Đánh giá công tác phát triển nguồn lực thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triền nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin thư viện trường đại học sư phạm đại học thái nguyên (Trang 78)

1.6.3 .Cơ cấu tổ chức

2.5. Đánh giá công tác phát triển nguồn lực thông tin

2.5.1. Ưu điểm

trường và sự thành công của các thế hệ sinh viên. Để đạt được những thành tựu to lớn đó, Trung tâm ln quan tâm phát triển công tác thư viện về mọi mặt, đặc biệt là tạo lập nguồn thông tin vững mạnh. Đây chính là yếu tố vô cùng quan trọng giúp cho thư viện tồn tại.

Nguồn lực thông tin của Trung tâm rất đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung. Theo số liệu điều tra năm 2013 của Trung tâm thì có tới 80% người dùng tin đánh giá tốt và rất tốt về nguồn lực thông tin của Trung tâm.

Hiện nay, Trung tâm TT-TV, trường ĐHSP Thái Nguyên đã xây dựng được nguồn lực thông tin quan trọng với 52.159 tên sách, 231.219 bản, Trung tâm cũng đã xây dựng được một bộ sưu tập với 11.475 biểu ghi, đáp ứng tối đa nhu cầu tin. Mặc dù giá cả tài liệu ngày càng tăng cao nhưng Trung tâm vẫn cố gắng bổ sung nguồn tài liệu một cách tốt nhất. Về tài liệu in ấn tiếng Việt được cập nhật thường xuyên, nội dung bao quát nhiều lĩnh vực, số lượng tài liệu tăng nhanh. Đối với loại hình tài liệu điện tử, Trung tâm cũng đang trên quá trình xây dựng và cố gắng bổ sung trong khả năng của mình.

Trung tâm cũng rất chú trọng đến cơng tác bổ sung nguồn lực từ các nguồn mua, nguồn lưu chiểu, nguồn tặng biếu và nguồn tài liệu nội sinh và quan tâm xây dựng mối quan hệ với Trung tâm Học liệu và các thư viện trong Đại học Thái Nguyên. Thông qua các mối quan hệ này, Trung tâm đã nhận được một số lượng tài liệu tặng biếu khá lớn, có giá trị khoa học cao.

Trung tâm cũng xây dựng được cho mình kho tài liệu là những báo cáo khoa học, khóa luận, luận văn, luận án trong tồn trường tạo nên nguồn thông tin nội sinh vô cùng quan trọng, chứa hàm lượng chất xám cao. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng đã ứng dụng CNTT vào trong hoạt động thư viện và bổ sung nguồn lực thông tin. Trung tâm cũng đã xây dựng được một số CSDL thư mục và CSDL toàn văn, việc kết nối mạng diện rộng đã giúp cho Trung tâm khai thác được nhiều nguồn thơng tin có giá trị, đồng thời tạo lập mối quan hệ trao đổi tài nguyên thông tin với các thư

viện khác. Điều này đã tạo điều kiện cho bạn đọc dễ dàng truy cập và sử dụng nguồn lực thông tin của Trung tâm một cách hiệu quả nhất.

Trung tâm đã nỗ lực hết mình để có thể xây dựng được dịch vụ thông tin phong phú, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của bạn đọc. Trung tâm cũng đang cố gắng tự động hóa các dịch vụ thơng tin, đây chính là xu hướng chung của các cơ quan thông tin – thư viện trong thời đại mới.

2.5.2. Nhược điểm

Trung tâm Thông tin – Thư viện, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã làm tốt chức năng và nhiệm vụ của mình trong suốt thời gian qua. Các cán bộ trong Trung tâm đã có rất nhiều cố gắng trong việc thu thập để tạo nên nguồn lực thông tin phong phú, tổ chức tốt hệ thống tra cứu cho bạn đọc. Điều này đã chứng minh được tầm quan trọng và ý nghĩa của Trung tâm đối với sự nghiệp giáo dục của Nhà trường. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Trung tâm cũng không tránh khỏi những điều bất cập cần thay đổi.

Nguồn lực thơng tin vẫn cịn hạn chế về số lượng, chưa cân đối về nội dung, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu thông tin của người dùng tin. Mức độ cập nhật thông tin của tài liệu chưa kịp thời, nhiều tài liệu có bán trên thị trường nhưng chưa được phục vụ trong Trung tâm.

