TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh đồng tháp (Trang 25)

3.1.1. Việc thành lập

- Ngân hàng TMCP Á Châu, tên tiến Anh: Asia Commercial Bank (ACB) được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng nhà nước cấp ngày 24/04/1993 và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993.

- Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.

- Hội sở : Số 442, Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. - Email: acb@acb.com.vn

- Trang web: www.acb.com.vn

- Vốn điều lệ: kể từ ngày 31/12/2011 vốn điều lệ là 9.376.965 triệu đồng. - Vốn điều lệ dự kiến tăng thêm 3.000.628 triệu đồng.(4)

- Mạng lưới hoạt động trên toàn quốc.

3.1.2. Niêm yết

ACB được trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội chấp thuận cho niêm yết kể từ ngày 31/10/2006 theo Quyết định số 21/QĐ-TTGDHN.

Mã chứng khoán : ACB

Loại chứng khoán phát hành : Cổ phiếu phổ thông Tổng số chứng khoán dự kiến phát hành : 300.062.882 cổ phiếu Mệnh giá : 10.000 đ/cổ phiếu

Vốn điều lệ dự kiến sau khi phát hành : 12.377.593.880.000 đồng

(4) Tờ trình Đại hội đồng cổ đông về phương án tăng vốn điều lệ năm 2012, ngày 30/03/2011 của Ngân hàng Á Châu.

ĐỒNG THÁP

3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Á Châu chi nhánh Đồng Tháp được thành lập ngày 3/4/2008. Địa chỉ: Số 55- Đặng Văn Bình, P1, TP. Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp.

Ngay trong những ngày đầu mới thành lập, Ngân hàng đặt mục tiêu hoạt động an toàn và hiệu quả lên hàng đầu, tạo uy tín và niềm tin cho Khách hàng. Vì vậy đòi hỏi Ngân hàng có những biện pháp cụ thể và phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế - xã hội hiện nay để dần dần đứng vững và phát triển trong môi trường hoạt động phức tạp cùng với sự cạnh tranh của nhiều NHTM khác.

3.2.2. Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng

Ngân hàng tiến hành huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Sau đó cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và các giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán; lưu ký, tư vấn tài chính Doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, các dịch vụ về quản lý nợ và khai thác tài sản, thuê mua và cung cấp các dịch vụ Ngân hàng khác.

3.2.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ 3.2.3.1. Cơ cấu tổ chức

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Á Châu - Đồng Tháp

Cơ cấu tổ chức được phân chia theo chức năng, với những ưu và nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

+ Đảm bảo sự thi hành các chức năng chủ yếu.

+ Sử dụng được các kiến thức chuyên môn.

+ Thuận tiện trong đào tạo, dễ dàng trong kiểm tra.

Nhược điểm:

+ Các phòng ban mãi mê theo đuổi chức năng riêng của mình và quên mục tiêu chung của toàn tổ chức.

+ Phức tạp khi phối hợp. + Thiếu hiểu biết tổng hợp.

3.2.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Ban giám đốc

Ban giám đốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chức năng: Trực tiếp điều hành quản lý và quyết định toàn bộ các hoạt động của Ngân hàng.

- Nhiệm vụ:

+ Tiếp nhận và hướng dẫn cho cán bộ, nhân viên của Ngân hàng những nhiệm vụ mà cấp trên giao.

+ Ký duyệt các hợp đồng tín dụng và chịu trách nhiệm tước pháp luật về những quyết định của mình.

+ Có quyền bố trí, sắp xếp, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các cán bộ nhân viên của Ngân hàng nếu có sai phạm.

Phòng tín dụng

- Chức năng:

+ Cung cấp vốn cho Khách hàng thông qua nghiệp vụ tín dụng.

+ Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh về các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng.

- Nhiệm vụ

+ Giao dịch trực tiếp với Khách hàng, hướng dẫn Khách hàng trong mối quan hệ kiểm tra, kiểm soát hồ sơ thủ tục, điều kiện vay vốn trình Ban giám đốc ký các HĐTD.

+ Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của Khách hàng, kiểm tra tài sản thế chấp, mở sổ theo dõi thu nợ, lãi, theo dõi cấp phát tín dụng.

+ Đề xuất chiến lược huy động vốn và cho vay để lên kế hoạch từng thời gian cụ thể sao cho đầu tư có hiệu quả cao nhất.

