Phân tích tình hình quá hạn và nợ xấu

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh đồng tháp (Trang 50)

3.3.1 .Thu nhập

4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG

4.2.4. Phân tích tình hình quá hạn và nợ xấu

Bảng 4.10: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN VÀ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP QUA 3 NĂM (2009 – 2011)

Đvt: Triệu đồng

Năm Chỉ tiêu

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Tiền % Tiền % Tiền % Tiền % Tiền %

Dư nợ 54.865 100,00 96.094 100,00 190.579 100,00 41.229 75,15 94.485 98,3 3 Nợ quá hạn 211 0,38 384 0,40 592 0,31 173 81,99 208 54,17 Nợ xấu 156 0,28 291 0,30 427 0,22 135 86,54 136 46,74 4.2.4.1. Nợ quá hạn

Qua bảng 4.10 ta thấy tình hình nợ quá hạn tăng đều qua các năm, cụ thể vào năm 2009 là 211 triệu tăng thêm 81,99% đạt 385 triệu đồng năm 2010, đến năm 2011 con số này đã tăng lên 592 triệu đồng tương ứng tăng 54,17% so với cùng kỳ năm 2010. Nguyên nhân của việc tăng đều như vậylà do doanh số cho vay qua các năm đều tăng. Hoạt động cho vay không thể tránh được nhữngkhoảng nợ quá hạn như vậy. Mặt dù qua các 3 năm nợ quá hạn đều tăng nhưng tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ qua 3 năm đều ở mức rất thấp cụ thể năm 2009, 2010, 2011 tỷ lệ thương ứng là 0,38%, 0,40%, 0,31%. Ta thấy tỷ lệ này là rất thấp so với tỷ lệ an toàn 5%.

4.2.4.2. Nợ xấu

Nợ xấu là khoản nợ không có khả năng thu hồi, và cũng là biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng một Ngân hàng. Khi phát sinh nợ xấu cũng đồng nghĩa với khoản vay của Ngân hàng đã bị rủi ro.

Năm 2009 nợ xấu của Chi nhánh là 156 triệu đồng, vào năm 2010 con số này đã tăng thêm 86,54% và đạt 291 triệu đồng. Đến năm 2011 nợ xấu tiếp tục tăng thêm 136

triệu đồng đạt 427 triệu đồng. Hoạt động cho vay không thể không tránh được những khoảng nợ khó thu hồi. Trong thời gian vừa qua do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, đất nước trong giai đoạn lạm phát cao. Tín dụng nói chung đặc biệt là tín dụng Cá nhân nói riêng phải chịu rất nhiều những ảnh hưởng này. Ngoài ra thì cũng có những nguyên nhân từ phía Ngân hàng đó là do một số cán bộ tín dụng thiếu kinh nghiệm trong công tác thẩm định. Do đó nợ xấu có xu hướng tăng nhưng Ngân hàng đã cố gắng để hạn chế trong tầm kiểm soát của mình và vẫn thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ an toàn 3%.

Tình hình cho vay Cá nhân tại Ngân hàng như thế là rất tốt, nợ quá hạn và nợ quá hạn thấp, tuy nhiên Ngân hàng cần tăng cường công tác thẩm định và giám sát hồ sơ vay hơn nữa để giảm thiểu tối đa nợ quá hạn và nợ xấu cho Ngân hàng.

4.3. PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI ACB - ĐỒNG THÁP (2009 – 2011) TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI ACB - ĐỒNG THÁP (2009 – 2011)

4.3.1. Dư nợ ngắn hạn/tổng dư nợ

Thông thường ở một số Ngân hàng thì tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ có xu hướng giảm qua các năm. Ngân hàng Á Châu cũng cùng xu thế đó, năm 2009 là 56,88%, sang 2010 giảm chỉ còn 40,04% và tiếp tục giảm còn 28,92% năm 2011. Cho vay ngắn hạn có thời gian thu hồi vốn nhanh, ít rủi ro nhưng lợi nhuận thấp hơn trung và dài hạn. Do đó Chi nhánh tập trung vào những Khách hàng lớn, món vay lớn kèm theo thời hạn dài nên dư nợ ngắn hạn có xú hướng giảm.

