7. Kết cấu luận văn
2.2 Tác động tích cực
2.2.4 Thông tin báo chí cổ vũ việc làm tích cực của các thành viên Chính phủ,
Chính phủ, tạo sự ủng hộ của công chúng với Chính phủ
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người đặt nền móng báo chí cách mạng Việt
Nam từng cho rằng: “Các báo phải khuyến khích những người tốt, việc tốt và thẳng thắn phê bình những điều xấu như: lười biếng, tham ô, lãng phí, quan liêu. Đó là một việc rất cần thiết. Trong phong trào thi đưa yêu nước của đồng bào miền Bắc và cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào miền Nam có những
người, những việc vô cùng anh dũng, oanh liệt. Đó là những “đề tài” cực kỳ phong phú để cổ vũ đồng bào ta và để giáo dục con cháu ta” [22, tr. 339].
Thông tin báo chí về những người tốt, việc tốt trong cuộc sống luôn có sức lan tỏa đến công chúng. Những thông tin báo chí này đã chạm tới trái tim và khối óc của người đọc, mang lại niềm tin tưởng vào những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, thôi thúc mọi người mạnh mẽ bước về phía trước, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, thịnh vượng.
Một cá nhân trong xã làm một việc tốt được báo chí giới thiệu, cổ vũ đã mang lại sức lay động lớn lao đến công chúng. Thông tin báo chí về việc làm tích cực, việc tốt của lãnh đạo và các thành viên Chính phủ còn có sức lan tỏa mạnh mẽ, rộng lớn. Bởi lẽ, người đứng đầu và thành viên trong Chính phủ luôn mang trách nhiệm và niềm tin to lớn trước nhân dân và đất nước. Sự gương mẫu, đi đầu của lãnh đạo và thành viên Chính phủ với những việc làm tích cực khi báo chí thông tin sẽ tạo nên niềm tin tưởng, cảm hứng cho công chúng đối với hoạt động điều hành của Chính phủ làm chất kết dính, tăng tinh thần đoàn kết giữa người dân cùng Chính phủ chung sức, đồng lòng đưa dân tộc tiến về phía trước.
Thông tin báo chí cổ vũ những việc làm tích của của các thành viên trong Chính phủ khá nhiều, trong luận văn này, tác giả đề cập đến hai trường hợp để tiến hành khảo sát đó là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh.
Người đầu tiên tác giả luận văn muốn nói đến là Bộ trưởng Bùi Quang Vinh. Ông nhận chức đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong bối cảng đất nước chịu ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới, tình trạng đầu tư tràn làn ở các tỉnh, các bộ, ngành dẫn đến sự lãng phí lớn nguồn lực quốc gia. Thông tin về ông xuất hiện khá nhiều trên báo chí, trong đó có báo Vietnanet và Báo điện tử Chính phủ. Thế nhưng, bài viết tạo nên tiếng vang
và thượng hiệu cho ông Vinh trên báo Vietnamnet, theo tác giả luận văn là bài “Bộ trưởng lấy đá ghè chân mình” đăng ngày 19-11-2013 của nhóm tác giả.
Bài viết ghi lại ý kiến của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh tại buổi thảo luận tổ Quốc hội về Luật Đầu tư công vào chiều ngày 18/11/2013. Theo bài viết, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh thực trạng rất đáng lo gại về tình trạng đầu tư tràn lan ở các tỉnh và bộ, ngành. Nhiều lãnh đạo tỉnh cứ nghĩ là làm, chưa có nghiên cứu kỹ các yếu tố dẫn đến công trình xây xong không phát huy hiệu quả, đường làm xong không có người đi, chợ mới hoàn thành không có người họp… Điều này dẫn đến sự lãnh phí. Ông lo gại sự lãng phí trong chủ trương đầu tư như là sự lãng phí lớn nhất trong mọi sự lãng phí.
