KHÁI QUÁT VỀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ TÌNH HÌNH

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh đồng tháp (Trang 33 - 35)

3.3.1 .Thu nhập

4.1.KHÁI QUÁT VỀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ TÌNH HÌNH

QUA 3 NĂM 2009, 2010, 2011

4.1.1. Cơ cấu nguồn vốn

Bảng 4.1: BẢNG CƠ CẤU VÀ TỶ TRỌNG NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP (2009 – 2011)

Đvt: Triệu đồng Năm Chỉ Tiêu 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Vốn huy động 228.202 79,63 306.765 79,54 613.093 79,43 Vốn điều chuyển 58.381 20,37 78.912 20,46 158.772 20,57 Tổng nguồn vốn 286.583 100 385.677 100 771.865 100

(Ng̀n: Phịng kế tốn Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Đồng Tháp)

Qua bảng số liệu ta thấy năm 2009 tổng nguồn vốn tại Ngân hàng là 286.583 triệu đồng, sang năm 2010 nguồn vốn tăng để đáp ứng nhu cầu cho vay và các hoạt động tại Ngân hàng đạt 385.677 triệu đồng. Tiếp tục tăng và đạt 771.865 triệu đồng vào năm 2011.

Nguồn vốn huy động của Ngân hàng không ngừng tăng. Năm 2009 là 228.202 triệu đồng với tỷ trọng là 79,63% trong cơ cấu tổng nguồn vốn; Tỷ trọng vẫn khá lớn vì Ngân hàng mới thành lập giữa năm 2008, cịn khá mới mẽ so với người dân nên nhu cầu vốn cho vay thấp do đó khơng cần thêm nguồn vốn điều chuyển nhiều. Sang năm 2010 nhờ các chính sách khuyến mại, nâng lãi suất để thu hút Khách hàng nên lượng vốn huy động tăng 306.765 triệu đồng tương ứng chiếm 79,54% tởng nguồn vốn. Điều này cho thấy những chính sách huy động vốn của Ngân hàng đã có những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên tỷ trọng có giảm so với năm 2009. Trong khi đó thì nguồn vốn điều chuyển có xu hướng tăng từ 58.381 triệu đồng năm 2009 lên 78.912 triệu đồng năm 2010 với tỷ trọng cũng tăng tương ứng từ 20,37% lên 20,46% tổng nguồn vốn tại Ngân hàng. Năm 2011 tổng nguồn vốn huy động tiếp tục tăng đạt 613.093 triệu đồng, tỷ trọng có giảm nhẹ cịn 79,43%. Điều này cho ta thấy lượng vốn huy động hiện tại chưa đủ đáp ứng nhu cầu cho vay tại Ngân hàng nên lượng vốn điều chuyển có tỷ trọng tăng đều qua các năm và chiếm 20,57% tổng nguồn vốn năm 2011.

Xác định được tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn ban lãnh đạo đã đề ra nhiều biện pháp tích cực để thu hút vốn. Nhìn chung trong năm 2010 tởng nguồn vốn huy động cả năm đạt 306.765 triệu đồng tăng 78.563 triệu đồng so với năm 2009 (228.202 triệu đồng) với tốc độ tăng 34,43%. Tính đến hết ngày 31/12/2011 nguồn vốn huy động là 613.093 triệu đồng tăng 306.328 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2010.

Bảng 4.2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP (2018-2021) Đvt: Triệu đồng Năm Chỉ Tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010 - 2009 Chênh lệch 2011 - 2010 Số tiền (%) Số tiền (%) Tiền gửi thanh toán 91.287 109.363 183.666 18.076 19,80 74.303 67,94

Tiền gửi tiết kiệm 135.947 195.115 425.527 59.168 43,52 230.412 118,09

Ký quỹ đảm bảo 161 375 696 214 132,92 321 85,60

Tiền gửi của TCTD 807 1.912 3.204 1.105 136,93 1.292 67,57

TỔNG CỘNG 228.202 306.765 613.093 78.563 34,43 306.328 99,86

(Ng̀n: Phịng Ngân quỹ Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Đồng Tháp)

- Tiền gửi thanh toán: Là loại tiền gửi nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của

Khách hàng. Năm 2009 lượng tiền gửi của Khách hàng là 91.287 triệu đồng. Sang năm 2010 con số này đã tăng lên 109.363 triệu đồng hay tăng thêm 18.076 triệu đồng. Được kết quả như thế là do Ngân hàng đã khơng ngừng thực hiện nhiều chính sách thu hút Khách hàng, ngồi ra do nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu thanh tốn khơng dùng tiền mặt ngày càng phổ biến. Năm 2011 lượng tiền Khách hàng gửi vào thanh toán tiếp tục tăng mạnh đạt 183.666 triệu đồng, tăng 67,94% so với cùng kỳ năm 2010.

- Ký quỹ đảm bảo: Đây là nguồn vốn huy động thấp nhất trong tổng nguồn vốn

huy động. Năm 2009 được 161 triệu đồng và đạt 375 triệu đồng năm 2010, tốc độ tăng khá nhanh 132,92% so với cùng kỳ 2009. Sang 2011 đạt 696 triệu đồng, tăng 321 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2010. Vì đây là hình thức khá mới mẽ trong hoạt động của Ngân hàng nên lượng tiền còn tương đối thấp, nhưng doanh số vẫn tăng qua các năm.

- Tiền gửi tiết kiệm: đây là hình thức huy động vốn chiếm tỷ trọng cao nhất

trong tởng nguồn vốn huy động, vì nó ởn định hơn tiền gửi thanh tốn. Do có thời hạn cụ thể cho từng hình thức tiết kiệm nên Ngân hàng có thể sử dụng nguồn tiền này cho vay thuận tiện hơn. Trên thị trường lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong những năm vừa qua thì ACB ln có mức lãi suất hấp dẫn hơn các Ngân hàng khác đặc biệt là năm 2010. Chính vì thế nên lượng tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng liên tục tăng từ 135.947 triệu

đồng năm 2009 lên 195.115 triệu đồng, tương ứng tăng 43,52% vào năm 2010. Đến năm 2011 thì lượng tiền này tăng thêm 230.412 triệu đồng và đạt 425.527 triệu đồng. Loại tiền gửi này ln tăng một mặt là do uy tín của Ngân hàng làm cho Khách hàng yên tâm khi gửi tiền. Mặt khác là do thu nhập người dân tăng, do đó Ngân hàng là một trong những lựa chọn hàng đầu của họ.

- Tiền gửi của các tổ chức tín dụng: Đây là lượng tiền của các tở chức tín dụng

khác gửi vào Ngân hàng. Qua 3 năm hoạt động lượng tiền này có xu hướng tăng từ 807 triệu đồng năm 2009 lên 1.912 triệu đồng hay tăng 136,93% năm 2010. Vào năm 2011 tăng thêm 1.292 triệu đồng và đạt 3.204 triệu đồng. Điều này cho ta thấy được uy tín của Ngân hàng ngày một nâng lên nên các TCTD khác đã tin tưởng và gửi tiền vào. Vì thế Ngân hàng cần cố gắng nâng cao uy tín của Ngân hàng mình.

Tóm lại: Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng đang có nhiều khởi sắc.

Ngồi ra nhìn vào bảng huy động vốn ta cũng thấy các kênh huy động của Ngân hàng chưa đa dạng cho lắm, chủ yếu là từ tiền gửi nên lượng vốn huy động cịn hạn chế.

4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCPÁ CHÂU CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP QUA 3 NĂM (2018-2021)

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh đồng tháp (Trang 33 - 35)