4.3.2. Dư nợ trung - dài hạn/tổng dư nợ

Ngược lại với dư nợ ngắn hạn thì tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn trên tổng dư nợ tăng qua các năm từ 43,12% năm 2009 tăng lên 59,96% và 71,08% vào năm 2010 và 2011. Các sản phẩm cho Khách hàng Cá nhân như kinh doanh cá thể, mua bán chuyển nhượng BĐS của ACB phần lớn có thời hạn trên 12 tháng mà đối tượng này có dư nợ cao và tăng mạnh qua các năm. Với lại theo định hướng phát triển kinh tế, xã hội của Tỉnh, ACB Chi nhánh Đồng Tháp tập trung mở rộng và tăng cường đầu tư tín dụng, chú trọng đầu tư tín dụng trung, dài hạn gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh, tập trung vốn tín dụng cho các chương trình, dự án trọng điểm của Tỉnh.(5)

4.3.3. Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này cho ta thấy tốc độ thu hồi vốn tại Ngân hàng. Nếu chỉ tiêu càng lớn thì tốc độ thu hồi vốn tại Ngân hàng càng nhanh. Năm 2009 vòng quay vốn tín dụng cá nhân là 2,37 vòng, lớn hơn 1 chứng tỏ vòng quay vốn khá nhanh. Sang 2010 thì chỉ tiêu đã giảm nhẹ còn 1,90 vòng nhưng vẫn lớn hơn 1. Đến năm 2011 vòng quay vốn tăng lên 2,85 vòng. Ta thấy tốc độ thu hồi nợ là khá tốt.

(5) Phương hướng phát triển, kế hoạch phát triển K 5 năm 2011 – 2015 của UBND Tỉnh Đồng Tháp.

Bảng 4.11: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - ĐỒNG THÁP (2018-2021)

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2009 2010 2011

1. Tổng dư nợ Trđ 54.865 96.094 190.579

2. Dư nợ ngắn hạn Trđ 31.209 38.477 55.113

3. Dư nợ trung - dài hạn Trđ 23.656 57.617 135.466 4. Dư nợ bình quân Trđ 31.154 75.479 143.336 5. Doanh số cho vay Trđ 120.789 184.605 502.578 6. Doanh số thu nợ Trđ 73.767 143.376 408.093 7. Nợ quá hạn Trđ 211 384 592 8. Nợ xấu Trđ 156 291 427 9. Tổng thu nhập Trđ 19.167 50.837 72.297 10. Thu nhập lãi Trđ 17.249 44.102 59.236 11. Chi phí lãi Trđ 18.184 33066 48661

12. Dư nợ ngắn hạn/Tổng dư nợ % 56,88 40,04 28,92 13. Dư nợ trung-dài hạn/Tổng dư nợ % 43,12 59,96 71,08 14. Hệ số thu nợ (6)/(5) % 61,07 77,67 81,20 15. Vòng quay vốn tín dụng (6)/(4) Vòng 2,37 1,90 2,85 16. Tỷ lệ nợ quá hạn / Dư nợ % 0,38 0,40 0,31

17. Tỷ lệ nợ xấu / Dư nợ % 0,28 0,30 0,22

18. Thu nhập lãi/Tổng thu nhập % 94,87 86,75 81,93 19. Thu nhập lãi/Chi phí lãi Lần 1,05 1,33 1,22

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu tại Ngân hàng)

4.3.4. Thu nhập lãi / Tổng thu nhập

Chỉ tiêu phản ánh được tổng thu nhập Cá nhân về tín dụng trên tổng thu nhập Cá nhân tại Ngân hàng. Năm 2009 là 94,87%, năm 2010 giảm còn 86,75%. Năm 2011 tiếp tục giảm nhẹ còn 81,93%, nguyên nhân là do Ngân hàng đã có sự quan tâm giới thiệu các dịch vụ sản phẩm khác như chuyển tiền nhanh, chi trả kiều hối,… đến bộ phận Khách hàng Cá nhân, làm thu nhập ngoài lãi suất tăng lên.

4.3.5. Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ cho ta thấy được khả năng thu nợ của Ngân hàng. Hệ số lớn chứng tỏ Khách hàng sử dụng vốn vay hợp lý, đúng mục đích và có hiệu quả đồng thời chứng tỏ các cán bộ tín dụng làm việc tốt. Năm 2009 hệ số thu nợ đạt 61,07%, sang

2010 nhờ vào thái độ làm việc nhiệt tình của các cán bộ trong công tác thu hồi nợ cho Ngân hàng thì hệ số này đã tăng nhanh chóng và đạt 77,67%. Tiếp tục xu hướng đó Ngân hàng đã hoạt đông tích cực trong công tác thu hồi nợ đến hạn, nên năm 2011 hệ số thu nợ là 81,20%. Nền kinh tế thời gian qua gặp cũng không ít khó khăn nhưng hệ số thu nợ của Ngân hàng liên tục tăng là điều đáng mừng và chứng tỏ các chính sách quản lý tín dụng là rất tốt. Ngoài ra cũng cho thấy phần lớn lượng Khách hàng Cá nhân của Ngân hàng đáng tin cậy và Ngân hàng nên duy trì mối quan hệ này.

