GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CÁ NHÂN

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh đồng tháp (Trang 57 - 61)

3.3.1 .Thu nhập

5.2.GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CÁ NHÂN

HÀNG TMCP Á CHÂU – ĐỒNG THÁP

Hoạt động tín dụng nói chung, tín dụng Cá nhân nói riêng là hoạt động chủ yếu trực tiếp mang lại nguồn thu cho Ngân hàng. Vì thế việc nâng cao hiệu quả, chất lượng và quản lý rủi ro tín dụng là vơ cùng quan trọng đối với Ngân hàng trong giai đoạn nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay.

Nhìn chung hoạt động tín dụng Cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Đồng Tháp là rất tốt, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ không ngừng tăng trưởng qua các năm, chất lượng của các sản phẩm cho vay cũng ngày được nâng cao. Vì thế nội dung chính của giải pháp là tiếp tục giữ vững vị thế, tăng cường mở rộng thị trường và đề ra các chính sách để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng cá nhân.

5.2.1. Hoạt động tín dụng

- Tiếp tục nâng cao công tác huy động vốn để tạo sự hài hòa giữa nguồn vốn huy động và vốn cho Khách hàng vay. Có nguồn vốn ởn định chính là nền tảng cho hoạt động cho vay. Đa dạng hóa các loại hình huy động vốn nhất là phát triển thêm các sản phẩm mới và thường xuyên làm mới các sản phẩm củ, chú trọng tăng trưởng nguồn vốn lãi suất thấp, tích cực khai thác nguồn vốn trung dài hạn, ngoại tệ để chủ động trong đầu tư và cho vay.

- Mở rộng mạng lưới giao dịch bằng cách mở thêm nhiều Phòng giao dịch ở các khu vực kinh tế trọng điểm của tỉnh để thu hút nhiều Khách hàng trên toàn Tỉnh.

- Lắp đặt thêm nhiều máy ATM ở nhiều nơi như Siêu thị, Chợ, Trường học hay Bến xe để tạo sự thuận tiện, dễ dàng cho Khách hàng khi muốn rút tiền. Điều đó làm tăng lượng khách đến mở tài khoản tại Ngân hàng.

- Các giải pháp hạn chế các rủi ro trong hoạt động cho vay Cá nhân tại Chi nhánh: + Nâng cao tầm quan trọng của cơng tác thẩm định các món vay. Các cán bộ tín dụng cần chú ý trong cơng tác này, phải địi hỏi Khách hàng cung cấp đầy đủ những giấy tờ cần thiết, cán bộ thẩm định cần phải trực tiếp xuống nơi hoạt động của Khách hàng để khảo sát cho chính xác.

+ Theo kết quả phân tích ta thấy vịng quay vốn tại Chi nhánh cịn khá thấp, vì thế công tác thu hồi nợ cần được đẩy mạnh hơn nữa. Khuyến khích Khách hàng trả nợ đúng hạn. Các cán bộ tín dụng cần thường xuyên xuống nơi hoạt động để giám sát việc sử dụng vốn của Ngân hàng để kịp thời xử lý nếu Khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng.

+ Để tránh được rủi ro trên thị trường thì Ngân hàng cũng cần tránh tập trung quá mức vào một nhóm Khách hàng nhất định mà phải phân tán nhiều lĩnh vực khách nhau. Trong thời gian tới nền kinh tế ắt có nhiều biến đởi khi nền kinh tế vẫn trong tình

trạng lạm phát cao mà ngành kinh doanh sẽ chịu nhiều tác động. Hiện tại dư nợ kinh doanh cá thể tại Ngân hàng chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng mạnh. Vì thế Ngân hàng cần cân nhắc, thẩm định kỹ trước khi cho vay với mục đích kinh doanh. Bên cạnh đó thì có thể tăng dư nợ đối với nhóm vay tiêu dùng hay cầm cố sở tiết kiệm vì chúng an tồn hơn cho hoạt động của Ngân hàng.

