7. Bố cục luận văn
3.3. Kết quả, ý nghĩa của quan hệ triều cống
3.3.2. Đại Việt và nhàMinh đều đạt được những lợi ích nhất định thông qua hoạt
qua hoạt động triều cống
Hoạt động triều cống giữa Đại Việt với nhà Minh mang lại những lợi ích nhất định cả về kinh tế, chính trị cho hai bên. Xuất phát từ những lợi ích đó mà cả Đại Việt và triều Minh đều thường xuyên thực hiện hoạt động này.
Về phía Đại Việt: việc chủ động thiết lập và nghiêm túc thực hiện quan hệ triều cống với nhà Minh dã đem lại những lợi ích tích cực, góp phần quan trọng vào việc phát triển đất nước, khẳng định vị thế quốc gia.
Thứ nhất, đã khẳng định tính chính thống của vương triều:
Trong buổi đầu thành lập, cả triều Lê sơ và triều Mạc đều chưa được sự công nhận của nhà Minh với vai trò và vị thế của một vương triều đứng quốc một quốc gia. Nhà Minh liên tục có những hành động gây khó dễ như yêu cầu tìm con cháu họ Trần để đưa lên ngôi hay lấy khẩu hiệu “phù Lê diệt Mạc’’ âm mưu gây chiến tranhh nhằm loại bỏ triều Mạc. Sự hiện diện của họ Lê và họ Mạc trong thế kỉ XV- XVI ban đầu hoàn toàn không có được sự chấp thuận của nhà Minh. Mặc dù nắm bắt khá rõ tình hình chính trị của Đại Việt nhưng nhà Minh vẫn liên tục gây khó dễ vì triều đình nhà Minh vẫn có những tính toán nhất định ở quốc gia lân cận này. Từ việc không chấp nhận vai trò lãnh đạo đất nước của họ Lê và họ Mạc đồng nghĩa với việc nhà Minh không tiếp nhận những hoạt động bang giao, không nối lại quan hệ giữa hai nước sau thời gian gián đoạn.
Bằng những hoạt động ngoại giao mang tính chất cầu thị, mong muốn thiết lập quan hệ bang giao, trong đó có hoạt động triều cống của triều Lê sơ và triều Mạc mà nhà Minh đã dần công nhận sự hiện diện của hai vương triều này ở Đại Việt. Năm 1431, triều Minh sai Lễ bộ thị lang Chương Xưởng, Thông ty thông chính Tứ Kỳ mang ấn sang phong Lê Lợi làm Quyền thự An Nam quốc sự – tạm quyền coi trị việc nước ở nước Nam. Đây là thắng lợi quan trọng của Lê Lợi trong việc khẳng định vai trò lãnh đạo đất nước của mình. Đến năm 1437, nhà Minh cử sứ giả sang phong cho vua Lê Thái Tông làm An Nam quốc vương. Sau một thời gian
từ vua Lê Thái Tổ đến vua Lê Thái Tông, việc đấu tranh từ “quyền tạm coi việc
nước” đến danh hiệu “quốc vương” đã giành được thắng lợi. Người đứng đầu nước
ta đã được gọi là “quốc vương” theo chính sách sách phong của Trung Quốc, nền độc lập của nước ta đã chính thức được công nhận. Bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có bước phát triển mới sau cả một quá trình dài xoay quanh việc công nhận vai trò lãnh đạo của Lê Lợi cũng như những vị vua đầu triều Lê. Nhận xét về vấn đề này, tác giả Tạ Ngọc Liễn đã viết: “…mặc dù được kiến lập chính thức vào tháng 11 năm 1431, song nó chưa hoàn toàn ổn định, vì còn có sự bất đồng, trong đó chủ yếu là vấn đề nhà Minh chưa phong cho vua Lê danh hiệu “quốc vương” mà trở ngại này tồn tại dưới thời Minh Tuyên Tông và Lê Lợi… Trước nhu cầu thực tế cả hai nước đòi hỏi phải tiếp tục củng cố mối quan hệ ngoại giao Minh – Lê, Anh Tông thấy rằng chính thức công nhận vương quốc triều Lê là biện pháp có lợi nhất để củng cố mối quan hệ đó” [31, tr. 48].
Cùng với việc sách phong, từ năm 1431, lệ cống ba năm một lần chính thức được thiết lập lại. Triều Lê sơ thực hiện những hoạt động triều cống, thăm hỏi hàng năm, chúc mừng, tạ ơn với thái độ thành kính, nghiêm túc của một nước chư hầu đối với nhà Minh. Nhà Minh tiếp nhận hoạt động triều cống của triều Lê, tổ chức đón tiếp sứ thần đến triều cống, ban tặng vật phẩm cho sứ thần và vua nước Nam khi chuyến đi sứ kết thúc, cử người sang thông báo tin tức, giao hảo với triều đình nhà Lê… Những hành động này đã khẳng định nhà Minh công nhận vai trò lãnh đạo đất nước của dòng họ Lê ở Đại Việt, vị thế của đất nước cũng thay đổi từ một quận Giao Chỉ thuộc Trung Quốc trong thời Minh thuộc đến một quốc gia độc lập, có chính quyền nhà nước rõ ràng nằm trong hệ thống các nước “phiên thần’’ của Trung Quốc.