4.3.6. Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu

Theo phần phân tích tình hình nợ quá hạn và nợ xấu ở trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ và tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ tại Chi nhánh là khá nhỏ qua các năm.

- Tỷ lệ nợ quá hạn: Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ qua 3 năm đều ở mức rất thấp cụ thể năm 2009, 2010, 2011 tỷ lệ tương ứng là 0,38%, 0,40%, 0,31%. Ta thấy tỷ lệ này là rất thấp so với tỷ lệ an toàn 5%.

- Tỷ lệ nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vào năm 2009 là 0,28% tổng dư nợ cho vay cá nhân, năm 2010 tỷ lệ nợ xấu có tăng thêm nhưng không đáng kể chỉ chiếm 0,3% tổng dư nợ Cá nhân cuối năm, và đến năm 2011 chỉ chiếm 0,22% tổng dư nợ cá nhân cuối năm. Ta thấy tỷ lệ này là rất thấp so với tỷ lệ an toàn 3%.

4.3.7. Thu nhập lãi/chi phí lãi

Chỉ tiêu luôn tăng dần qua 3 năm như thế cho ta thấy được số tiền thu được cao hơn chi phí bỏ ra, lợi nhuận càng tăng. Năm 2009 là 1,05 lần hay 1 đồng bỏ ra chỉ thu được 1,05 đồng lợi nhuận. Năm 2010 thì 1 đồng bỏ ra Ngân hàng thu được 1,33 đồng, lợi nhuận được 0,33 đồng. Sang 2011 thì 1 đồng bỏ ra Ngân hàng thu được 1,22 đồng, lợi nhuận được 0,22 đồng. Qua đó hoạt động của Ngân hàng mới thành lập như thế là khá tốt.

Tóm lại: Qua việc phân tích các chỉ số tài chính đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng ta thấy được: Tình hình tín dụng cá nhân tại Ngân hàng đang tăng về qui mô hoạt động, lẫn chất lượng. Mặt khác cơ cấu nguồn vốn huy động chưa đa dạng, thiếu nhiều kênh huy động. Dư nợ luôn tăng, hệ số thu nợ cũng tăng qua các năm. Tỷ lệ nợ xấu rất thấp, cho thấy hoạt động cho vay Cá nhân tại Ngân hàng chưa phải đối mặt với rủi ro về nợ xấu. Tuy nhiên khi xét đến vòng quay vốn thì có sự tăng giảm không ổn định, tốc độ thu hồi nợ của Ngân hàng còn chậm so với tốc độ tăng của doanh số cho vay. Điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng Cá nhân tại Ngân hàng. Tóm lại hoạt động tín dụng Cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu trong 3 năm qua khá hiệu quả.

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP

Chương trước ta đã tìm hiểu thực trạng hoạt động tín dụng Cá nhân tại Chi nhánh từ đó tìm ra những mặt hạn chế, từ đó đưa ra giải pháp cho vấn đề đó. Chương này chủ yếu dùng ma trận SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa của Ngân

hàng từ đó đưa ra giải pháp chiến lược để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng Cá nhân tại Ngân hàng.

5.1. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT

5.1.1. Phân tích Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Đe dọa 5.1.1.1. Điểm mạnh - S

- Ngân hàng có uy tín và vị thế trên lĩnh vực Ngân hàng. ACB được nhiều tổ chức công nhận là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam.

- Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, được đào tạo chuyên môn vững vàng và luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, nhiều Nhân viên đã có kinh nghiệm làm việc tại các Ngân hàng khác, các Nhân viên này đã lôi kéo nhiều Khách hàng mà họ quản lý sang giao dịch với ACB.

- Trụ sở ACB nằm ở trung tâm Thành phố Cao Lãnh, gần công viên nên nhiều người biết đến và thuận lợi cho Khách hàng đến giao dịch.

- Ngân hàng có cơ cấu tổ chức hợp lý, Giám đốc thường xuyên quan tâm và đôn đốc Nhân viên trong công việc. Nội bộ Nhân viên đoàn kết, nhiệt tình, môi trường làm việc vui vẻ hòa đồng.

- Ngân hàng được trang bị đầy đủ các phương tiện hiện đại, hệ thống thông tin an toàn và bảo mật cho Khách hàng.

- Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ được nâng cao. Có bộ phận phân tích thẩm định riêng nên hạn chế được rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Hàng tháng thường có “Khách hàng bí mật” đến kiểm tra nghiệp vụ và thái độ phục vụ Khách hàng của cán bộ trong Ngân hàng: bảo vệ, nhân viên tính dụng, teller, kiểm soát viên,… đều được kiểm tra kỹ và ngẫu nhiên. Hình thức kiểm tra nghiệp vụ này được ACB thuê một công ty kiểm soát hoàn toàn độc lập tiến hành chấm điểm Cán bộ nhân viên của mình nhằm nâng cao chất lượng phục vụ.