+ Tiếp tục đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, xử lý nợ tồn động. Đưa ra các phương pháp xử lý nếu Cán bộ để nợ quá hạn, nợ tồn đọng phát sinh nhiều, thời gian kéo dài. Nếu do nguyên nhân khách quan thì lãnh đạo giao chỉ tiêu cụ thể chỉ cho hưởng lương kinh doanh theo kết quả công việc, theo số nợ tồn đọng thu được.

+ Tỷ lệ nợ xấu tại Ngân hàng vẫn cịn thấp, tuy nhiên khơng vì thế mà chủ quan. Đối với nợ xấu mà Ngân hàng đã xiết nợ bằng tài sản, những tài sản đó đã có đủ hồ sơ pháp lý hợp pháp thì thực hiện phát mãi hoặc đưa ra bán đấu giá tài sản để thu hồi vốn, có thể thỏa thuận với Khách hàng đứng ra bán tài sản của mình vì như thế tài sản bán ra sẽ được giá cao hơn. Những tài sản thế chấp đã xiết nợ chưa đảm bảo tính pháp lý cần có sự phối hợp giúp đỡ của các ngành chức năng để hoàn thiện và tiếp tục xử lý. Sau khi phân tích nợ, đơn đốc Khách hàng trả nợ và xử lý phát mãi tài sản thế chấp, nếu khơng cịn khả năng thu hồi thì đề nghị Nhà Nước cho phép hạch toán vào rủi ro và được phân bổ cho những năm sau.

+ Ngoài ra để hạn chế các rủi ro tín dụng Ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp bảo hiểm tín dụng cho các khoản vay.

- Một nhân tố ảnh hưởng rất lớn mà chúng ta thường bỏ qua khi đề giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng cho một Ngân hàng đó là nhân tố con người và văn hóa làm việc:

+ Cần đào tạo đội ngũ nhân viên có chun mơn cao bằng cách thường xuyên gửi Nhân viên tập huấn nâng cao trình độ chun mơn nghiệp để có khả năng phân tích, thẩm định hồ sơ vay vốn của Khách hàng một cách chính xác, hợp lý. Điều này góp phần làm giảm tình hình nợ xấu cho Ngân hàng, thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.

` + Thực hiện đoàn kết nội bộ, kiên quyết chống lại những biểu hiện tiêu cực trong kinh doanh, xử lý nghiêm minh những hành động vi phạm đạo đức nghề nghiệp, gây ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của Ngân hàng.

5.2.2. Chiến lược Marketing

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi về các dịch vụ Ngân hàng, chính sách tín dụng hiệu quả với lãi suất hấp dẫn, những tiện ích khi Khách hàng đến với Ngân hàng,…. Vì vậy, Ngân hàng nên đa dạng hoá các tờ rơi, sách giới thiệu về ngân hàng để ở ngồi quầy giao dịch để khách hàng có thể đọc khi đến giao dịch. Tăng cường quảng bá thương hiệu, sản phẩm của Ngân hàng qua nhiều kênh như báo, truyền hình hay các băng ron, sơn áp phích trên xe buýt, tư vấn trực tiếp hay tổ chức hội thảo….

- Giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với Khách hàng cũ như gởi thiệp chúc mừng vào các dịp lễ, tết, sinh nhật,…. Đồng thời, không ngừng đẩy mạnh việc thu hút Khách hàng mới thông qua các hoạt động Marketing như rút thăm trúng thưởng, tặng quà,…. - Cần tở chức bộ phận chăm sóc Khách hàng, tạo cho Khách hàng cảm giác được tôn trọng mỗi khi đến Ngân hàng. Bộ phận này có chức năng hướng dẫn Khách hàng lần đầu tiên giao dịch khai báo thông tin, trả lời các thắc mắc của Khách hàng, tư vấn, giới thiệu về các sản phẩm của Ngân hàng. Từ ngày 13/03/2012 trần lãi suất huy động là 13%, nên không thể ra chiến lược tăng lãi suất huy động để thu hút Khách hàng. Ngân hàng nên đẩy mạnh công tác hậu mãi, đồng thời nên nâng cao kỹ năng giao tiếp, phục vụ Khách hàng chu đáo hơn nữa: Luôn tươi cười với Khách hàng; Nhân viên bảo vệ chủ động trong việc đón tiếp Khách hàng, mời nước, kẹo, khăn lạnh và chu đao hơn có thể che dù cho Khách hàng từ nơi để xe vào tới cửa Ngân hàng,….