Với triều Mạc, điểm đặc biệt của vương triều này khi xây dựng chính quyền là không có được sự ủng hộ của nhiều nhóm chính trị và tầng lớp xã hội do hành động của Mạc Đăng Dung đối với nhà Lê. Ngay sau khi triều Mạc thành lập, một thế lực chống đối đã được hình thành và ngày càng phát triển, trở thành một đối trọng không nhỏ gây khó khăn cho sự xác lập tính chính thống của triều Mạc ở Đại Việt. Năm 1528, Bích Khê hầu Lê Công Uyên khởi binh đánh vào cửa Chu Tước, bị thua, chạy
vào Thanh Hóa, chiêu tập dân chúng, dựng cờ chiêu an. Năm 1530, Lê Ý là con của công chúa An Thái, khởi binh ở Châu Gia. Nếu như các cuộc nổi dậy chống lại triều Mạc ở những năm trước còn diễn ra lẻ tẻ thì những năm sau đó, sự nghiệp trung hưng nhà Lê được phát triển mạnh mẽ do vài trò của Nguyễn Kim. Năm 1533, Nguyễn Kim tìm được Lê Duy Ninh, lập làm vua, tức Lê Trang Tông. Từ đó, cuộc chiến giữa triều Mạc với Lê – Trịnh diễn ra trong một thời gian dài (1533-1592), sử gọi đó là cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều. Như vậy, ở Đại Việt tồn tại hai thế lực: Lê và Mạc. Cả hai đều có mong muốn được nhà Minh công nhận vai trò của mình nên đã có những hành động khác nhau nhằm xác lập ngôi vị chính thống.
Bộ phận cựu thần nhà Lê như Trịnh Ngung, Trịnh Ngang đã vượt biển sang nhà Minh tố cáo hành động cướp ngôi của Mạc Đăng Dung. Vua Minh muốn lợi dụng cơ hội này để mở cuộc chiến tranh xuống Đại Việt. Ở phía bên kia, triều Mạc thông qua con đường ngoại giao đã khiến nhà Minh rút quân đồng thời công nhận vị trí của triều Mạc.
Phan Huy Chú đã nhận xét: “Khi ấy họ Mạc và nhà Lê đương đánh nhau, việc quân đương khẩn cấp. Nhà Lê còn đương ở Thanh Hóa, chưa có thì giờ thông hiếu với Trung Quốc, cho nên trước đây 60 năm, quốc thống tuy đã được phục hưng nhưng lễ cống của nước Việt ta nhà Minh chỉ biết có họ Mạc mà thôi. Vì vậy sau khi nhà Lê diệt được Mạc, không khỏi lại phải sai sứ đi nhiều lần’’ [4; tr.244].
Thứ hai, Đại Việt có điều kiện để phát triển đất nước, mở rộng lãnh thổ,
chống lại những thế lực chống đối:
Việc thiết lập và duy trì quan hệ triều cống với nhà Minh trong thế kỉ XV- XVI đã giúp cho triều Lê sơ và triều Mạc khẳng định được vị thế lãnh đạo đất nước của vương triều mình. Khi quan hệ giữa hai nước diễn ra một cách hòa bình, không xảy ra xung đột, chiến tranh là điều kiện thuận lợi để triều Lê sơ và triều Mạc xây dựng và phát triển đất nước, khẳng định vị thế của mình trong khu vực, chống lại những thế lực chống đối, phản động trong nước.
Với triều Lê sơ: đất nước hòa bình, ổn định, nền độc lập tự chủ dân tộc được bảo vệ đã tạo điều kiện để triều Lê sơ thi hành những chính sách đối nội, đối ngoại tích cực nhằm đưa vương triều phát triển lên đến đỉnh cao. Vương triều Lê sơ trở
thành một vương triều phong kiến hùng mạnh và có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực trong thế kỉ XV. Ngoài bộ máy chính quyền vững mạnh, được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, vương triều Lê sơ còn thể hiện sức mạnh của mình thông qua quá trình mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam.
