Đào tạo người dùng tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triền nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin thư viện trường đại học sư phạm đại học thái nguyên (Trang 100 - 112)

1.6.3 .Cơ cấu tổ chức

3.4. Quan tâm đến yếu tố con người

3.4.2. Đào tạo người dùng tin

Đào tạo người dùng tin nhằm mục đích giúp cho họ hiểu được cơ chế hoạt động của Trung tâm TT-TV, biết sử dụng các dịch vụ có trong Trung tâm. Bất kỳ một cơ quan TT-TV nào đều đặt ra mục tiêu là đáp ứng nhu cầu thông tin của NDT. Công nghệ thông tin phát triển đa dạng đã tác động trực tiếp và làm thay đổi tâm lý, thói quen, nhu cầu sử dụng tài liệu, khai thác thông tin phục vụ nghiên cứu, học tập và đào tạo của NDT. Cùng với đó là sự đa dạng phong phú của hình thức thơng tin

việc khai thác, sử dụng thơng tin. Chính vì vậy, Trung tâm cần phải thường xun tổ chức các hoạt động đào tạo NDT nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng khai thác thơng tin để có thể nhận biết nhu cầu thơng tin, sử dụng thơng tin đúng mục đích và mang lại hiệu quả cao.

Từ khi ứng dụng phần mềm quản lý thư viện Ilib để tiến hành hiện đại hóa các hoạt động trong Trung tâm đã dẫn đến sự thay đổi căn bản việc sử dụng các dịch vụ của NDT. Chính vì vậy, việc đào tạo NDT là rất cần thiết, nhằm giúp đỡ họ hiểu được cơ cấu tổ chức bộ máy tra cứu thông tin, cách thức tra cứu trên hệ thống mục lục, phương thức tìm tin qua các CSDL trên hệ thống máy tính, trên mạng internet và qua các bản thư mục, tạo cho họ điều kiện thuận lợi nhất khi khai thác các nguồn tài nguyên trong Trung tâm.

Trung tâm có thể căn cứ vào nhu cầu của đối tượng NDT của mình để triển khai các hoạt động tổ chức hướng dẫn, đào tạo người dùng tin dưới nhiều hình thức. Cán bộ, giảng viên và sinh viên hiện nay đa phần đều có máy tính cá nhân nối mạng internet và không ở tập trung trong khuân viên Nhà trường nên tỉ lệ sử dụng Trung tâm TT-TV cịn chưa cao. Chính vì vậy, việc trang bị kiến thức về thư viện là điều hết sức cần thiết.

Trong vài năm trở lại đây, cứ mỗi khi bắt đầu vào năm học mới, Trung tâm lại tiến hành tổ chức hướng dẫn sử dụng thư viện cho sinh viên năm thứ nhất về các nội dung tìm tin trên bộ máy lưu trữ truyền thống, trên OPAC và khai thác thông tin trên mạng internet. Trung tâm cũng tổ chức các lớp học lý thuyết và thực hành để phổ biến cơ cấu tổ chức, nội quy, các phương pháp tra tìm tài liệu để đáp ứng tối đa nhu cầu thơng tin cá nhân. Ngồi ra, Trung tâm còn đào tạo NDT bằng cách đặt hướng dẫn tại phòng đọc, tổ chức một bộ phận hướng dẫn người sử dụng khi họ đến thư viện. Bộ phận này có thể là cán bộ thư viện hoặc các sinh viên làm cộng tác viên cho Trung tâm.

Trung tâm cũng cần tiếp tục triển khai các nội dung đào tạo NDT. Đặc biệt là đối với nhóm sinh viên năm thứ nhất, để họ tránh được tâm lý bỡ ngỡ và e ngại khi sử dụng các phương tiện tra cứu tài liệu. Trung tâm cũng cần phải tăng cường hơn

nữa việc mở các lớp tập huấn sử dụng thư viện, nhất là các thao tác trên máy tính điện tử.

Ngồi ra, Trung tâm cịn mở các khóa đào tạo khai thác thông tin theo các chuyên đề, được cập nhật thường xuyên nội dung mới. Mở lớp đào tạo khai thác các loại hình tài liệu số hóa với các nhóm NDT của Trung tâm. Q trình hướng dẫn và đào tạo NDT đã được Trung tâm kết hợp giữa lý thuyết và thực hành để kết thúc sau mỗi khóa học NDT phải nắm được các kiến thức tối thiểu về hoạt động trong thư viện cũng như các kỹ năng tìm tài liệu, độc lập khi tra cứu tài liệu.