- Xây dựng văn hoá giao dịch riêng của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Á Châu Đồng Tháp. Nét văn hố đó được thể hiện qua phong cách, thái độ văn minh, lịch sự, trang phục riêng của tập thể Nhân viên. Hãy làm cho tất cả cán bộ Nhân viên trong Ngân hàng trở thành những Nhân viên marketing thực thụ. Nếu có Sinh viên thực tập thì nên tạo điều kiện cho Sinh viên tiếp xúc với Khách hàng nhiều như: Mời nước, mời bánh, Khách hàng đến mở sổ tiết kiệm, nộp tiền, xin vay vốn,… Sinh viên sẽ hướng dẫn Khách hàng đến gặp ai, ở quầy giao dịch số mấy,…. Việc này làm Khách hàng cảm nhận được sự quan tâm chu đáo của Ngân hàng, xóa đi tâm lý ngại giao dịch với Ngân hàng của người dân. Ln bình đẳng đối sử với Khách hàng lớn hay nhỏ, nâng cao slogan ACB “Ngân hàng của mọi nhà”

- Ngân hàng có thể thường xuyên mở các cuộc điều tra, phỏng vấn Khách hàng để hỏi ý kiến của Khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ cũng như chất lượng phục vụ của các cán bộ trong Ngân hàng. Cung cấp cho khách số điện thoại liên lạc để họ có thể góp ý, phản ánh khi khơng hài lịng.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh để giành thị phần bằng cách lập các chiến lược: Tổ chức nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Đây là công việc quan trọng để thực hiện chiến lược cạnh tranh có hiệu quả của Ngân hàng. Việc nghiên cứu phải thường xuyên trên cơ sở so sánh những sản phẩm, lãi suất, các hoạt động quảng cáo, mạng lưới Ngân hàng,… với các NHTM trên cùng địa bàn. Do đất nước hội nhập có nhiều Ngân hàng ngoại vào Việt Nam nói chung và mở Chi nhánh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp nói riêng, vì thế để cạnh tranh đối với các đối thủ ngoại này thì Chi nhánh có thể liên kết với các Tở chức kinh tế hay NHTM khác để thực hiện một số chương trình nhằm giành thị phần và phát triển sản phẩm.

Chiến lược kết hợp ATM lưu động với Marketing trực tiếp

Chiến lược được hình thành từ kết quả nghiên cứu ở chuyên đề năm 3, bắt nguồn từ nhu cầu được phục vụ tại nhà của Khách hàng. Chiến lược đưa ra nhằm mở rộng phương thức huy động vốn. Trước tiên Ngân hàng phải xin phép Ngân hàng Nhà Nước để thực hiện chiến lược trên, nếu được phép thực hiện thì Ngân hàng cho nhân viên Marketing tiến hành khảo sát thị trường (có thể dùng bản câu hỏi ở phụ lục 1 tiến hành

khảo sát), tìm những khu vực có nhu cầu giao dịch với Ngân hàng. Sau đó hàng tuần cho xe ATM lưu động cùng với nhân viên Marketing hay cán bộ tín dụng đến những khu vực đó. Ngân hàng tìm ra các sản phẩm phù hợp với chiến lược trên. Hạ mức tiền tối thiểu mở sổ tiết kiệm xuống 500.000 ngàn đồng hay Khách hàng có thể gửi tiền tiết kiệm ở mức thấp từ 100.000 – 200.000 ngàn đồng / lần,…. Đối tượng nhắm vào chủ yếu là các tiểu thương. Với ATM lưu dộng Khách hàng không chỉ được rút tiền mà có thể gửi tiết kiệm, được hỡ trợ tư vấn tài chính.

Ưu và nhược điểm của chiến lược:

- Ưu điểm: Giảm chi phí lắp đặt máy ATM ở diện rộng, chi phí Marketing. Tăng doanh số phát hành thẻ, tăng doanh số huy dộng và cho vay. Nâng cao thương hiệu và uy tính cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh đồng tháp (Trang 57 - 61)