Ở khu vực nước Lào hiện nay, từ thế kỉ XIV tồn tại vương quốc Lan Xang (hay còn gọi là Ai Lao, Lão Qua). Từ thời vua Minh Thành Tổ, triều Minh đã có quan hệ với vương quốc Lan Xang, phong cho vua nước này là Quân dân Tuyên úy sứ Lão Qua, chấp nhận cho cống nạp. Trước khi triều Lê sơ thành lập, Lan Xang theo triều Minh nên giữa Lan Xang và Đại Việt không có mối qua lại. Từ năm 1434, đời vua Lê Thái Tông, họ Cầm là tù trưởng Bồn Man, ở về phía Đông cao nguyên Trấn Ninh, vùng thượng lưu sông Cả đã triều cống Đại Việt. Đến năm 1448, Bồn Man xin nội thuộc Đại Việt. Sau họ Cầm phản, câu kết với Lan Xang, xâm lấn miền Tây Đại Việt. Tháng 8 năm 1470, vua Lê Thánh Tông đem 18 vạn binh theo 5 hướng Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Hóa…tiến đánh Bồn Man, thừa thắng vây hãm thủ đô của Lan Xang là Luongphabang. Quốc vương nước Bồn Man chạy trốn, quân Đại Việt đuổi theo đến tận biên giới Miến Điện mới rút về.
Trong quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của Đại Việt phải kể đến các cuộc tấn công vào đất Chiêm Thành dưới triều Lê sơ. Năm 1444, vua Lê Nhân Tông dẫn quân chinh phạt Chiêm Thành. Năm 1446, ông đem đại quân vây hãm thành Đồ Bàn (Bình Định), thu được thắng lợi lớn. Từ đó, giữa Chiêm Thành và Đại Việt tồn tại mối qua hệ triều cống qua lại với nhau. Tuy nhiên, mối quan hệ đó không giữ được trong thời gian dài. Dưới thời vua Lê Thánh Tông, Đại Việt nhiều lần chiến tranh với Chiêm Thành, trong đó trận chiến lớn nhất là vào năm 1470 - 1471. Tháng 8-1470, vua Chiêm Thành đem thủy binh, bộ binh, tượng binh gồm hơn 10 vạn người tiến đánh châu Hóa. Đến tháng 11, vua Lê Thánh Tông đem đại quân tới 70 vạn thân chinh đánh Chiêm Thành. Trong trận giao chiến này, vua Lê Thánh Tông đã giành thắng lợi có tính chất quyết định. Tháng 3-1471, quân Đại Việt vây hãm thành Đồ Bàn, bắt được vua Chiêm Thành cùng toàn bộ vương tộc hơn 50 người và 3 vạn tù binh, thu nhận phần lớn lãnh thổ của Chiêm Thành.
Vị thế của triều Lê sơ còn được khẳng định thông qua việc thiết lập một hệ thống triều cống đối với các quốc gia trong khu vực, mà ở đó Đại Việt là “thiên triều”. Theo thống kê trong Đại Việt sử ký toàn thư, từ thời vua Lê Thái Tông đến vua Lê Thánh Tông, các nước láng giềng như Chiêm Thành, Ai Lao, Lão Qua, Bồn Man, Trảo Oa liên tục sai người sang tiến cống. Cụ thể, dưới thời vua Lê Thái Tông có 13 lần sứ giả các nước đến cống và tâu việc; thời vua Lê Nhân Tông có 3 lần; thời vua Lê Thánh Tông có 6 lần, còn những vị vua khác không thấy được ghi chép. Sở dĩ dưới thời vua Lê Nhân Tông và Lê Thánh Tông số đoàn sứ giả đến triều cống không nhiều, bởi khi ấy Đại Việt liên tục mở các cuộc chiến xuống phía Nam, khiến quan hệ bị ảnh hưởng. Dẫu sao, Đại Việt thời Lê sơ đã khẳng định được vị thế của một quốc gia hùng mạnh, có ảnh hưởng lớn đến các quốc gia khác trong khu vực.
Với triều Mạc: Để không phải cùng lúc đối phó với nhiều kẻ thù, triều Mạc đã chủ động giữ mối giao hảo với triều Minh thông qua hoạt động triều cống. Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều thực chất là cuộc chiến tranh giữa nhà Lê – Trịnh với nhà Mạc, diễn ra từ năm 1533 và kết thúc vào năm 1542. Sau khi bị đánh bật khỏi kinh thành Thăng Long, họ Mạc chiếm cứ và hoạt động ở vùng biên giới tiếp giáp Trung Quốc, thường dựa vào thế lực của triều Minh để gây sức ép với nhà Lê – Trịnh. Trong thời kỳ này, phía triều Minh chỉ công nhận sự tồn tại của triều Mạc, tiếp nhận triều cống của triều Mạc chứ không có mối quan hệ với nhà Lê trung hưng ở Thăng Long.
