7. Kết cấu luận văn
2.4 Các vấn đề đặt ra
2.4.1 Báo chí khó tiếp cận thơng tin từ các cơ quan Nhà nước
Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm đảm bảo quyền tiếp cận thơng tin của báo chí. Theo nghiên cứu “Báo chí với quyền tiếp cận thơng tin” do nhóm nghiên cứu Sài Gịn Truyền thông thực hiện theo đơn đặt hành của Ngân hàng thế giới công bố tại buổi Tọa đàm diễn ra ngày 22-4-2015 tại Hà Nội thì có gần 50/330 Luật, Pháp lệnh có nội dung liên quan đến quyền tiếp cận thơng tin. Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thơng tin cho báo chí vào ngày 4-5-2013.
Quy chế phát ngơn và cung cấp thơng tin báo chí đã quy định rõ trách nhiệm các cơ quan Chính phủ trong việc cung cấp thơng tin cho báo chí. Theo quy chế này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phịng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức cung cấp thơng tin cho báo chí theo định kỳ 1 tháng 1 lần về hoạt động và cơng tác chỉ đạo, điều hành của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ bằng hình thức họp báo và đăng tải trên Cổng Thơng tin điện tử Chính phủ.
Cổng Thơng tin điện tử Chính phủ có trách nhiệm cập nhật thơng tin theo các quy định hiện hành để cung cấp kịp thời, chính xác thơng tin chính thống cho các cơ quan báo chí trong cả nước.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí về hoạt động của cơ quan mình, về lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình thơng qua các hình thức như: Hằng tháng cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí và cập nhật thơng tin trên Cổng thơng tin điện tử hoặc trang tin điện tử của cơ quan mình; Ít nhất 3 tháng một lần tổ chức họp báo để cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí; Cung cấp thơng tin kịp thời, chính xác cho Cổng Thơng tin điện tử Chính phủ theo quy định hiện hành.
Trường hợp cần thiết, cơ quan hành chính Nhà nước tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí bằng văn bản hoặc thơng tin trực tiếp tại cuộc giao ban hằng tuần do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.
Đồng thời, Quy chế cũng nêu rõ, Người phát ngôn hoặc Người được ủy quyền phát ngơn có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí trong 3 trường hợp đột xuất bất thường:
1- Khi thấy cần thiết phải thơng tin trên báo chí về các sự kiện, vấn đề quan trọng có tác động lớn trong xã hội thuộc phạm vi quản lý của cơ quan hành chính Nhà nước nhằm cảnh báo kịp thời và định hướng dư luận.
Trường hợp xảy ra vụ việc cần ngay thông tin ban đầu của cơ quan hành chính Nhà nước thì Người phát ngơn hoặc Người được ủy quyền phát ngơn có trách nhiệm chủ động phát ngơn, cung cấp thơng tin cho báo chí trong thời hạn chậm nhất là 1 ngày, kể từ khi vụ việc xảy ra.
2- Khi cơ quan báo chí hoặc cơ quan chỉ đạo, quản lý Nhà nước về báo chí có u cầu phát ngôn hoặc cung cấp thông tin về các sự kiện, vấn đề của cơ quan, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đã được nêu trên báo chí hoặc về các sự kiện, vấn đề nêu trên.
3- Khi có căn cứ cho rằng báo chí đăng tải thơng tin sai sự thật về lĩnh vực, địa bàn do cơ quan mình quản lý, Người phát ngôn hoặc Người được ủy quyền phát ngôn yêu cầu cơ quan báo chí đó phải đăng tải ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định của pháp luật.
Cơ quan báo chí, nhà báo có trách nhiệm đăng, phát, phản ánh trung thực nội dung phát ngôn và thông tin do Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn cung cấp, đồng thời phải ghi rõ họ tên Người phát ngôn hoặc Người được ủy quyền phát ngơn.
Mặc dù đã có rất nhiều văn bản pháp luật quy định quyền tiếp cận thơng tin của báo chí. Nhưng thực thế, báo chí vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận thơng tin từ các cơ quan nhà nước. Nhiều cơ quan nhà nước tìm cách né tránh, thậm chí từ chối cung cấp thơng tin cho báo chí. Trong khóa luận “Mức độ phản ứng ban đầu của cơ quan nhà nước với báo chí” do sinh viên Ngơ Thị Thùy Linh thực hiện tại khoa Báo chí và Truyền thơng, trường Đại học Khoa học xã và Nhân văn Hà Nội năm 2014, khi khảo sát 48 nhà báo trực tiếp đến các cơ quan nhà nước khai thác thơng tin thì có đến 23 nhà báo (chiếm 47,9%) cho rằng cơ quan nhà nước có thái độ né tránh, vòng vo; 14,6% số người được hỏi trả lời cơ quan nhà nước từ chối; có 27,1% cho rằng cơ quan nhà nước trả lời; còn lại là ý kiến khác [18, tr. 29].
