Tình hình văn hóa – tư tưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ triều cống đại việt minh thế kỉ XV XVI (Trang 39 - 42)

7. Bố cục luận văn

1.3. Trung Quốc dƣới thời nhàMinh (thế kỉ XV-XVI)

1.3.3. Tình hình văn hóa – tư tưởng

Giống như nhiều triều đại phong kiến khác ở Trung Quốc, nhà Minh cũng lấy Nho giáo làm tôn giáo chính thống. Các hoàng đế nhà Minh luôn coi mình là “Thiên tử’’, Trung Quốc là “Thiên triều’’, những nước khác chỉ là “chư hầu’’… Dưới thời Minh, tư tưởng thiên triều – chư hầu phát triển đến đỉnh cao, quyết định đến quan hệ giữa nhà Trung Quốc với các nước làng giềng, trong đó có Đại Việt. Hệ thống triều cống được hình thành và có sự tham gia của nhiều nước lân cận, hoạt động diễn ra thường xuyên hơn trước.

Về văn học: tiểu thuyết là một loại hình bắt đầu phát triển từ thời Minh.

Trước đó, ở các thành phố lớn thường có những người chuyên làm nghề kể chuyện, đề tài của họ thường là những sự tích lịch sử. Dựa vào những câu chuyện ấy, các nhà văn đã viết thành các tiểu thuyết chương hồi. Những tác phẩm lớn và nổi tiếng trong giai đoạn này là truyện Thủy hử của Thi Nại Am,

Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Tây Du ký của Ngô Thừa Ân, Nho lâm

ngoại sử của Ngô Kính Tử. Nội dung chủ yếu của những tiểu thuyết này là khái

quát bối cảnh xã hội Trung Quốc với những hiện tượng nổi bật như sự phát triển của đạo Phật, các nước tranh hùng tranh bá, thực trạng xã hội phong kiến với những cuộc khởi nghĩa, chống đối hay những hủ tục, quy định ngặt nghèo của xã

hội. Hình thức văn chương mới với nhiều điểm tiến bộ cả về hình thức và nội dung đã làm nên điểm đặc biệt của nền văn học Trung Quốc dưới thời Minh. Văn học nhà Minh dần được truyền bá ra bên ngoài qua nhiều con đường khác nhau, trong đó có con đường triều cống.

Trong lĩnh vực y dược, danh y nổi tiếng thời Minh là Lý Thời Trân. Tác

phẩm Bản thảo cương mục của ông là một công trình về thuốc rất có giá trị. Trong tác phẩm này ông đã giới thiệu 1558 vị thuốc do người đời trước tìm ra và còn thêm vào 374 vị thuốc mới. Tác giả đã phân loại, đặt tên, giới thiệu tính chất, công dụng và vẽ hình các cây thuốc đó. Vì vậy, sách này không chỉ là tác phẩm dược học có giá trị mà còn là một tác phẩm thực vật học quan trọng.

Những phát minh kĩ thuật của Trung Quốc như làm ra giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng đến thời Minh tiếp tục phát triển. Kĩ thuật in được phát minh từ thời Đường, nhưng đến đầu thời Minh đã rất phát triển, được truyền sang Triều Tiên và nhiều nước trong khu vực. Đây là cơ sở để việc in ấn tài liệu đạt được hiệu quả cao hơn so với thời kỳ trước.

Những thành tựu đạt được trên lĩnh vực văn hóa không chỉ thể hiện sự phát triển của triều Minh mà còn có ảnh hưởng ra bên ngoài, góp phần nâng cao vị thế của triều Minh với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời, thông qua quá trình các nước láng giềng thiết lập quan hệ bang giao với nhà Minh, những giá trị văn hóa tiêu biểu có cơ hội được truyền bá ra bên ngoài thông qua những đoàn sứ thần sang nhà Minh thông hiếu, chúc mừng, tạ ơn…và sứ đoàn nhà Minh sang các nước láng giềng.

Tiểu kết chương 1

Đại Việt và Trung Quốc có mối quan hệ qua lại từ rất sớm. Xuất phát từ những chuyến đi mang tính chất thăm hỏi, thiết lập quan hệ giữa hai nước đến các hoạt động triều cống, lễ mừng, tạ ơn …Trong thời gian đầu, hoạt động triều cống giữa hai nước chưa theo quy định cụ thể mà xuất phát từ nhu cầu duy trì quan hệ, tránh nguy cơ chiến tranh, chủ thể thực hiện triều cống là phía Đại Việt. Phải đến triều Trần, quan hệ triều cống giữa hai nước mới chính thức được xác lập theo định lệ 3 năm một lần, với đoàn sứ thần, vật phẩm tiến cống, lộ trình đi sứ được quy định rõ ràng và cụ thể hơn. Hoạt động triều cống, thăm hỏi qua lại được duy trì dưới thời Trần, đến thời Hồ bị gián đoạn, khi nhà Minh xâm lược và thống trị Đại Việt, hoạt động này tạm thời chấm dứt.

Thế kỉ XV-XVI, triều Lê sơ, triều Mạc ở Đại Việt và triều Minh ở Trung Quốc đều đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển đất nước. Thực lực của hai quốc gia được biểu hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ kinh tế, đến chính trị, văn hóa, xã hội… Đây là cơ sở để hai nước thiết lập và duy trì mối quan hệ với các nước lân bang. Nhà Minh là một quốc gia hùng mạnh, tiếp tục thực hiện chủ nghĩa bành trướng Đại Hán của giai cấp thống trị Trung Quốc đối với các quốc gia láng giềng. Nhà Lê sơ là một triều đại phong kiến phát triển ở Đại Việt, với thực lực của mình đã khẳng định được vị thế nhất định trong khu vực tại thời điểm bấy giờ. . Đây là cơ sở để Đại Việt thiết lập và duy trì quan hệ triều cống với nhà Minh, qua đó tiếp tục khẳng định nền độc lập, tự chủ của mình.

CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG TRIỀU CỐNG GIỮA ĐẠI VIỆT VỚI TRUNG QUỐC TRONG THẾ KỈ XV-XVI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ triều cống đại việt minh thế kỉ XV XVI (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)