- Ngân hàng dẫn đầu trong hoạt động bán lẽ tại Việt Nam. Các sản phẩm dịch vụ cho Khách hàng Cá nhân tại chi nhánh cũng rất đa dạng, chất lượng.

- Đồng Tháp là một Tỉnh đang trong giai đoạn phát triển nên nhu cầu vốn là rất lớn.

5.1.1.2. Điểm yếu - W

- Hệ thống máy ATM còn thiếu, toàn Tỉnh chỉ có 3 máy ATM tại trụ sở ở Thành phố Cao Lãnh, Phòng giao dịch Sa Đéc và Phòng giao dịch Hồng Ngự.

- Ngân hàng tập trung chủ yếu là Khách hàng Cá nhân vay tài trợ vốn kinh doanh, công nghiệp. Nên còn bỏ ngõ một lượng lớn Khách hàng nông nghiệp chăn nuôi, mà đây là một trong những ngành trọng yếu của Tỉnh.

5.1.1.3. Cơ hội - O

- Việt Nam gia nhập WTO tạo điều kiện thuận lợi để Ngân hàng tiếp cận sự hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn, đào tạo thông qua các hình thức liên doanh, liên kết với các Ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế.

- Nền kinh tế Tỉnh Đồng Tháp đang trên đà phát triển, nhà máy, cơ sở kinh doanh đang mọc lên ngày càng nhiều nên nhu cầu vốn rất mạnh. Đây quả là một thị trường tiềm năng cho Ngân hàng.

- Được sự giúp đỡ của Ngân hàng hội sở, cùng các cấp chính quyền trong lĩnh vực hoạt động Ngân hàng, đây cũng là một cơ hội tốt cho Ngân hàng.

- Thời gian tới khi chính phủ chính thức nâng lương cho các cán bộ, nhân viên, kèm với nhiều hoạt động kinh tế đang diễn ra sôi nổi thì đời sống người dân ngày càng được cải thiện, thu nhập ngày càng tăng.

5.1.1.4. Đe dọa – Thách thức - T

- Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế kéo theo sự biến động giá cả của thị trường làm ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động huy động vốn và cho vay của Ngân hàng. - Trên địa bàn hiện tại có nhiều NHTM đang hoạt động nên sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng để giành thị phần ngày càng gây gắt. Ngoài ra khi nền kinh tế mở cửa thì xuất hiện các Ngân hàng nước ngoài. Trong thời gian sắp tới trên địa bàn Tỉnh sẽ xuất hiện các Chi nhánh của các Ngân hàng ngoại mà Chi nhánh phải đối mặt cạnh tranh. - Ngoài các tổ chức tín dụng thì trên địa bàn vẫn có các kênh thu hút vốn khác như tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm nhân thọ, đầu tư cổ phiếu, trái phiếu… làm ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng.

- Đặc điểm tâm lý giao dịch của Khách hàng Cá nhân

+ Mang nặng tâm lý ngại rủi ro, ngại phiền phức khi giao dịch với Ngân hàng. + Ngại giao dịch với Ngân hàng sợ sẽ lộ thông tin cá nhân đối với người có thu nhập cao.

+ Mặc cảm không dám giao dịch với Ngân hàng đối với người có thu nhập thấp.

+ Người dân đồng bằng sông Cửu Long nói chung, người dân Đồng Tháp nói riêng chưa quen giao dịch với Ngân hàng, vẫn còn thói quen giữ tiền mặt hay mua vàng cất giữ tại nhà và đi vay “Tín dụng đen”. Nên nguồn vốn huy động và cho vay của Ngân hàng còn ít.

5.1.2. Các chiến lược ma trận SWOT 5.1.2.1. Chiến lược S - O 5.1.2.1. Chiến lược S - O

Ngân hàng sử dụng điểm mạnh là các sản phẩm uy tín, chất lượng kết hợp và đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình kết hợp với thị trường đầy tiềm năng của Tỉnh

để mở rộng thị trường bằng hình thức tăng cường mở thêm các Phòng giao dịch trên địa bàn toàn tỉnh dưới sự quan tâm giúp đỡ từ Ngân hàng cấp trên.

Ngân hàng tận dụng các điểm mạnh sẵn có về nguồn lực Nhân viên về cơ sở vật chất hiện đại để kết hợp với thị trường tiềm năng cộng với thu nhập người dân tăng để

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh đồng tháp (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w