Từ thực trạng báo động trong đầu tư công, Bộ trưởng khẳng định sự cần thiết ra đời Luật Đầu tư công, quy trách nhiện rõ ràng, cụ thể cho người quyết định đầu tư. Ông khẳng định, chúng ta cứ dễ dãi với nhau trong vấn đề này thì sẽ đưa đất nước đến bờ vực thẳm. “Có đồng chí mới lên làm chủ tịch tỉnh nghĩ phải để dấu ấn cho nhiệm kỳ của mình, đề nghị làm đại lộ thật hoành tráng, đập không biết bao nhiêu nhà cửa, giải phóng mặt bằng chỉ để làm mấy trăm tỷ, làm tượng đài nghìn tỷ giữa đồng không mông quạnh, xây dựng lãng phí vô cùng chuyện như cổ tích nhưng có thật, suốt ngày tôi phải chịu áp lực như vậy”, ông Vính nói [55].
Chưa dừng lại ỏ đó, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh còn thẳng thắn đề cấp đến một vấn đề được xem là nhạy cảm mà không phải người lãnh đạo nào cũng dám nói đến, đó là sự minh bạch. Ông cho rằng đất nước cần minh bạch. Ông cũng kiến nghị minh bạch hóa ngân sách đầu tư công, công bố bộ, ngành, địa phương sử dụng nguồn vốn, kế hoạch chỉ tiêu, sử dụng nguồn vốn đó của từng bộ, ngành, địa phương. “Có đồng chí vụ trưởng lâu năm nói với tôi: Thưa Bộ trưởng, Bộ trưởng đang lấy đá ghè chân mình. Minh bạch thế này thì còn ai phải đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư nữa. Tôi bảo: Không. Đất nước này
cần sự minh bạch, đất nước này cần không có sự tham nhũng”, ông Vinh dũng cảm nói [55].
Sau lời nói này của ông, giới báo chí và dư luận xã hội đã gọi Bộ trưởng Bùi Quang Vinh là “Bộ trưởng lấy đá ghè chân mình”. Ngoài bài viết trên, trên báo Vietnamnet còn có nhiều bài viết về việc làm tích cực của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh như: “Địa phương chạy chọt thế nào, bộ trưởng biết hết” đăng ngày 13-1-2014 của tác giả Cấm Quyên và Minh Thắng.
Còn trên Báo điện tử Chính phủ, ngoài các tin, bài về hoạt động của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh thì có nhiều bài viết nhấn mạnh đến những việc làm tốt của vị bộ trưởng này. Ví dụ như: “Sự minh bạch và vị Bộ trưởng “lấy đá ghè chân mình” đăng ngày 30-1-2014 của tác giả Trần Mạnh… Ngoài hai báo này, thì hàng loạt cơ quan báo chí khác cũng cổ vũ việc làm tốt của ông Vinh
Thông tin báo chí về người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư với tình thần dũng cảm “nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật”, không dễ dãi, không ngại va chạm, không vun vén cho lợi ích cá nhân để lo cho lợi ích chung của dân tộc, của nhân dân đã đem lại thiện cảm với công chúng, hiệu ứng tốt trong xã hội, tạo nên sự đồng lòng giữa bộ trưởng với người dân. Trong bài viết “Ước nhiều bộ trưởng “lấy đá ghè chân mình” đăng trên báo Vietnamnet ngày 20-11-2013 của tác giả Đinh Duy Hòa, bạn đọc Doãn Hữu Tuệ đã cảm kích: “Bộ trưởng đang lấy đá ghè chân mình. Cũng chẳng sao. Bộ trưởng có “què” đi nữa thì cũng có nhân dân “dìu” nếu ông quyết liệt góp phần chấn chỉnh nạn lãng phí tràn làn trong đầu tư công. Chưa biết Bộ trưởng BK – ĐT sẽ làm được gì nhưng nghe những lời ông nói, tôi tin ông là người thẳng thắn và trung thực, một phẩm chất quý hiếm hiện nay” [36].
Chính khách thứ hai trong Chính phủ mà tác giả luận văn giới thiệu đến quý vị, đó là chân dung Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Báo chí nước ta thường xuyên đăng tải tin, bài về ông. Tác giả luận văn đề cập đến một sự kiện để tiến hành khảo sát đó là hình ảnh Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đi bộ vào hang
Sơn Đòong (Quảng Bình) trả lời phỏng vấn Đài truyền hình ABC của nước Mỹ. Trên Báo điện tử Chính phủ có đăng hai bài về sự kiện này. Bài “Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trả lời phóng vấn truyền hình Mỹ” đăng ngày 14-5- 2015 của tác giả Đình Nam và bài “Cuộc phỏng vấn Phó Thủ tướng từ hang Sơn Đòong” đăng ngày 14-5-2015 của tác giả Minh Khôi. Cùng thời gian trên, hàng loạt cơ quan báo chí khác như báo Tuổi trẻ, Thanh niên, Vnexpress, báo điện tử VOV… cùng đăng bài, ảnh về sự kiện này.
