7. Kết cấu luận văn
3.1 Giải pháp nâng cao chất lƣợng tác động của thơng tín báo chí đối vớ
3.1.3 Báo chí với trách nhiệm xã hội và đạo đức nhà báo
Thực tế đã chứng minh thơng tin báo chí có tác động mạnh mẽ và sâu rộng đến con người và xã hội. Thơng tin báo chí có thể làm thay đổi nhận thức và hành vi của con người, nó có thể làm thay đổi quan niệm của xã hội, đồng thời nó cũng có tác động đến hoạt động điều hành của Chính phủ. Chính vì thế, địi hỏi người làm báo phải ln coi trọng trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp để đem đến những thơng tin trung thực, hữu ích, trong lành cho công chúng.
Sự ra đời của các trang mạng xã hội đã cạnh trang khốc liệt với thơng tin báo chí, bởi vậy, vấn đề trách nhiệm xã của người làm lại càng phải đề cao. Trong cuốn “Bốn học thuyết truyền thơng” có nói khá chi tiết về học Thuyết Trách nhiệm Xã hội (tác giả luận văn có đề cập ở chương 1 trong luận văn này).
Trách nhiệm xã của thơng tin báo chí trước hết là thơng tin phải trung thực, khách quan, đúng sự thật. Tính khách quan, chân thực không chỉ là ngun tắc hoạt động mà nó cịn là u cầu tồn tại của bản thân báo chí. Cơng chúng trao niềm tin khi tiếp cận thơng tin báo chí. Cơng chúng tin tưởng vào thơng tin báo chí vì tin đó là sự thật. Bởi thế trách nhiện của người làm báo, cơ quan báo chí là phải thông tin trung thực, khách quan và đúng sự thật. “Chúng ta cần thông tin đầy đủ và chân thực, mà sự thực không phụ thuộc vào việc nó phụ thuộc ai” [1, tr. 114].
Trong học thuyết truyền thơng Trách nhiệm Xã hội thì một trong những yêu cầu hàng đầu của chất lượng báo chí la trung thực, chính xác. “Danh mục những yêu cầu của xã hội hiện đại với báo chí này nhằm miêu tả một cách trung thực, súc tích và thơng minh những sự việc trong ngày trong một bối cảnh khiến cho chúng có ý nghĩa. Yêu cầu này đòi hỏi ngành báo chí phải chính xác và khơng được phéo dối trá” [71, tr.154, 155].
Khi thông tin đến công chúng, người làm báo phải luôn đề cao trách nhiệm xã hội, thông tin trung thực, khách quan và đúng sự thật. Thông tin chân thực mới nhận được sự tin tưởng của công chúng. Người làm báo khơng vì lợi ích cá nhân mà cố tình tơ hồng hay bơi đen sự thật. Trong thời kỳ công nghệ số, sự cạch tranh của các trang mạng xã hội và của chính các cơ quan báo chí với nhau thì người làm báo lại phải coi trọng trách nhiệm xã hội, thông tin đúng sự thật. Chính thơng tin chân thực mới mang lại uy tín cho thơng báo chí.
Bàn về sự chân thực của thơng tin mới mang lại uy tín cho cơ quan báo chí, PGS. TS Phạm Thái Việt khẳng định: “Trong môi trường cạnh trannh thông tin: chuỗi lơgic Sự thật – Lịng tin – Uy tín – Danh tiếng mới là mấu chốt của vấn đề” [20, tr.89].
Trách niệm xã hội khơng chỉ địi hỏi người làm báo thơng tin đúng sự thật mà trong q trình phản biện lại các quyết sách của Chính phủ cũng cần sự công tâm, trung thực mang tính xây dựng. Khi phản hồi, phản biện lại chính sách của Chính phủ phải đặt lợi ích chung của xã hội lên trên lợi ích cá nhân. Người làm báo cũng cần có sự dũng cảm dám nói lên sự thật.
Khơng chỉ đưa tin trung thực, khách quan, chính xác, trách nhiệm xã hội của người làm báo còn thể hiện ở chỗ, người làm báo và cơ quan báo chí phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của nhân dân lên hàng đầu. Khơng chỉ vì lợi ích có một nhóm nhỏ, một ngành mà báo chí đưa thơng tin làm tổn hại đến lợi ích của dân tộc. Thơng tin bao chí khơng được kích động thù hằn
dân tộc, chia rẽ khối đoàn kết toàn dân, xung đột tôn giáo. Khi thông tin nhà báo phải hiểu trách nhiệm của mình ln đặt lợi ích dân tộc và nhân dân lên hàng đầu.
