu khả thi nên nhờ ý kiến phản hồi từ báo chí, chính sách được điều chỉnh, sửa đổi phù hợp hơn với cuộc sống như quy định xử phạt xe chính chủ; quy định “bán thịt trong vòng 8 tiếng” (quy định phi thực tế với điều kiện kinh doanh, sinh hoạt của người dân. Ai sẽ kiểm soát “tuổi” của thịt? Ai là người xử lý vi phạm nếu phát hiện thịt để quá thời gian 2 ngày?)”.
Nhà báo Nguyễn Hoàng Hải của Báo điện tử Chính phủ, chuyên đưa tin về hoạt động của Thủ tướng khi trả lời phỏng vấn sâu tác giả luận văn đã khẳng định: “Khi báo chí phản biện lại các quyết sách chưa phù hợp với cuộc sống có góp phần làm cho Chính phủ thay đổi quyết sách đó không. Có, với tinh thần Chính phủ phục vụ, Chính phủ đặc biệt coi trọng những phản biện xã hội từ nhân dân, từ dư luận. Mọi phản biện đúng đều được tiếp thu, sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị, sửa đổi bổi sung kịp thời và Chính phủ luôn ghi nhận, đánh giá cao các ý kiến phản biện với phương châm để phục vụ tốt hơn, quản lý nhà nước hiệu lực, hiện quả hơn”.
Còn nhà báo Đặng Đình Nam của Báo điện tử Chính phủ, chuyên đưa thin hoạt động của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, trả lời phỏng vấn sâu tác giả luận văn cho hay: “Khi báo chí phản biện lại các quyết sách chưa phù hợp với cuộc sống, là một kênh thông tin tham khảo góp phần làm cho Chính phủ điều chỉnh, thay đổi chủ trương, chính sách cho phù hợp với thực tế cuộc sống”.
Chính phủ đã lắng nghe, có thay đổi tích cực trước thông tin phản biện có cơ sở khoa học, chân thành, hợp lý, hợp tình của báo chí. Điều quan trọng hơn nữa là Chính phủ không cấm đoán mà còn coi trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho thông tin phản biện của báo chí. Thủ tướng mới ban hành Quyết định số 501 ngày 15/04/2015 về việc thí điểm tổ chức Diễn đàn khoa học chuyên nghiệp của trí thức khi tham gia hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã các chủ trương, dự án, chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Quyết định này không chỉ tạo hành lang pháp lý mà còn mở rộng không gian phản biện xã hội. Đây là tin vui với đội ngũ trí thức và những nhà báo giàu tâm huyết trong việc phản biện các quyết sách của Chính phủ.
Một điểm tác giả luận văn muốn nhấn mạnh, Chính phủ lắng nghe, xem trọng phản biện xã hội và phản biện của thông tin báo chí còn là minh chứng thể thiện tính dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí. Đây là điều rất quan trọng trước sự thay đổi của môi trường truyền thông, hoạt động báo chí ngày nay, cũng như quá trình Việt Nam hội nhập với thế giới, tiến tới các giá trị phổ quát của nhân loại.