Trung tâm TT-TV trường ĐHSP Thái Nguyên cũng đã tiến hành trang bị kiến thức, kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu một cách hiệu quả. Trung tâm đã giới thiệu các phương pháo tra cứu tài liệu như: Tra cứu thông qua hệ thống mục lục truyền thống, mục lục đọc máy. Hướng dẫn NDT đến với phương pháp tra cứu trên máy. Trung tâm cịn hướng dẫn NDT khai thác thơng tin qua các CSDL, tìm tin trên mạng như Google, Yahoo, search, big, timnhanh,…

Trung tâm cũng đã tiến hành hội nghị NDT dưới hình thức tọa đàm trao đổi về phương thức phục vụ NDT, thông qua hoạt động này giúp giải đáp thắc mắc, thu thập ý kiến đóng góp của NDT cho cơng tác phục vụ. Ngồi ra, Trung tâm cịn phối hợp với các khoa, bộ môn trong Nhà trường tổ chức tuyên truyền phát triển và định hướng văn háo đọc lành mạnh trong cộng đồng NDT.

Bên cạnh đó, Trung tâm cũng cần sử dụng những hình thức phù hợp để hướng dẫn NDT như việc đưa nội dung hướng dẫn NDT lên website trường, gửi thông báo thư viện đến các khoa, bộ môn để phổ biến tới sinh viên. Sử dụng đội ngũ cộng tác viên là giảng viên, nhân viên các phòng ban hướng dẫn sinh viên sử dụng tài liệu.

Mặt khác, Trung tâm cần thường xuyên hơn nữa tổ chức hội nghị bạn đọc nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Trung tâm với bạn đọc, qua đó giúp cho việc đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu tin của NDT. Điều này sẽ giúp cho Trung tâm tìm ra những điểm mạnh và phát huy triệt để, khắc phục những điểm còn hạn chế trong thời gian gần nhất. Việc tiếp nhận thông tin phản hổi và những ý kiến đánh giá của

NDT là cơ sở quan trọng cho việc hoàn thiện ngày càng tốt hơn công tác phục vụ thông tin thư viện của Trung tâm.

Tuy nhiên, trên thực tế, Trung tâm mới chỉ tập trung vào đối tượng NDT là sinh viên mà chưa có sự quan tâm đúng mức tới đối tượng NDT là cán bộ lãnh đạo, cán bộ giảng viên trong Nhà trường. Tuy đây là nhóm đối tượng NDT chiếm số lượng không nhiều nhưng nhu cầu tin của họ lại khá cao. Trung tâm cần tập trung hơn nữa vào nhóm cán bộ quản lý, giảng viên nhưng lại có nhu cầu thơng tin cao, có trình độ chun môn. Trung tâm cũng cần tạo ra các kênh đào tạo, hướng dẫn khai thác thông tin trực tuyến như dịch vụ hỏi đáp qua điện thoại, qua email.

Việc hướng dẫn và đào tạo người dùng tin nên được phân theo những nhóm cụ thể, cán bộ thư viện có thể soạn bài giảng phù hợp với từng đối tượng người dùng tin. Quá trình hướng dẫn và đào tạo người dùng tin cũng chính là tự đào tạo lại cán bộ, thông qua các buổi tọa đàm, trao đổi và đặt câu hỏi để cán bộ thư viện giải đáp cũng chính là một cách để cán bộ thư viện phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức về CNTT, kiến thức chuyên ngành, kiến thức ngoại ngữ và cách thức làm việc trong mơi trường điện tử để tự tìm hiểu, học hỏi và nâng cao trình độ, kiến thức cho bản thân mới có thể đáp ưng nhu cầu tin ngày càng tăng cao của bạn đọc.

Qua đây chúng ta có thể thấy, đào tạo người dùng tin là một hoạt động vô cùng quan trọng, cần được chú trọng đầu tư thích đáng. Làm tốt cơng tác này sẽ đem lại hiệu quả khia thác nguồn lực thông tin hiệu quả và tích cực, giúp cán bộ thư viện giảm được áp lực công việc. Điều này sẽ giúp tạo tiền đề cho việc mở rộng, nâng cao chất lượng cán sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện trong Trung tâm.

KẾT LUẬN

Trải qua 50 chính thức đi vào hoạt động, Trung tâm Thông tin – Thư viện, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã có những bước đi vững chắc và đạt được nhiều thành tựu rất đáng tự hào. Nhất là trong công tác xây dựng nguồn lực thông tin. Trung tâm đã tạo lập được nguồn lực thông tin khá lớn mạnh, phục vụ có hiệu quả cơng tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập của cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường, đáp ứng nhu cầu hiện thời của người dùng tin.