Về phía nhà Minh:
Việc tiếp nhận và duy trì quan hệ triều cống của Đại Việt đem lại những lợi ích rõ ràng cả về mặt chính trị- an ninh và kinh tế.
Lợi ích chính trị - an ninh: việc thiết lập, duy trì quan hệ với các nước láng
giềng, trong đó có quan hệ triều cống giúp triều Minh củng cố địa vị “thiên triều’’ của mình, buộc các nước “chư hầu’’ phải quy thuận. Từ đó, nhà Minh thực hiện tham vọng “thống ngự thiên hạ’’, “vạn quốc triều cống’’ của một trong những triều đại cường thịnh nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Trung Hoa. Việc Đại Việt nghiêm túc thực hiện quan hệ triều cống tạo cho triều Minh một công cụ hữu hiệu để khống chế, chi phối và ràng buộc Đại Việt vào “trật tự thế giới Trung Hoa’’, thực hiện đúng nghĩa vụ của “thiên triều – chư hầu’’ hay “tông chủ - phiên thuộc’’.
Triều Minh dựa vào triều cống để đánh giá mức độ thần phục của các nước phiên thuộc. Trong quan hệ triều cống, triểu Minh với ưu thế nước lớn, có quyền khống chế, chi phối, buộc các nước này phải tuân theo các nguyên tắc và yêu cầu do mình đặt ra. Đây là một trong những nguyên tắc để duy trì quan hệ triều cống giữa hai nước. Nếu trường hợp Đại Việt hay bất kì một quốc gia nào khác có hành động đi ngược lại hoặc có ý định chống đối, không nộp cống thì triều Minh lấy đó làm cái cớ để trừng phạt. Ví dụ, vào năm 1536, sau khi bộ Lễ tâu rằng: “An Nam không làm tròn chức cống đã 20 năm nay”, Minh Thế Tông đã quyết định: “An Nam chiếu sứ bất thông, lại từ lâu không đến cống, phản nghịch đã rõ ràng, hãy sai sứ đến ngay hỏi tội. Việc chinh thảo sai bộ Binh bàn định gấp rồi tâu lên’’ [40, tr.181-182]. Để biện minh cho hành động của mình, Minh Thế Tông còn viện dẫn lịch sử để đề cao quan điểm nước lớn của mình: “Di địch bốn phương không đến triều cống, điều nghĩa đáng làm là phải mang quân phạt tội; từ xưa đến nay các đế vương cùng làm giống như vậy’’ [40, tr.218].
Việc duy trì quan hệ triều cống với Đại Việt cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao địa vị của Hoàng đế và vương triều nhà Minh trong con mắt của quần thần và dân chúng. Triều Minh được thành lập sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại triều Nguyên, Chu Nguyên Chương cũng như bộ phận lãnh đạo đất nước đều có xuất thân bình dân, trong buổi dầu vương triều cũng vấp phải sự chống đối. Từ đó, những người lãnh đạo đất nước ý thức được tầm quan trọng của việc củng cố lòng tin của quần chúng vào triều đình. Bên cạnh việc thi hành những chính sách đối nội tích cực, các Hoàng đế triều Minh còn chú trọng phát triển quan hệ triều cống. Quan hệ triều cống được mở rộng và củng cố sẽ khiến uy thế của Hoàng đế ngày càng được khẳng định. Từ sau khi vua Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương xác lập quan hệ triều cống với các nước, Minh Thành Tổ đã phát triển mối quan hệ đó rộng khắp. Đến thế kỉ XV-XVI, các Hoàng đế triều Minh vẫn tiếp tục duy trì và tiếp nhận quan hệ triều cống của các nước láng giềng, trong đó có Đại Việt nhằm nâng cao vị thế của mình. Hình ảnh các sứ đoàn nước ngoài tấp nập đến cầu phong, triều cống đã phản ánh sự cường thịnh của triều Minh nhằm củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự tôn nghiêm và uy quyền tuyệt đối của Hoàng đế nhà Minh.
Lợi ích kinh tế: Mặc dù triều Minh trên danh nghĩa vẫn có ý cho rằng cống phẩm không cần nhiều mà chủ yếu ở lòng thành, nhưng trên thực tế, các sứ đoàn đến Trung Hoa đều đem lại cho họ những lợi ích không nhỏ về kinh tế. Thành phần cống phẩm bao giờ cũng có vàng, bạc được gia công thành những đồ vậtvà các sản vật địa phương…(xem phần lệ cống và cống phẩm). Từ đó cũng đem đến cho triều Minh một nguồn của cải không hề nhỏ. Bên cạnh vàng bạc, các sản vật địa phương, hương liệu cũng là những mặt hàng có giá trị, phục vụ cho đời sống vua quan.
Lợi ích kinh tế mà quan hệ triều cống thời kỳ này đem lại cho triều Minh chủ