Phòng kế toán

- Chức năng:

+ Ghi chép phản ánh kịp thời và chính xác các nghiệp vụ phát sinh tại Chi nhánh. Nhận tiền gửi tiết kiệm và phát hành các loại kỳ phiếu, trái phiếu.

+ Thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh và các dịch vụ ngân quỹ. - Nhiệm vụ:

+ Ghi chép kịp thời, chính xác, đầy đủ, rõ ràng, đúng quy định các số liệu kế toán phát sinh tại Chi nhánh.

+ Nhận và chi trả vốn, lãi tiết kiệm và phát hành các loại kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu theo quy định của Ngân hàng.

+ Đối chiếu, kiểm tra số liệu, chứng từ kế toán phát sinh hàng ngày và tồn quỹ cuối ngày với bộ phận ngân quỹ và Phòng kế toán của đơn vị quản lý trực tiếp. + Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ thống kê, kế toán của Nhà nước về Ngân hàng đối với một đơn vị hạch toán báo sổ.

+ Lưu trữ chứng từ kế toán tại bộ phận theo quy định của Giám đốc.

Phòng ngân quỹ

- Chức năng: Thực hiện các nhiệm vụ thu - chi hộ, kiểm đếm hộ. - Nhiệm vụ:

+ Thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ tại Chi nhánh.

+ Hạn chế rủi ro trong việc triển khai hoạt động ngân quỹ.

+ Tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ngân quỹ. + Thực hiện các quy định về quản lý, bảo mật và an toàn kho quỹ.

3.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ÁCHÂU CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP QUA 3 NĂM 2009, 2010, 2011 CHÂU CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP QUA 3 NĂM 2009, 2010, 2011

Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ với mục đích là tìm kiếm lợi nhuận. Lợi nhuận là yếu tố cụ thể nhất nói lên kết quả hoạt động của Ngân hàng, là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí.

3.3.1. Thu nhập

Bảng 3.1 cho ta thấy doanh thu của Ngân hàng liên tục tăng qua 3 năm, cụ thể là 34.227 triệu đồng năm 2009 tăng lên 74.339 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 117,19% vào năm 2010 và đạt được 96.343 triệu đồng năm 2011 với tốc độ tăng là 29,6%. Doanh thu tăng liên tục chứng tỏ Ngân hàng đang thu hút được nhiều khách hàng. Đây là dấu hiệu tốt, đầy khởi sắc cho một Chi nhánh mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thu từ lãi suất: Đây là nguồn thu chủ yếu chiếm trên 95% tổng doanh thu của Ngân hàng. Ta thấy năm 2009 thu từ lãi suất đạt được 28.631 triệu đồng, sang 2010 là năm đầu trong giai đoạn khôi phục nền kinh tế đất nước sau giai đoạn khủng hoảng thì Ngân hàng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đó là con số 58.933 triệu đồng. Điều này cho thấy các cán bộ tín dụng đã làm việc rất nhiệt tình trong viêc mở rộng cho vay. Sang năm 2011, nền kinh tế toàn cầu đứng trước bờ vực khủng hoảng, các quốc gia châu Âu đau đầu vì khủng hoảng nợ công, Hoa Kỳ với khoản nợ công khổng lồ, cùng với thảm họa kép của Nhật Bản…. Nhiều Doanh nghiệp trong nước có khả năng làm ăn thua lỗ, các khoản vay từ Ngân hàng có thể không thu hồi được, nhưng với việc đặt mục tiêu hoạt động an toàn và hiệu quả lên hàng đầu, cùng với sự nổ lực tìm kiếm Khách hàng ACB đã thu về thu nhập từ lãi suất là 68.286 triệu đồng, tăng 9.353 triệu đồng so với cùng kỳ 2010.

- Thu ngoài lãi suất: Khoản thu từ các dịch vụ cũng không ngừng tăng từ 5.596 triệu đồng lên 15.406 triệu đồng năm 2010 và tăng 9.801 triệu đồng so với cùng kì năm 2009, sang 2011 đạt được là 28.057 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do Ngân hàng đang có những chiến lược phát triển dịch vụ đa dạng, thu hút được nhiều Khách hàng.

