Hoạt động triều cống giữa nhà Mạc với triều Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ triều cống đại việt minh thế kỉ XV XVI (Trang 57)

7. Bố cục luận văn

2.2. Hoạt động triều cống giữa nhà Mạc với triều Minh

2.2.1. Lệ cống và cống phẩm

Lệ cống:

Năm 1527, Mạc Đăng Dung thiết lập vương triều Mạc (1527-1592). Cùng với việc ổn định tình hình trong nước, các vua Mạc nhanh chóng tìm cách thiết lập mối quan hệ với các nước láng giềng, trong đó quan trọng nhất là với Trung Quốc. Tuy nhiên, trong những năm đầu, quan hệ giữa triều Mạc với nhà Minh gặp nhiều khó khăn.

Tháng 10 năm 1541, vua Minh Thế Tông (1527-1571) đổi quốc hiệu Đại Việt thành An Nam đô thống sứ ty và phong cho Mạc Đăng Dung làm Đô thống sứ (An Nam đô thống sứ ty Đô thống sứ), phẩm trật tòng nhị phẩm, ban cho ấn chương khác và con cháu được quyền thế tập.

Hoạt động triều cống giữa triều Mạc với triều Minh được bắt đầu từ năm 1542, khi quan hệ chính trị giữa hai nước bắt đầu bình thường hóa. Theo lệ, triều Mạc tiến hành triều cống nhà Minh 3 năm 1 lần. Sự kiện đầu tiên trong hoạt động triều cống của triều Mạc là năm 1542, Mạc Phúc Hải cử phái đoàn sang triều cống và tạ ơn vì được sách phong. Lệ cống này tiếp tục được duy trì cho đến năm 1584 dưới thời Mạc Mậu Hợp thì đổi thành 6 năm 1 kỳ cống theo phương thức 2 kỳ gộp lại. Lệ cống mới này đã được sự chấp thuận của triều Minh. Sách Minh thực lục

đã ghi chép lại sự kiện này như sau: “Đô thống sứ An Nam Mạc Mậu Hợp từ khi được thế tập chức tước đến nay, triều cống không thiếu. Nay đúng kỳ cho ba năm cống, lại cống bồi hai kỳ; nên xin Tổng đốc Lưỡng Quảng Quách Ứng Sinh tâu lên và bộ Binh phúc trình. Chiếu xuống cho phép mở cửa quan để xét và tiến đồ cống’’ [40, tr.241]. Tuy nhiên, sau đó triều Mạc chỉ thực hiện được một kỳ cống nữa vào năm 1590 khi Mạc Mậu Hợp sai Tuyên phủ phó sứ Lại Mẫn sang tiến cống [40, tr.241].

Về cống phẩm:

Giống như nhà Lê Sơ trước đó, khi tiến hành hoạt động triều cống Trung Hoa, triều Mạc cũng phải đem theo các cống phẩm gồm vàng, bạc và sản vật địa phương. Trong đó, vàng bạc chiếm vị trí quan trọng nhất. Trong tất cả các chuyến đi sứ triều cống của triều Mạc không có ghi chép cụ thể về số lượng cống vật đem đi, duy chỉ có sự kiện năm 1542 khi Mạc Đăng Dung sai người sang cống triều Minh. Phan Huy Chú đã ghi chép: “Mạc Đăng Dung sai bọn Nguyễn Chiêu Huấn, Vũ Tuân và Tạ Đình Quang đem sản vật sang tiến cống nhà Minh: lư hương và bình hoa bằng vàng 4 bộ (nặng hơn 100 lạng), rùa vàng 1 con nặng 90 lạng, hạc bạc và đãi bạc mỗi thứ 1 cái (nặng 50 lạng), bình hoa và lư hương bằng bạc 2 bộ (nặng 150 lạng), mâm bạc 12 chiếc (nặng 641 lạng), trầm hương 60 cân, tốc hương 148 cân’’ [4; tr.243]. Về cơ bản, cống vật mà triều Mạc cống cho triều Minh đều theo lệ cũ từ trước, tuy nhiên số lượng vàng bạc tăng thêm nhiều.