Cơng tác phát triển nguồn lực thơng tin góp phần khơng nhỏ vào việc nâng cao chất lượng vốn tài liệu, giúp cho kho tài liệu ngày càng phong phú, đa dạng, có tính khoa học cao và do đó giúp Trung tâm nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác phục vụ bạn đọc của mình.

Hiện nay, nhu cầu tin của người dùng tin ngày càng tăng lên, đa dạng và phong phú. Trung tâm cần phát huy những thế mạnh đã đạt được, khắc phục những điểm còn hạn chế. Xây dựng và hồn thiện chính sách phát triển nguồn lực thông tin, tăng cường nguồn lực thơng tin, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chun mơn của cán bộ thư viện, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phương thức tổ chức và quản lý nguồn lực thơng tin.

Trong q trình hoạt động, Trung tâm đã quan tâm xây dựng cả về số lượng và chất lượng nguồn lực thông tin. Nhờ sự quan tâm, chú trọng này mà Trung tâm đã có nhiều đóng góp cho việc cung cấp thơng tin tư liệu cho các nhà nghiên cứu giảng viên, sinh viên của Nhà trường. Công tác bổ sung nguồn tài nguyên của Trung tâm được Ban giám đốc rất quan tâm. Chính vì vậy, số lượng tài liệu tăng lên đáng kể, rất nhiều loại hình tài liệu khác nhau được bổ sung, đặc biệt là loại hình tài liệu điện tử, tăng lên rất nhanh chóng. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng có nhiều mối quan hệ với thư viện các trường trong Đại học Thái Nguyên nên nguồn tài liệu được tặng biếu cũng rất phong phú. Trung tâm đã xác định được những điểm mấu chốt trong chính sách phát triển nguồn lực thơng tin và phân bổ kinh phí có hiệu quả để

bổ sung một cách hợp lý nhất. Đến nay Trung tâm đã có số lượng tài liệu phong phú về nội dung, đa dạng về loại hình với số lượng người dùng tin ngày một tăng lên.

Tuy nhiên, dù đã đạt được những hiệu quả nhất định trong công tác phát triển nguồn lực thơng tin thì Trung tâm vẫn cịn một số vấn đề cần giải quyết như: chưa có tài liệu dạng vi phim, vi phiếu, việc truy cập vào CSDL còn chưa ổn định, số lượng tài liệu phục vụ chương trình đào tạo sau đại học cịn hạn chế. Chính vì vậy, Trung tâm cần tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động phát triển theo chiều sâu, đặc biệt ưu tiên các nguồn tin điện tử, các hoạt động dịch vụ thơng tin, tin học hóa các công tác nghiệp vụ. Trung tâm cần chủ động phục vụ có hiệu quả cơng tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học trong Nhà trường. Chọn lọc những tài liệu trọng tâm, có số lượng bản ít nhưng tần xuất sử dụng cao để tiến hành số hóa, đưa vào CSDL của Trung tâm. Trung tâm cũng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác số hóa và tạo lập nguồn tài nguyên số.

Đây chính là cơ sở nền tàng nhằm xây dựng một Trung tâm Thông tin – Thư viện vững mạnh về tổ chức, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Đặc biệt là xây dựng nguồn lực thơng tin vững mạnh, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đào tạo của trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên và cơng cuộc đổi mói đất nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Tài liệu tiếng Việt Các tài liệu chỉ đạo

[1] Bộ văn hóa – Thơng tin (2002), Về công tác Thư viện – Các văn bả pháp quy hiện hành về thư viện, Vụ Thư viện, Hà Nội

[2] Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội

[3] Pháp lệnh Thư viện (2001), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

Các tài liệu khác

[4] Nguyễn Huy Chương (2010), Thư viện Đại học Mỹ thuật và một số bài học kinh

nghiệm cho thư viện đại học Việt Nam, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội

[5] Đinh Thị Đức (1996), Công tác bổ sung sách báo của thư viện Hà Nội những

năm tháng đã qua và những vấn đề đặt ra, Tập san Thư viện 4, tr.17-20

[6] Mai Hà (2005), Tăng cường tổ chức và khai thác hiệu quả nguồn lực thông tin

tại trung tâm thông tin tư liệu (Viện khoa học và công nghệ Việt Nam), kỷ yếu

hội nghị ngành thông tin khoa học và công nghệ làn thứ V, tr. 158-166.

[7] Mai Hà (2008), Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện/Bài giảng, Đại học Văn hóa, Hà Nội

[8] Hà Thị Huệ (2005), Tăng cường nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại

học Bách Khoa Hà Nội/Luận văn tốt nghiệp, Đại học Văn hóa Hà Nội, 93tr.