Sự gắn kết giữa Nhà trường – giảng viên – Trung tâm TT-TV chưa thực sự sâu sát dẫn đến nhiều trường hợp bổ sung chưa thật đúng với nhu cầu của người dùng tin. Trong những năm gần đây, Trung tâm đã tiến hành bổ sung nhiều tài liệu phù hợp với các ngành đào tạo của Nhà trường, nhiều sách tham khảo đã được bạn đọc sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên, đứng trước vấn đề tăng lên nhanh chóng số lượng người dùng cùng với việc mở rộng quy mô đào tạo của Nhà trường khiến cho nguồn lực thông tin của Trung tâm chưa thể thỏa mãn tối đa nhu cầu của người dùng tin.

Nguồn lực thông tin của Trung tâm chủ yếu tập trung bổ sung và khai thác tài liệu truyền thống, chưa chú trọng phát triển nguồn tài liệu điện tử, tài liệu nghe nhìn. Nguồn tài liệu số hóa, nguồn tài liệu điện tử cịn ít, điều kiện phục vụ loại hình tài liệu này còn hạn chế. Tài liệu in ấn của Trung tâm chưa thực sự chuyên sâu, chưa có nhiều tài liệu cho các chương trình đào tạo sau đại học. Nguyên nhân là do số lượng tài liệu đào tạo sau đại học được xuất bản rất ít, chỉ lưu hành nội bộ. Tài liệu báo, tạp chí của Trung tâm chưa được phân loại, mới chỉ được tổ chức sắp xếp theo vần chữ cái. Tài liệu ngoại văn tuy đã nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Trung tâm những vẫn còn thiếu ở một số lĩnh vực.

Công tác bổ sung trong Trung tâm đơi khi cịn chồng chéo, chưa xây dựng được chính sách phát triển nguồn tin cụ thể. Ngân sách đầu tư cho công tác bổ sung còn hạn chế. Trung tâm chưa xây dựng được tiêu chí cụ thể trong cơng tác bổ sung. Cơng tác bổ sung còn gặp nhiều bất cập trong khâu thanh tốn, thủ tục thanh tốn cịn chậm và phức tạp. Công tác bổ sung không thường xuyên và không kịp thời. Việc lựa chọn đơi khi cịn mang tính chủ quan của cán bộ thư viện. Bên cạnh đó, vốn tài liệu của Trung tâm có những điểm cịn chưa hợp lý, thiếu cân đối giữa các môn loại, thiếu sự phối hợp trong công tác bổ sung tài liệu, kinh phí khơng đều và khơng đủ trong khi giá cả tài liệu vẫn tăng hàng năm.

Đội ngũ cán bộ trong Trung tâm chưa có sự phân cơng chun trách, cịn kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, trình độ ngoại ngữ và tin học mới dừng ở mức cơ bản các kiến thức và kỹ năng bổ trợ còn chưa cao, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của thời đại cũng như nhu cầu của người dùng tin.

Bên cạnh đó, cơng tác quảng bá, hướng dẫn người dùng tin được tiến hành thường xuyên nhưng chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Nhiều bạn đọc vẫn còn bỡ ngỡ trong việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của Trung tâm.

2.5.3. Nguyên nhân

Trung tâm Thông tin – Thư viện trực thuộc sự quản lý của Nhà trường nên mọi hoạt động dều chịu sự giám sát chỉ đạo của Ban giám hiệu. Trong công tác bổ sung tài liệu, Trung tâm chưa xây dựng và trình ban lãnh đạo Nhà trường ban hành văn bản quy định các tiêu chí cụ thể. Cơng tác bổ sung cũng vì vậy mà bị thụ động, thủ tục còn rườm rà nhiều yêu cầu, gây ảnh hưởng tới tiến độ bổ sung.

Trung tâm phục vụ chủ yếu theo hình thức kho đóng, thủ tục mượn lâu và nhiều khi khơng phù hợp với yeu cầu. Đây chính là ngun nhân chưa thu hút bạn đọc đến sử dùng tài liệu của Trung tâm.

Hơn nữa, việc lựa chọn tài liệu đơi khi cịn mang tính chủ quan, cán bộ làm công tác bổ sung chưa nhận thức được tầm quan trọng của côn tác phát triể nguồn lực thơng tin, vì vậy mà vốn tài liệu còn chưa được cân đối về số lượng và chất lượng. Đây chính là một số điểm cần khắc phục trong quá trình hoạt động của Trung tâm, cần phải có sự điều chỉnh phù hợp để Trung tâm có vốn tài liệu chất lượng hơn, đáp ứng nhu cầu tin ngày càng tăng cao của bạn đọc.

CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM, ĐẠI HỌC THÁI NGUN 3.1. Có chính sách bổ sung hợp lý

Để đạt được cả về số lượng và chất lượng nguồn lực thông tin thì các cơ quan thơng tin – thư viện phải bổ sung theo kế hoạch, có chính sách phát triển nguồn lực thông tin hiệu quả, rõ ràng. Bất cứ một cơ quan thơng tin – thư viện nào muốn hồn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, đạt hiệu quả như mong muốn thì phải xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin thật tốt.

Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên trong quá trình bổ sung vốn tài liệu đã xác định được những điểm mấu chốt trong chính sách phát triển và hoàn thiện các nguồn lực thông tin về diện chủ đề tài liệu, nội dung, ngơn ngữ, loại hình tài liệu. Trong q trình đó, cán bộ làm cơng tác bổ sung phải xác định chính xác mức độ bổ sung đối với từng loại hình tài liệu khác nhau. Hiện nay, tài liệu nghe nhìn trong trung tâm chưa thức sự phong phú và được bổ sung thường xuyên. Trung tâm mới chỉ dừng lại ở việc bổ sung các tài liệu nghe nhìn, cịn các tài liệu vi phim, vi phiếu thì chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Vì vậy, Trung tâm cần hồn thiện chính sách phát triển nguồn tài liệu này, góp phần làm phong phú hơn nguồn lực thơng tin, đáp ứng nhu cầu của người dùng tin một cách hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, Trung tâm cần thúc đẩy việc nghiên cứu cộng đồng người dùng tin để hồn thiện chính sách bổ sung. Việc hồn thiện chính sách phát triển nguồn lực thông tin của Trung tâm TT-TV trường ĐHSP Thái Nguyên sẽ giúp cho việc nâng cao hiệu quả bổ sung, giúp Trung tâm xây dựng cho mình một nguồn lực thông tin vững mạnh, thỏa mãn nhu cầu thông tin của bạn đọc một cách tốt nhất.

3.2. Đẩy mạnh chia sẻ, phối hợp phát triển nguồn lực thông tin

3.2.1. Chia sẻ nguồn lực thông tin

Lượng thông tin trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay là quá lớn mà không một cơ quan thơng tin nào có thể thu thập được hết, kể cả những thư viện lớn

nguồn kinh phí bị giới hạn là thách thức địi hỏi các thư viện phải vượt qua. Chính vì vậy, việc bổ sung, chia sẻ nguồn lực thông tin là việc làm hết sức cần thiết, nhờ đó giúp Trung tâm nâng cao chất lượng bổ sung tài liệu, giảm chi phí nhưng vẫn có thể đáp ứng tốt nhu cầu của bạn đọc.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc chia sẻ và phối hợp bổ sung, Trung tâm TT-TV trường ĐHSP Thái Nguyên luôn nỗ lực trong công tác phối hợp bổ sung, chia sẻ nguồn lực thông tin với Trung tâm Học liệu và thư viện các trường thành viên trong tồn Đại học để khai thác nguồn thơng tin chất lượng, cập nhật và tiết kiệm kinh phí.

Trung tâm cũng tiến hành tăng cường trao đổi danh mục với các đơn vị cung cấp tài liệu đã giúp hạn chế tới mức tối đa việc bổ sung trùng lặp tài liệu. Ngoài ra, Trung tâm cũng tăng cường tiến hành trao đổi CSDL hoàn thành mục lục truy cập trực tuyến (OPAC) để chia sẻ nguồn lực thông tin với các thư viện khác.

Ưu tiên phát triển nguồn lực thông tin điện tử và nâng cấp hệ thống mạng để việc trao đổi, chia sẻ nguồn lực thông tin trên mạng internet đạt hiệu quả tốt là một bước đột phá mới của Trung tâm. Để đạt việc chia sẻ và phối hợp bổ sung đạt được hiệu quả cao, Trung tâm cũng tăng cường sự hợp tác, liên kết với các tổ chức đào tạo, các đơn vị trên mọi phạm vi, mọi lĩnh vực.

Để khắc phục vấn đề thiếu thông tin phục vụ nhu cầu bạn đọc thì việc chia sẻ là giải pháp nhất thiết phải thực hiện trong giai đoạn hiện nay. Khi tiến hành chia sẻ nguồn tin, vấn đề đặt ra là phải lựa chọn những cơ quan thơng tin hoặc tổ chức có nguồn tin phù hợp với nhu cầu của Trung tâm để phối hợp hoạt động.