Lý do khiến triều Mạc phải tăng thêm số lượng cống vật là bởi những khó khăn trong việc thiết lập lại mối quan hệ với nhà Minh khi triều Mạc mới được thành lập. Do vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của bộ phận cựu thần triều Lê và

những toan tính của nhà Minh nên bản thân triều Mạc không được coi là một vương triều chính thống. Vua Minh tuy sắc phong cho Mạc Đăng Dung và cho giữ quyền thế tập nhưng thực chất chỉ coi đó là một chức quan thuộc bộ máy chính quyền nhà Minh. Nhà Minh yêu sách họ Mạc phải tăng thêm cống vật để duy trì mối quan hệ giữa hai nước. Lệ cống người vàng đền mạng cho Liễu Thăng được thực hiện ở những năm đầu triều Lê sơ, sau đó được đổi thành lư hương, bình hoa bằng vàng giữ nguyên về cân nặng. Đến thời Mạc, phía nhà Minh cũng yêu sách bắt phải cống người vàng cao 1,2m nặng 10 cân theo như trước. Tuy nhiên, lệ này ít được thực hiện mà chuyển sang vật phẩm bằng vàng khác.

2.2.2. Lộ trình đi sứ

Lộ trình đi sứ của sứ đoàn nhà Mạc tới Bắc Kinh cơ bản giống như dưới thời Lê sơ trước đó. Đoàn sứ thần của triều Mạc xuất phát từ kinh đô Thăng Long, đến Lạng Sơn rồi theo đường Quảng Tây để vào Trung Quốc. Trước khi thực hiện kỳ triều cống, triều đình nhà Mạc cũng chủ động gửi thông tin đến quan của nhà Minh để họ thông báo về triều đình. Sau khi đến Yên Kinh, sứ đoàn phải thực hiện những nghi thức triều cống theo đúng quy định từ trước. Tuy nhiên, do vua Mạc bị giảm tước hiệu so với trước (vua đời trước được phong làm An Nam quốc vương, vua Mạc là An Nam đô thống sứ ty Đô thống sứ) nên trong nghi thức tiếp đãi bị hạn chế hơn, chỉ ngang bằng viên quan đại diện cho một phủ, tỉnh của Trung Quốc, sứ thần giống những chức quan nhỏ của Trung Quốc

2.2.3. Thành phần sứ đoàn

Trong thành phần phái đoàn đi sứ của triều Mạc cũng bao gồm chánh sứ, phó sứ và bộ phận những quan lại đi theo, những người giúp việc tham gia vào nhiệm vụ triều cống, thăm hỏi. Về số lượng của từng đoàn sứ thần sang nhà Minh không được ghi chép cụ thể và thường có sự khác biệt nhất định. Chẳng hạn, theo Minh

thực lục, phần Minh Thần Tông thực lục ghi sự kiện năm 1576 khi Mạc Mậu Hợp

sai sứ sang triều Minh, đoàn sứ thần gồm có 73 người. Đến năm 1580, Lịch triều

hiến chương loại chí, phần Bang giao chí lại nêu sự kiện Mạc Mậu Hợp cử sứ thần

sang cống triều Minh, đoàn sứ thần gồm 16 người. Như vậy, tùy thuộc vào từng khoảng thời gian mà số lượng người trong đoàn sứ thần đi cống có sự khác nhau.

Trong mỗi sứ đoàn không thấy tài liệu ghi rõ chức vụ chánh sứ, phó sứ hay những người tùy tùng mà chỉ liệt kê một số người dẫn đầu sứ đoàn sang triều cống. Tìm hiểu trong tài liệu của Việt Nam không thấy ghi rõ chức danh của những người tham gia sứ đoàn do sứ đoàn triều cống của triều Mạc sang triều Minh không nhiều. Tuy nhiên, trong một số tài liệu của Trung Quốc có thấy nhắc đến chức danh của những người đứng đầu sứ đoàn triều cống. Xét trong Minh thực lục, sứ thần Đại Việt sang triều cống không được gọi là “Bồi thần” như trước do quốc hiệu An Nam đã bị nhà Minh phế bỏ mà được gọi chung là “bọn’’. Qua đó nhận thấy rõ ràng cách đối xử của triều đình nhà Minh với sứ thần của triều Mạc. Những chức danh của sứ thần triều Mạc được ghi chép lại bao gồm Tuyên phủ Đồng tri, Tuyên phủ, Tuyên úy đồng tri. Chức quan dẫn đầu đoàn sứ thần triều Mạc không đa dạng so với triều Lê sơ trước đó, số lượng cũng rất hạn chế. Trong con mắt của triều đình nhà Minh, vị thế của triều Mạc trong quan hệ bang giao nói chung và quan hệ triều cống nói riêng đã giảm đi rất nhiều.