[9] Nguyễn Hữu Hùng (2005), Nguồn lực thông tin dành cho học viên Cao học ngành Thư viện/Bài giảng, Đại học Văn hóa, Hà Nội

[10] Nguyễn Hữu Hùng (2005), Phát triển thông tin để trở thành nguồn lực, Tạp

chí Thơng tin và Tư liệu, (2), tr. 2-7.

[11] Nguyễn Huy (2002), Số hóa tài liệu địa chí, xây dựng cấu trúc dữ liệu phục vụ

tra cứu đa phương tiện làm phong phú vốn tài liệu địa chí, Tập san Thư viện,

(1), tr.29.

[13] Phạm Trúc Trương Lương (2006), Vấn đề bản quyền tác giả trong kỷ ngun

số: Góc nhìn từ thư viện, Kỷ yếu tăng cường công tác tiêu chuẩn hóa trong

hoạt đơng thơng tin – tư liệu, tr.79-84.

[14] Nguyễn Thị Thanh Mai (2007), Tăng cường công tác quản lý Nhà nước nhằm

hiện đại hóa các thư viện Việt Nam theo hướng xây dựng thư viện điện tử, Tạp

chí Thơng tin và Tư liệu, (4), tr. 1-5.

[15] Nguyễn Viết Nghĩa (2001), Phương pháp xây dựng chính sách phát triển nguồn tin, Tạp chí Thơng tin và Tư liệu, (số 1), tr.12-17.

[16] Nguyễn Viết Nghĩa (2009), Một số vấn đề xung quanh việc bổ sung tài liệu hiện nay, Kỷ yếu hội thảo khoa học, tr. 17-121.

[17] Nguyễn Viết nghĩa (2001), Phát triển và quản trị vốn tài liệu/Bài giảng,

trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội

[18] Trần Thị Minh Nguyệt (2011), Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực trong hoạt đông của hệ thống thư viện công cộng ở nước ta, Đề tài nghiên cứu khoa

học cấp Bộ, Đại học Văn hóa, Hà Nội.

[19] Trần Thị Quý (2011), Số hóa tài liệu – Từ nhận thức đến triển khai tại khoa thông tin – thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin địa phương dạng số

phục vụ bảo tồ di sản và phát triển kinh tế xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hà Nội, tr. 150-156.

[20] Trần Thị Quý, Phát triển nguồn tài liệu số - cơ sở quan trọng để xây dựng thư

viện điện tử trong các trường đại học/ Kỷ yếu hội thảo xây dựng mục lục trực

tuyến và thư viện điện tử” do Đại học Sài Gòn tổ chức 8/2013

[21] Trần Thị Quý, Đỗ Văn Hùng (2007), Tự động hóa trong hoạt động Thơng tin – Thư viện, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội

[22] Đồn Phan Tân (1990), Cơ sở thơng tin học, Đại học Văn hóa, Hà Nội.

[23] Bùi Loan Thùy (1997), Hiện trạng và tương lai phát triển Khoa học thư viện ở

[24] Bùi Loan Thùy (2008), Xây dựng chính sách phát triển nguồn tài ngun thơng

tin của thư viện đại học Việt Nam/ Bùi Loan Thùy, Bùi Thu Hằng, Tạp chí thư

viện Việt Nam, (1), tr. 16-23.

[25] Từ điển tiếng Việt (2004), Nxb Trung tâm từ điển học, Hà Nội.

[26] Lê Văn Viết (2001), Cẩm nang nghề Thư viện, Văn hóa Thơng tin, Hà Nội. [27] Lê Văn Viết (2006), Thư viện học: Những bài viết chọn lọc, Nxb Văn hóa-

Thơng tin, Hà Nội.

[28] Phạm Văn Rính, Nguyễn Viết Nghĩa (2007), Phát triển vốn tài liệu trong thư viện và cơ quan thông tin, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội

[29] Phạm Văn Rính, Bổ sung tài liệu, Tập san Thư viện 2, tr.44-47. [30] Vụ Thư viện (1999), Về công tác Thư viện

[31] Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2000), Pháp lệnh Thư viện

[32] Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên: http://www.dhsptn.edu.vn [33] ALA: Glossary of library and information science (1996), GalenPress, Tucson. [34] Evans, Edward G., (2007), Developing library and information congress: 73rd

IFLA general conference and council, http://www.ifla.org/ifla73/index.html

[35] Johnson, Peggy, (2009), Fundamental of collection development and management, American Library Association, USA.

PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT NHU CẦU TIN

Để phục vụ cho việc nghiên cứu với đề tài luận văn “Phát triển nguồn lực

thông tin tại Trung tâm TT-TV trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên”

nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin phục vụ công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triền nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin thư viện trường đại học sư phạm đại học thái nguyên (Trang 100 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)