Thơng tin báo chí nên tập trung và coi trọng vào các vấn đề lớn của dân tộc, tập trung trí tuệ cùng Đảng và Chính phủ giải quyết các vấn đề của đất nước, góp phần xây dựng khối đoàn kết toàn dân cùng nhau xây dựng một nước Việt Nam thịnh vượng. Ông Nguyễn Anh Tuấn, nguyên Tổng biên tập báo điện tử Vietnamnet, hiện là Tổng biên tập Diễn đàn Tồn cầu Boston đã từng tâm sự: “Tơi hy vọng rằng, báo chí góp phần xây dựng đồn kết dân tộc, để tồn dân tộc có cùng ý chí, có chung mục tiêu xây dựng Việt Nam văn minh, giàu mạnh và bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, biển đảo của Tổ quốc. Trong kỷ nguyên Internet, thời đại mà mọi dân tộc có cơ hội bức phá ngoạn mục, báo chí truyền cảm hứng, truyền nghị lực để mỗi người Việt cháy bỏng khát khao được thế giới nể trong; để có thể tự hào khơng chỉ những cuộc chiến tranh giữa nước, mà cịn có quyền tự hào về những thành tựu xây dựng kinh tế, văn hóa và đóng góp cho nhân loại… Báo chí tập hợp trí tuệ xã hội để có những giải pháp phát triển kinh tế, xây dựng văn hóa Việt Nam, xây dựng nhân cách con người Việt Nam trung thực ham học hỏi, nhân ái, có ý thức vượt khó, có tinh thần dũng cảm, sẵn lịng giúp đỡ người khác, có khả năng sáng tạo cao (…). Báo chí khơng để xã hội phân tâm, sa đà vào tranh luận những vẫn đề đã qua của lịch sử, bởi trí tuệ, thời gian của mỗi người đều hữu hạn, nếu năng lực, thời gian tập trung vào đó thì sẽ yếu đi về năng lực và mất đi thời gian để tìm ra giải pháp cho những vẫn đề nóng bỏng của đất nước hôm nay và mai sau. Càng tệ hơn nếu báo chí dẫn dắt xã hội mất thời gian, năng lực vào tranh luận những câu chuyện, những nhân vật giả trí, tiêu dùng..” [43].
Báo chí với trách nhiệm xã hội và đạo đức nhà báo cịn thể hiện ở vấn đề thơng tin báo chí phải mang tính nhân văn, nhân đạo và tôn trọng cuộc
sống riêng của cá nhân. Thơng tin báo chí phải cỗ vũ cho lịng nhân ai, u thương. Báo chí khơng được kích thích tội ác trong xã hội. Thực tế có một số nhà báo, cơ quan báo chí vì kiếm lợi bằng mọi giá đã cố tình đăng các thơng tin về tội ác và dục vọng quá mức; đồng thời xoáy sâu vào đời sống riêng tư của những nhân vật nổi tiếng. Đành rằng có một bộ phận cơng chúng có nhu cầu về thơng tin của những người nổi tiếng, nhất là trong làng giải trí. Thế nhưng, khơng vì thế mà nhà báo và cơ quan báo chí vi phạm quyền riêng tư, bất chấp tất cả để khai thác thông tin về họ.
Bàn về trách nhiệm xã hội của báo chí và đạo đức nhà báo, TS. Bùi Chí Trung, Giảng viên khoa Báo chí và Truyền thơng, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội cho rằng: “Vai trò nhà báo trong kỷ nguyên số ngày càng lớn, vấn đề trách nhiệm xã hội và đạo đức càng được đặt lên hàng đầu. Nếu chỉ chạy theo tin tức mà quên đi trách nhiệm xã hội, định hướng dư luận và không quan tâm đến nhân vật trong tác phẩm của mình thì nhà báo đã đánh mất đạo đức cá nhân của mình” [46].
Như vậy, trong phần giải pháp báo chí với trách nhiệm xã hội và đạo đức nhà báo, tác giả đề cập các vấn đề về thơng tin báo chí phải trung thực, khác quan, đúng sự thật; báo chí phải đặt lợi ích dân tộc, nhân dân lên hàng đầu; thơng tin báo chí phải có tính nhăn văn và tơn trọng cuộc sống, quyền riêng tư cá nhân. Thơng tin báo chí chân thực, khách quan và mang giá trị nhân văn sẽ nhận được niềm tin của công chúng, mang lại uy tín và danh tiếng cho báo chí. Mà báo chí là phương tiên truyền thơng của Chính phủ, một khi có được niền tin của cơng chúng thì thơng tin báo chí sẽ có hiệu quả hơn trong việc thơng tin về các quyết sách của Chính phủ đến người dân.
Báo chí ln vận động và phát triển, xu hướng phát triển của báo chí thế giới là truyền thơng hội tụ, tịa soạn hội tụ và đa phương tiện. Giải pháp cuối cùng, tác giả luận văn sẽ đề cập về vấn đề này.