2.2.4. Những hoạt động triều cống chủ yếu

Hoạt động tiến cống:

Quan hệ triều cống giữa triều Mạc với triều Minh những năm đầu bị gián đoạn do quan hệ giữa hai nước còn đang căng thẳng. Một trong những lý do khiến vua Minh Thế Tông dọa đưa quân sang xâm lược là do phía triều Mạc không thực hiện triều cống hàng năm. Bộ Lễ của triều Minh đã có ý kiến lên án về việc nước An Nam không làm tròn nghĩa vụ triều cống: “Bộ Lễ tâu rằng An Nam không làm tròn chức cống đã 20 năm nay; trước đấy Thủ thần Lương Quảng tâu Lê Huệ (Chiêu Tông), Lê Lự không phải dòng đích do Lê Điều (Tương Dực) lập; Mạc Đăng Dung, Trần Cảo đều là giặc soán nghịch; nay đúng lúc phải sai sứ đi hỏi tội, lấy danh Thiên Tử để thay trời thảo phạt. Lại gần đây quan Thủ thần Vân Nam tâu rằng bọn vong mệnh An Nam là Vũ Nghiêm Uy xâm phạm lãnh thổ, bắt Thổ quan, nên cùng khám xét chung. Phái đoàn trước đi bị ngăn trở vì đường sá không thông, nay tạm đình sai đi để giữ quốc thể’’ [40, tr.182]. Từ ý kiến đó, vua Minh Thế Tông đã có quyết định: “An Nam chiếu sứ bất thông, lại từ lâu không đến cống, phản ngịch đa rõ ràng, hãy sai sứ đến ngay hỏi tội. Việc chinh thảo sai bộ Binh bàn định gấp rồi tâu lên’’ [40, tr,182]. Việc

làm này càng làm căng thẳng hơn mối quan hệ giữa Đại Việt với triều Minh ở Trung Quốc, hoạt động triều cống không được triều Mạc thực hiện.

Việc triều cống của nhà Mạc với triều Minh được bắt đầu từ năm 1542, khi quan hệ chính trị giữa hai nước bắt đầu bình thường hóa. Dưới đây là thống kê hoạt động tiến cống của triều Mạc với nhà Minh

Bảng 2.3: Hoạt động tiến cống của triều Mạc với nhà Minh (1527-1592)

Đời vua Mạc Đời vua Minh Số lần

tiến cống

Mạc Thái Tổ (Mạc Đăng Dung) (1527-1529) Minh Thế Tông - Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh) (1530-1540) Minh Thế Tông 2 Mạc Hiến Tông (Mạc Phúc Hải) (1541-1546) Minh Thế Tông 2 Mạc Tuyên Tông (Mạc Phúc Nguyên) (1547-

1561)

Minh Thế Tông 1

Mạc Mục Tông (Mạc Mậu Hợp ) (1562-1592) Minh Thần Tông 12 Mạc Cảnh Tồng (Mạc Toàn) (1592) Minh Thần Tông -

Cộng: 17

(Nguồn: Minh thực lục: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam thế kỉ XIV-XVII, tập 3,Hồ Bách Thảo dịch, chú thích, Phạm Hoàng Quân hiệu đính, Nxb Hà Nội, 2010)

Sau khi quan hệ giữa Đại Việt dưới triều Mạc với nhà Minh được bình thường hóa, quan hệ triều cống được thiết lập trở lại, triều Mạc cũng nhanh chóng cử người sang nhà Minh đem theo lễ vật thực hiện nghi thức triều cống. Theo ghi chép của Minh thực lục, trong suốt thời gian tồn tại, triều Mạc đã 17 lần cử sứ đoàn sang triều cống. Trong đó, hoạt động triều cống diễn ra mạnh mẽ nhất là dưới thời Mạc Mậu Hợp (12 lần).