Bảng 3.1: BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP (2018-2021)

Đvt: Triệu đồng Năm Chỉ Tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010 - 2009 Chênh lệch 2010 - 2011 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 34.227 74.339 96.343 40.112 117,19 22.004 29,60

Thu lãi suất 28.631 58.933 68.286 30.302 105,84 9.353 15,87 Thu ngoài lãi suất 5.596 15.406 28.057 9.801 175,30 12.651 82,12

Tổng chi phí 37.411 69.472 84.408 32.061 85,70 14.936 21,50

Chi phí lãi suất 25.141 44.442 51.641 19.301 76,77 7.199 16,20 Chi phí ngoài lãi suất 12.270 25.030 32.767 12.760 104,00 7.737 30,90

Lợi nhuận (3.184) 4.867 11.935 8.051 252,86 7.068 145,22

(Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Đồng Tháp)

3.3.2. Chi phí

Đi đôi với doanh thu thì chi phí của Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Đồng Tháp cũng tăng qua các năm. Cụ thể như sau:

- Chi phí ngoài lãi suất: Loại này chiếm tỷ trọng nhỏ hơn chi phí lãi suất và vẫn tăng điều qua các năm. Năm 2009 là 12.270 triệu đồng và đã tăng lên 25.030 triệu đồng năm 2010 và 32.767 triệu đồng năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do qui mô hoạt động tăng nên Ngân hàng phải chi ra nhiều khoản cho nhân viên mới, các chi phí duy trì hoạt động của Ngân hàng trong khi nền kinh tế đang trong tình trạng lạm phát cao.

Biểu đồ 3.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU 84.408 4.867 (3.184) 96.343 69.472 74.339 34.227 37.411 Triệu đồng

2009 2010 2011 -20,000 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000

Tổng doanh thu Tổng chi phí Lợi nhuận

CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP (2018-2021)

- Chi phí lãi suất: Do khoản thu nhập từ lãi suất luôn chiếm tỷ trọng cao nên chi phí lãi suất cũng vậy. Cụ thể qua các năm như sau: Năm 2009 là 25.141 triệu đồng chiếm hơn 60% tổng chi phí, năm 2010 tiếp tục tăng thêm 76,77% để đạt con số 44.442 triệu đồng. Khoản chi này luôn tăng là điều tất nhiên vì chi phí lãi suất là khoản chi cho nguồn vốn được hình thành để cho vay, trong khi đó dư nợ tín dụng liên tục tăng qua các năm nên cần thiết phải có nguồn vốn để phục vụ. Trong thời gian 3 năm đầu thành lập thì mức lãi suất huy động của ACB lúc nào cũng cao hơn các đối thủ cạnh tranh trên thị trường và là cao nhất trong năm 2010. Đến năm 2011 với việc áp dụng lãi suất huy động 14%/năm nên khoảng chi phí này chỉ tăng thêm 16,2% cụ thể là 51.641 triệu đồng, không tăng đột biến như năm 2010.

3.3.3. Lợi nhuận

Qua biểu đồ 3.1 ta thấy năm 2009 Ngân hàng bị lỗ. Cụ thể lỗ 3.184 triệu đồng. Nguyên nhân chính là do mới đi vào hoạt động tháng 5 năm 2008 nên tốn nhiều chi phí cho công tác huy động vốn, cho các hoạt động của Ngân hàng trong khi đó thu nhập từ các khoản nợ trung – dài hạn chưa thu về kịp vì chưa đến hạn. Cùng với việc thành lập đúng lúc nền kinh tế khủng hoảng (2008 - 2009) việc bị lỗ trong năm 2009 của Ngân hàng là có thể chấp nhận được. Sang 2010 thì tình hình đã khả quan hơn, Ngân hàng đã có nguồn lợi nhuận đầu tiên là 4.867 triệu đồng. Sang năm 2011, lợi nhuận đã tăng lên đáng kể 11.935 triệu đồng, tương ứng tăng 145,22% so với cùng kỳ 2010. Được kết quả như thế là do Ngân hàng đã không ngừng nổ lực hoạt động, các cán bộ tín dụng đã ra sức thu hồi nợ đúng hạn đảm bảo nguồn thu cho Ngân hàng.