Qua thông tin báo chí trên Báo điện tử Chính phủ và các cơ quan báo chí khác ở nước ta và truyền thông quốc tế về sự kiện trên, chân dung Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam hiện lên là một chính khách giản dị, gần gũi, đầy năng động và mạnh mẽ đi bộ, vượt suối, leo núi vào hang Sơn Đoòng tự tin trả lời truyền hình Mỹ bằng tiếng Anh để quảng bá du lịch và đất nước Việt Nam ra thế giới. Ngay sau khi báo chí đưa thông tin đã tạo dư luận ủng hộ mạnh mẽ. Bằng chứng là trên báo điện tử VOV đăng bài “Giới trẻ ấn tượng việc PTT Vũ Đức Đam lội bộ vào Sơn Đoòng” vào ngày 16/05/2015 của tác giả Trà Xanh, trong bài viết chuyên gia du lịch Lương Hoài Nam chia sẻ: “Hiếm có bức ảnh nào quảng bá cho du lịch Việt Nam bằng bức ảnh này. Người đàn ông hăm hở lội suối vào hang Sơn Đoòng theo phong cách du lịch ba lô này… Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam” [53].
Còn trên báo Thanh niên điện tử có bài: “Ảnh Phó Thủ tướng lội suối vào hang Sơn Đoòng gây ấn tượng mạnh” đăng ngày 15-5-2015 của tác giả Nguyệt Minh. Theo bài viết thì cộng đồng mạng xã hội có ấn tượng mạnh về hình ảnh này của Phó Thủ Vũ Đức Đam. Trong bài viết Nickname Nguyễn Thị Quỳnh Trang thổ lộ: “Mình thấy bất ngờ vì Phó Thủ tướng cũng trèo đèo, lội suối tham dự chuyến đi cùng đoàn thực hiện phóng sự, rất gần gũi, giản dị, thân thiện” [48].
Theo kết quả điều tra xã hội học của tác giả khi được báo chí thông tin về những việc làm tích cực của các thành viên Chính phủ làm cho hoạt động
điều hành của Chính phủ thay đổi thế nào (người hỏi được chọn nhiều phương án trả lời) thì có đến 60% ý kiến cho rằng góp phần làm cho hoạt động điều hành của Chính phủ hiệu quả hơn; 36,3% ý kiến làm cho hoạt động điều hành của Chính phủ tốt hơn; 5% cho rằng không có gì thay đổi; chỉ có 1,3% ý kiến là gây khó khăn cho hoạt động điều hành của Chính phủ.
Trả lời phỏng vấn sâu tác giả luận văn về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Tuân, lãnh đạo Phòng Tổng hợp thông tin báo chí, thuộc Văn phòng Chính phủ khẳng định: “Tạo ra hiệu ứng tốt. Tác động lớn, tích cực”.
Nhà báo Đặng Đình Nam, Báo điện tử Chính phủ đưa ra quan điểm: “Khi báo chí thông tin về những việc làm tích cực của các thành viên trong Chính phủ tạo ra sự tin tưởng của xã hội, người dân đối với những chính sách điều hành của chính phủ, đồng thời, dù có những vụ việc, sự kiện mang tính chất tiêu cực thì người dân cũng bình tĩnh, tin tưởng vào cách thức xử lý khủng hoảng của cơ quan quản lý Nhà nước, qua đó tránh tâm lý hoang mang, bất ổn trong xã hội”.
Như vậy qua sự khảo sát, kết quả điều tra xã hội học và các cuộc phỏng vấn sâu, tác giả luận văn đánh giá thông tin báo chí về những làm tích cực của các thành viên Chính phủ đã có tác động to lớn, tạo niền tin và thiện cảm của công chúng đối với Chính phủ. Đây là tác động rất có ý nghĩa vì có niềm tin là có tất cả. Người dân tin vào hoạt động điều hành và cùng Chính phủ chung vai gánh vác đưa đất nước tiến tới sự thịnh vượng.