Sự kiện đầu tiên đánh dấu hoạt động triều cống của nhà Mạc với triều Minh là vào năm 1542, Mạc Phúc Hải cử sứ bộ sang nhà Minh nộp cống. Theo đó, “Tháng 8 ngày mồng 3, họ Mạc sai bọn Nguyễn Điển Kính, Nguyễn Công Nghinh và Lương Giản sang nước Minh tạ ơn, bọn Nguyễn Chiêu Huấn, Vũ Tuân và Tạ Đình Quang sang nước Minh cống hàng năm” [29, tr.836]. Cũng trong năm 1542, sách Lịch triều

hiến chương loại chí chép: “Mạc Đăng Dung đã được phong, sai bọn Nguyễn Chiêu

bình hoa và vàng bạc 4 bộ (nặng 100 lạng), rùa vàng 1 con (nặng 90 lạng), hạc bạc và đài bạc mỗi thứ mỗi thứ 1 cái (nặng 50 lạng), bình hoa và lư hương bằng bạc 2 bộ (nặng 150 lạng), mâm bạc 12 chiếc (nặng 641 lạng), trầm hương 60 cân, tốc hương 148 cân” [4, tr. 243].

Đến tháng 8 năm 1545, Mạc Phúc Hải tiếp tục sai Tuyên phủ Nguyễn Thuyên đem cống vật sang nộp. Sau nhiều lần đi sứ sang Trung Quốc, dần dần đoàn sứ thần của nhà Mạc lại được ban yến và tặng thưởng theo lệ cũ.

Năm 1548, Mạc Phúc Nguyên sai Tuyên phủ phó sứ Lê Quang Bí dẫn sứ bộ sang nhà Minh nộp cống hàng năm. Sứ bộ Lê Quang Bí bị triều Minh giữ lại ở Trung Quốc hơn 18 năm, nhưng được triều Minh ban thưởng yến tiệc như sứ thần Triều Tiên, Lưu Cầu. Khi sứ bộ Lê Quang Bí về nước đã nhận được sự đón tiếp của nhà Mạc. Về sự kiện này, sách Đại Việt sử ký toàn thư đã chép: “ngày 25 tháng giêng năm Bính Dần (1556), triều Mạc cử Thượng thư bộ Lại kiêm Đông các Đại học sĩ Giáp Hải và Đông các Hiệu thư Phạm Duy Quyết lên tận địa giới Lạng Sơn đón tiếp sứ thần Lê Quang Bí về nước” [29, tr. 851].

Trong thời gian cầm quyền của Mạc Mậu Hợp, việc thăm hỏi, tuế cống của triều Mạc với triều Minh diễn ra thường xuyên và đều đặn hơn. Tháng 11 năm 1574, Mạc Mậu Hợp xin được tuế cống và đã được nhàMinh đã đồng ý. Riêng trong năm 1575, triều Mạc đã 4 lần cử sứ bộ sang triều Minh tiến cống và nộp sản vật địa phương. Trong suốt thời gian cầm quyền, Mạc Mậu Hộp đã 12 lần cử sứ đoàn sang triều cống nhà Minh.

Năm 1580, Mạc Mậu Hợp tiếp tục cử sứ thần sang Trung Quốc tiến hành nộp cống hàng năm theo đúng quy định và nộp bù những năm còn thiếu ở trước. Sử chép: “Tháng 12, ngày mồng 3, họ Mạc sai bọn Lương Phùng Thuần, Nguyễn Nhân An, Nguyễn Uyên, Nguyễn Khắc Tuy, Trần Đạo Vịnh, Nguyễn Kính, Đỗ Uông, Vũ Cận, Nhữ Tông, Lê Đĩnh Tú, Vũ Cẩn, Vũ Kính sang nước Minh cống hàng năm” [29, tr. 867]. Năm 1584, triều Mạc cử sứ bộ sang Minh tiến cống:“sai bọn Nguyễn Doãn Khâm, Nguyễn Vĩnh Kỳ, Đặng Hiển, Nguyễn Năng Nhuận, Vũ Sư Tích, Nguyễn Lễ sang nước Minh cống hàng năm” [29, tr. 870]. Từ sau lần cống năm 1584, lệ 6 năm cống 1 lần của nhà Mạc đã được triều Minh chấp nhận.