Ơng Đỗ Q Dỗn, ngun Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã từng nhấn mạng đến việc báo chí gặp khó khăn khi tiếp cận thơng tin từ các cơ quan nhà nước. “Báo chí tiếp cận các nguồn thơng tin vơ cùng khó khăn, các cơ quan hành chính nhà nước tổ chức cung cấp thơng tin cho báo chí khơng thường xuyên, không đầy đủ” [6, tr. 264, 265].
Một vấn đề cần quan tâm và có biện pháp giải quyết là tình trạng nhiều cơ quan nhà nước đã dựa vào Quy chế phát ngôn và cung cấp thơng tin cho báo chí để trùy hỗn, né tránh báo chí với lý do người phát ngơn đi vắng hoặc bận cơng việc. Thậm chí có tình trạng, có cơ quan nhà nước cịn gây khó dễ khi nhà báo tác nghiệp. “Trong số 384 nhà báo được hỏi có tới 327 (tỷ lệ 85%) từng bị cản trở tác nghiệp trong thực tế. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy phóng viên, nhà báo bị cản trở tác nghiệp bởi cán bộ, nhân viên nhà nước. Cụ thể có 287 nhà báo được hỏi trong số 384 nhà báo trả lời từng bị cán bộ, nhân viên cơ quan nhà nước cản trở” [18, tr. 31].
Cịn theo nhóm ngun cứu Sài Gịn Truyền thơng đưa ra vấn đề đáng lo ngại là ngần đây nổi lên xu hướng cản trở quyền tiếp cận thông tin của báo chí từ cơ quan nhà nước. Theo đó, một là hiện tượng lạm dụng dấu mật đã trở nên phổ biến trong các văn bản hành chính. Pháp luật đã trao cho các cơ quan Nhà nước quá nhiều thẩm quyền để bưng bít thơng tin.
Hai là sự phát triển các rào cản kỹ thuật. Sau khi có quy chế phát ngơn, cung cấp thơng tin, thì các nhà báo đều kêu là khó tiếp cận thơng tin hơn trước. Hầu hết các cơ quan Nhà nước đều thành thục trong việc dựng nên rào cản kỹ thuật để ngăn chặn thơng tin. “Có đến 47,06% ghi nhận tình trạng này là phổ biến; 23,53% cho rằng tình trạng này rất phổ biến” [38].
Mối lo ngại thường xun của nhà báo, phóng viên khơng chỉ là khó tiếp cận thơng tin mà cịn là sau khi lấy thơng tin về lại khơng đăng được vì lý do nhạy cảm. Gần đây, có tình trạng các quan chức khá tùy tiện trong việc xác định thông tin nào là nhạy cảm.
Như vậy, việc tiếp cận thơng tin của báo chí từ các cơ quan nhà nước không dễ dàng, thuận lợi. Ngay cả khi các cơ quan nhà nước cung cấp thơng tin cho báo chí thì chất lượng thơng tin chưa hẳn đã tốt để các cơ quan báo chí có thể sử dụng được. Nhiều thơng tin mà các cơ quan nhà nước cung cấp còn chung chung, chưa cụ thể, trúng trọng tâm vấn đề mà báo chí và cơng chúng
quan tâm. Trong số 48 nhà báo được hỏi về chất lượng thông tin từ các cơ quan nhà nước cung cấp cho báo chí thì có đến 54% cho rằng thông tin không tốt, khơng thể sử dụng và có tới 56,2% là thơng tin chung chung. [18, tr. 37].
Đáng lo ngại hơn là có khi cơ quan nhà nước cung cấp thơng tin cịn sai, đánh lạc hướng dư luận. Đơn cử như vụ việc cưỡng chế đất của ơng Đồn Văn Vươn ở Hải Phịng. Lúc đầu, nhà báo được cung cấp thơng tin ơng Đồn Văn Vươn là côn đồ, sau này, thực tế lại không phải như vậy.
Vấn đề đặt ra là thực tế hiện nay báo chí khơng cịn là nguồn cung cấp thông duy nhất như trước nữa. Ngồi báo chí, cơng chúng có thể tìm đến nguồn tin khác như các trang mạng xã hội để thỏa cơn khát thông tin về vấn đề, sự vụ công chúng quan tâm. Trước những vấn đề nóng hổi, nhạy cảm có ảnh hưởng to lớn đến xã hội được đông đảo công chúng chú ý thì càng cần có thơng tin chính thống của các cơ quan nhà nước một cách kịp thời, đúng sự thật để cơng chúng hiểu rõ vấn đề. Chính phủ và các cơ quan thuộc Chính phủ phải chủ động cung cấp thơng tin cho báo chí nếu khơng báo chí sẽ bị động, mất trận địa thông tin trước sự cạnh tranh thông tin từ các cơ quan truyền thơng báo chí bên ngồi, các tờ báo “lề trái” và các mạng xã hội.