Khi Trung tâm TT-TV tiến hành phối hợp bổ sung với các thư viện khác trong vùng sẽ mang lại những lợi ích vơ cùng to lớn. Trong xu thế tồn cầu hóa như hiện nay, Trung tâm cần phối hợp với các thư viện thành viên của Đại học Thái Nguyên, đẩy mạnh việc xây dựng các trang web của mình và kết nối internet để xây dựng các cổng thông tin điện tử giúp hội nhập nhanh chóng và rộng rãi với cộng đồng thư viện nói chung. Trung tâm cũng cần phải tham gia các tổ chức khu vực về thư viện trường đại học. Điều này sẽ mở ra nhiều triển vọng tốt đẹp trong việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm hoạt động.

Qua đây ta có thể thấy được việc phối hợp bổ sung, chia sẻ nguồn lực thông tin là công việc đặc biệt quan trọng của Trung tâm TT-TV trường ĐHSP Thái Nguyên. Từ đó, Trung tâm cần xây dựng diện đề tài ngày một chuẩn và đa lĩnh vực hơn.

3.2.2. Thực hiện phối hợp trong việc phát triển nguồn lực thông tin

Một hình thức phối hợp bổ sung hay được sử dụng là trao đổi tài liệu giữa các thư viện trước khi mua. Trong q trình chọn tài liệu, khơng thể tránh khỏi việc một vài thư viện trên cùng một địa bàn hay cùng một ngành cùng muốn đặt mua một bộ sách, một tạp chí hay một cơ sở dữ liệu đắt tiền. Việc trao đổi danh mục trước khi mua sẽ giúp hạn chế mức thấp nhất việc đặt mua trùng lặp.

Phối hợp bổ sung tài liệu cịn được thực hiện thơng qua việc trao đổi và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan thông tin thư viện, trao đổi cơ sở dữ liệu hoặc cho phép truy cập cơ sở dữ liệu thơng qua mạng máy tính.

Việc phối hợp bố sung và chia sẻ nguồn lực thông tin phải được xem xét và tiến hành với sự thống nhất cao giữa các thư viện tham gia. Thông thường các thư viện tham gia phối hợp bổ sung và chia sẻ thông tin phải ký kết một văn bản quy định những nghĩa vụ và quyền lợi của thư viện tham gia.

Liên kết bổ sung là hình thức đơn giản nhất, là mức độ đơn giản nhất của phối hợp bổ sung. Cho phép các thư viện sử dụng vốn tài liệu của nhau, chưa có sự phối hợp và hợp tác. Hình thức liên kết này giúp cho thư viện tránh được tình trạng biệt lập, khép kín.

Hình thức phối hợp là hình thức này cũng ở mức độ đơn giản và tương đối phổ biến. Ở hình thức phối hợp này có sự phân chia về giới hạn và trách nhiệm trong công tác bổ sung. Có thể phân chia theo nhiều dạng khác nhau: Theo loại hình, theo nội dung, theo ngôn ngữ tài liệu, theo chất liệu mang tin, theo vần chữ cái của tên sách, theo khu vực địa lý.

Hình thức hợp tác cần có sự thống nhất cao về lao động, thời gian, kinh phí để đạt được mục tiêu. Trong hợp tác, người ta có thể đề ra những giao ước. Giao ước là cơ chế của hợp tác và các mối liên hệ giữa chúng. Phối hợp và hợp tác phân biệt với nhau bằng pháp lý. Cần có sự thống nhất cao về lao động, thời gian, kinh phí để đạt được mục tiêu. Trong hợp tác, người ta có thể đề ra những giao ước. Giao

ước là cơ chế của hợp tác và các mối liên hệ giữa chúng. Phối hợp và hợp tác phân biệt với nhau bằng pháp lý.

Hình thức tập trung hóa là hình thức mà vốn và quá trình hình thành vốn được tập trung trong một tổ chức thống nhất để có được sự mới mẻ.

Hình thức liên hợp thư viện (consortium) là hình thức phối hợp bổ sung mới xuất hiện trên thế giới. Trong mua bán tài liệu, ban đầu, các consortium bao gồm các loại cơ quan khác nhau như thư viện, viện bảo tàng, các nhà nghiên cứu, các hội nghề nghiệp tập hợp lại với mục đích liên kết với nhau, đưa ra yêu sách đối với các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triền nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin thư viện trường đại học sư phạm đại học thái nguyên (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)