Như vậy, từ sau khi vua Minh cử người sang sách phong, triều Mạc đã nhanh chóng thực hiện hoạt động triều cống với nhà Minh. Ban đầu vẫn theo lệ cống 3 năm một lần như những thời kỳ trước, đến thời Mạc Mậu Hợp, hoạt động tuế cốn diễn ra đều đặn và liên tục. Từ chuyến đi sứ năm 1584, lệ cống 6 năm 1 kỳ cống theo phương thức 2 kỳ gộp lại chính thức được thực hiện. Việc nghiêm túc duy trì quan hệ triều cống, có hành động cống bù cho những lần đi cống còn thiếu là biểu hiện cho thấy chủ trương của triều Mạc trong việc giữ vững quan hệ với nhà Minh. Từ đó giúp cho hoạt động triều cống không bị gián đoạn và không xảy ra mâu thuẫn, xung đột trong quan hệ của hai nước.

Hoạt động thăm hỏi:

Cùng với việc tiến cống theo quy định, triều Mạc cũng duy trì hoạt động thăm hỏi với nhà Minh. Tuy nhiên, những ghi chép về hoạt động này rất hạn chế, chủ yếu tập trung vào việc tuế cống. Theo Minh thực lục, triều Mạc hai lần cử sứ thần sang nhà Minh tạ ơn, đều diễn ra dưới thời Mạc Phúc Hải. Sách này chép: “ngày 24 tháng 5 năm 1543, Đô thống sứ An Nam Mạc Phúc Hải sai bọn Tuyên phủ đồng tri trong hạt là Nguyễn Điển Kính, Nguyễn Chiêu Huấn phân chi thành hai nhóm dâng biểu làm lễ tạ ơn và biếu cống’’ [40, tr.222] và: “ngày 30 tháng 5 năm 1544, Đô thống sứ ty Đô thống sứ An Nam Mạc Phúc Hải sai bọn Tuyên phủ đồng tri Đoàn Sư Trực mang biểu, sản vật địa phương đến tạ ơn’’ [40, tr.224]. Ngoài hai sự kiện nêu trên, hoạt động thăm hỏi hàng năm, chúc mừng, tạ ơn, điếu tang…giữa triều Mạc với nhà Minh đều không thấy được ghi chép cụ thể.

Trong quan hệ triều cống giữa triều Mạc với nhà Minh, thái độ của nhà Minh cũng có sự thay đổi tích cực. Từ việc không cho hưởng những quyền lợi như các nước chư hầu khác đến tiến hành ban thưởng như lệ. Trong chuyến đi sứ triều cống của sứ đoàn do Mạc Phúc Hải cử đi năm 1543, bộ Lễ của nhà Minh đã có ý kiến trong việc tiếp đãi và ban thưởng. Sách Minh thực lục, phần Minh Thế Tông thực lục đã chép: “Bộ Lễ cho rằng tên nước An Nam đã bị phế, không còn vua, vậy người đến cống không nên đối xử như Bồi thần trước kia; nên hạn chế sự ban thưởng’’ [40, tr.222]. Trước ý kiến đó, vua Minh Thế Tông đã quyết định: “Phúc

Hải đã có lòng thành nạp cống, đồ vật ban cho giống như cũ; riêng yến tiệc cho làm giảm bớt để chứng tỏ không phải là bồi thần” [40, tr.222]. So với thời lỳ trước rõ ràng trong buổi đầu triều cống, triều Mạc có phần bị phân biệt đối xử hơn, ngoài ban thưởng tiền giấy, quần áo, lụa, đoạn…thì yến tiệc tiếp đãi sứ thần bị giảm đi khá nhiều.

Nguyên nhân của sự việc này là do trong cách nhìn nhận và đánh giá của nhà Minh, An Nam không còn là một quốc gia độc lập. Triều Mạc đứng đầu An Nam không phải là một vương triều mà chỉ giống như một chức quan cai quản một địa phương của Trung Quốc. Khi sách phong cho vua Mạc, triều đình nhà Minh không phong tước hiệu An Nam quốc vương mà thay bằng Đô thống sứ. Từ quan niệm này nên trong con mắt của triều đình nhà Minh, Đại Việt không còn là bồi thần, chư hầu của nhà Minh mà chỉ giống như một quận, tỉnh. Khi tiến hành triều cống chỉ được hưởng những quyền lợi hạn chế hơn so với các nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ triều cống đại việt minh thế kỉ XV XVI (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)