3.4. MỤC TIÊU VÀ CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG CỦA ACB 2012 - 2015 3.4.1. Mục tiêu

Tổng Thu nhập

Năm 11.935

3.4.1.1. Mục tiêu kinh doanh

- Mục tiêu chung: Với phương châm hành động: “Tăng trưởng nhanh – Quản lý tốt – Hiệu quả cao”, ACB quyết tâm và nổ lực phấn đấu đến năm 2015 trở thành 1 trong 4 Ngân hàng dẫn đầu về doanh thu và đến năm 2020 trở thành 1 trong 3 Ngân hàng có quy mô lớn nhất trong khu vực, hoạt động an toàn và hiệu quả ở Việt Nam.

- Mục tiêu cụ thể: Tăng thị phần huy động từ mức 7% hiện nay lên hơn 10% và thị phần cho vay từ 4,5% hiện nay lên 7% vào năm 2015.

+ Phấn đấu đưa thị phần huy động của Khách hàng Cá nhân từ mức 10,2% hiện nay lên gần 15% và thị phần cho vay từ mức 6,2% hiện nay lên 9,4% vào năm 2015.

+ Đối với Khách hàng Doanh nghiệp từ mức 3,2% hiện nay lên 6% và thị phần cho vay từ mức 3,7% hiện nay lên 7% vào năm 2015.

3.4.1.2. Mục tiêu đào tạo và phát triển

- Đảm bảo 100% nhân viên được đào tạo về chuyên môn trước khi đảm nhận công việc. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt thu hút nguồn nhân lực có kỹ năng có kinh nghiệm , ACB cần thường xuyên quan tâm tới chính sách đãi ngộ nhân viên. Đảm bảo mỗi vị trí quản lý có một nhân viên thừa kế.

- Công nghệ: trong khuôn khổ chiến lược phát triển 2012 – 2015, ACB cần có một kế hoạch trung hạn để đầu tư nâng cấp toàn diện hệ thống công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, theo kịp với các đòi hỏi của giai đoạn tới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực hiện thành công sứ mệnh: “Ngân hàng của mọi nhà”. Là Ngân hàng tận tụy phục vụ Khách hàng, cung cấp cho Khách hàng các sản phẩm chất lượng hàng đầu, là nơi thuận lợi phát triển sự nghiệp và cuộc sống của cán bộ nhân viên, là đối tác đang tin cậy trong cộng đồng tài chính ngân hàng, là thành viên có nhiều đóng góp cho cộng đồng xã hội.

3.4.2. Chiến lược hoạt động 2012

ACB tiếp tục giành ưu tiên cho phân khúc truyền thống là các Khách hàng thu nhập khá và Khách hàng thu nhập cao, đồng thời ACB cần nâng cao năng lực để có thể cung cấp sản phẩm dịch vụ phù hợp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập trung bình dân cư tăng lên, nhóm Khách hàng đại chúng sẽ ngày càng mở rộng và có mức thu nhập trung bình đủ để xuất hiện các nhu cầu mới về sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. ACB cần nâng cao năng lực để hoạt động trong một số lĩnh vực chọn lọc ở phân khúc thị trường này.

Tìm kiếm Khách hàng đạt yêu cầu theo chính sách tín dụng của ACB để tăng trưởng dư nợ. Chủ động tìm kiếm và thu hút những Khách hàng có năng lực tài chính và kinh doanh có hiệu quả về quan hệ mở tài khoản giao dịch cũng như tiếp thị sản phẩm dịch vụ đa dạng cho Khách hàng trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp.

Đôn đốc thu hồi nợ kịp thời, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn. Truyền đạt đến tất cả Nhân viên trong Chi nhánh luôn quan tâm đến chất lượng, phong cách phục vụ Khách hàng, tạo niềm tin cho Khách hàng, giữ chân Khách hàng cũ.

Kết luận: Từ khi thành lập cho đến nay Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Đồng Tháp ngày càng mở rộng và phát triển. Cơ cấu tổ chức được bố trí hợp lý đã góp phần vào sự phát triển của Chi nhánh. Mặc dù nền kinh tế trong những năm qua có nhiều biến động như khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát cao,… nhưng tình hình kinh doanh của ACB – Đồng Tháp đã đạt được kết quả như: Tổng thu nhập luôn tăng qua các năm, do mới thành lập nên tổng chi phí cũng khá lớn, năm 2009 lợi nhuận của Chi nhánh là con số âm, đối với Ngân hàng mới thành lập với rất nhiều chi phí thì việc

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh đồng tháp (Trang 25)